LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tìm hiểu phong tục đón Tết cổ truyền của một dân tộc em thích

1. Nơi em ở có những dân tộc nào đang sinh sống? Tìm hiểu phong tục đón Tết cổ truyền của một dân tộc em thích.

2. Chia sẻ với các bạn những lễ hội hoặc trò chơi dân gian được tổ chức tại địa phương trong những ngày Tết cổ truyền.
2 trả lời
Hỏi chi tiết
82
0
0
Nhật Khánh
30/11/2022 08:42:11
+5đ tặng
Tết của dân tộc Ê đê – Đắm chìm với các phong tục thú vị
Cách đây nhiều năm về trước, Tết cổ truyền là một điều mới lạ với các dân tộc Ê đê ở vùng Tây Nguyên. Nhưng từ khi có sự giao lưu với người Kinh, đồng bào Ê đê đã mở lòng, cùng hòa chung niềm vui đón năm mới với toàn dân tộc cả nước. Theo thường lệ, họ sẽ ăn Tết vào thời điểm giao thoa giữa mùa mưa và mùa khô, đây là lúc thích hợp để cúng tế tạ ơn thần linh đã ban cho mùa màng bội thu và cầu nguyện cho mùa vụ mới mưa thuận gió hòa, lúa thóc đầy kho.

Mọi người quây quần bên mâm cơm

Tết cơm mới của đồng bào Ê đê

Trước Tết một vài ngày, các thanh niên đi lên rẫy hái lá chuối, dây lạc còn phụ nữ ở nhà chuẩn bị các nguyên liệu nếp, đậu xanh và thịt mỡ để gói bánh tét. Các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau gói và nấu bánh trên bếp lửa. Các món ăn như dưa món hay củ kiệu là những món ăn đặc trưng trong ngày Tết của người Ê đê bên cạnh chén rượu cần. Bánh mứt cũng được chuẩn bị để tiếp đón khách.

Giáp Tết, các buôn làng cùng nhau tổ chức lễ cúng tất niên, lễ vật được bà con đóng góp bao gồm 1 con heo, 5 – 7 ché rượu, cơm lúa mới. Mọi người trong buôn làng đều nghỉ việc nương rẫy, tập trung đến nhà sinh hoạt ăn hóa để tiễn năm cũ qua đi, đón chào một năm mới. Sau lễ cúng, họ quây quần bên nhau uống rượu cần, nghe cồng chiêng và nhảy múa,…

Vào những ngày Tết, họ sẽ đi đến thăm người thân với 1 con gà, thịt lợn để làm quà Tết.

Người dân Ê đê thường tổ chức lễ hội cồng chiêng trong những ngày đầu năm mới. Không khí rộn ràng, vui tươi giúp xua đuổi thú dữ, se duyên vợ chồng, được xem là tín hiệu đón giao thừa, là ngày hội đầu xuân. Lễ hội cồng chiêng được diễn tấu tập thể, mang giá trị tâm linh. Theo quan niệm của người Ê đê, khi âm thanh công chiêng vang lên là lúc kết nối giữa Giàng (trời), thần linh, ông bà tổ tiên với con cháu.



Lễ hội cồng chiêng

Tết của dân tộc Cơ Tu – Nét ẩm thực đặc sắc
Đầu năm mới là thời điểm công việc nương rẫy đã xong, ngô thóc khô được cất vào trong kho, những người dân Cơ Tu xa cứ đang chuẩn bị về nhà để đón Tết cùng gia đình.

Họ bắt đầu đón Tết bằng việc ủ rượu cần, rượu cần ủ càng lâu vị càng nồng đượm, được nước và thơm ngon. Không những thế, dân tộc Cơ Tu còn giã gạo, hái lá đót để gói bánh cuốt, họ dùng lá chuối rừng gói bánh hay dùng thay đĩa, bát khi chia phần thức ăn. Người Cơ Tu cũng gói bánh tét và bánh chưng, vẻ ngoài của bánh nhìn không được sắc sảo nhưng vị bánh khá ngon.

Ẩm thực đặc sắc ngày Tết của người Cơ Tu

Ẩm thực đặc sắc ngày Tết của người Cơ Tu

Khác với các dân tộc ở Tây Nguyên uống rượu cần tập thể khi bỏ nhiều cần một lúc vào 1 ché rượu thì họ chỉ cắm một cái cần duy nhất vào ché rượu để hút rượu bào các vỏ bầu khô, ống nứa, ấm,… rồi rót ra bát để mời khách. Khi khách đến nhà sẽ được chủ nhà mời loại rượu đậm, nhạt tùy thuộc vào mức độ thân thiết.

Trước Tết tầm 1 tuần, đồng bào thường đánh cá tập thể trên các con sông lớn, phụ nữ và trẻ em xúc cá bằng vợt ở những con suối nhỏ. Cá thường được nướng, sau đó xông khô rồi bỏ vào ống nứa trên giàn bếp, chế biến như thịt khô.

Vào đêm giao thừa, mọi người nấu cơm hoặc thịt gà, đồ xôi,… đưa lên đình để già làng, đại diện gia đình cúng xin thần linh ban cho một năm mới mùa màng tươi tốt, khỏe mạnh,… Kỹ tính trong các dịp lễ hội khác là thế nhưng trong dịp Tết, người Cơ Tu lại không kiêng kỵ gì. Khi cúng xong, đồng bào quây quần bên nhau, cùng nâng rượu chúc phúc năm mới. Họ ôn lại những cái khổ cực của ngày hôm qua, ca ngợi cuộc sống ấm no, đầy đủ của ngày hôm nay để giáo dục con cháu

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Tăng Huỳnh Phương ...
30/11/2022 09:10:23
+4đ tặng
1. Nơi em ở có những dân tộc nào đang sinh sống? Tìm hiểu phong tục đón Tết cổ truyền của một dân tộc em thích.
- Nếu bạn sống ở các tỉnh khu vực đồng bằng sông cửu long (các tỉnh ở miền tây) thì có tết cổ truyền chol thanam thamay của đồng bào Khmer hay còn gọi là tết chịu tuổi
- Tết cổ truyền của dân tộc Khmer thường bắt đầu từ giữa tháng tư dương lịch tức là giữa tháng chaet (một tháng trong lịch khmer) sau khi tất cả việc đồng áng đã làm xong tất cả mọi người trong phum, sóc (cách gọi nơi sinh sống của các đồng bào khmer), chuẩn bị đòn chào năm mới. Tết cổ truyền của dân tộc khmer có ba ngày lễ lớn với ba tên gọi khác nhau, ngày đầu tiên gọi là Maha Songkran đây là ngày chuẩn bị đón chào nữ thần của năm xuống cai quản trong năm, nghi thức nay cũng tương tự như đón giao thừa của các dân tộc kinh và hoa..., vào ngày này tất cả mọi nhà đều chuẩn bị dọn dẹp, bày biện một bàn hương án theo phong tục tập quán của ông bà tổ tiên để chuẩn bị đón nữ thần của năm mới và tiễn đưa nữ thần của năm cũ đi trên bàn hương án chuẩn bị rất nhiều thức tất cả đều dâng cùng cho nữ thần của năm mới, cùng mong một năm mới sung túc ấm no, sau đó mọi người đi đến chùa làm nghị thức rước đại lịch (Maha Sngkran). Ngày thứ hai được gọi là Vara vanbat đây là ngày đắp núi cát với quan niệm núi cát được đắp là tạo nhiều quả lành mọi người sắp sửa mua cát mang lên chùa cùng đắp với tất cả mọi người, có tổng cộng 9 ngọn núi cát được đắp có 8 ngọn 8 hướng ở xung quanh và 1 ngọn núi trung tâm là núi Meru (ngọn núi thiêng trong quan niệm Phật giáo), sau khi kết thúc lễ thì cát sẽ được sử dụng để xây dựng, trùng tu ngôi chùa, vì thế đắp núi cát là một hoạt động có nhiều ý nghĩa ngoài việc gìn giữ văn hóa của đồng bào thì cát được mang vào xây dựng trùng tu lại ngôi chùa và ngày cuối cùng được gọi là Vara Loeng Sak (lên tuổi), ngày cuối cùng là ngày có nhiều hoạt động chính như tắm tượng phật, tắm các vị sư cao niên lạp trưởng và tắm cho các ông bà, cha mẹ trong gia nhà, hoạt động nhằm thể hiện lòng tôn kính Đức phật, các vị thầy tổ, các bậc ân nhân, cầu mong một năm có mùa màng bội thu, gia đình ấm no hạnh phúc và cuối cùng đó là nghi thức cầu siêu tại chùa, các gia đình có người thân mất và gửi các tro cốt tại chùa sẽ thỉnh các sư làm lễ tụng kinh cầu siêu, cầu mong người thân quá vãng nhận được phước báu mà người thân hối hướng cho.

2. Chia sẻ với các bạn những lễ hội hoặc trò chơi dân gian được tổ chức tại địa phương trong những ngày Tết cổ truyền.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Tổng hợp Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư