Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 7
04/12/2022 20:02:05

Phân tích khổ thơ 3; 4; 5; 6 cuối trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

phân tích  khổ thơ 3,4,5,6cuối trong bài thơ mùa xuân nho nhỏ
2 trả lời
Hỏi chi tiết
396
2
0
Bảo Yến
04/12/2022 20:02:30
+5đ tặng

“Mùa xuân…Mùa xuân, một mùa xuân nho nhỏ…Lặng lẽ dâng cho đời…” điệp khúc ấy được ngân lên dạt dào biết bao trái tim của những người đang cảm nhận,những người đang sống và làm việc đâu đó trên mảnh đất này. Và phải chăng đó là nguồn cảm hứng lớn của nhà thơ Thanh Hải với tình yêu quê hương, yêu cuộc sống và muốn một lần nữa được dâng hiến cho đời.

Tình yêu quê hương đất nước và muốn được dâng hiến cho đời mình của tác giả Thanh Hải được thể hiện rõ nhất trong ba khổ cuối của bài thơ

Trong không khí tưng bừng của đất trời mùa xuân, nhà thơ đã cảm nhận được một mùa xuân tươi trẻ, rạo rực trong tâm hồn. Đó là mùa xuân của lòng người, của đất trời.

“Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”

Điệp từ ta làm diễn tả một cách rõ nét của nhà thơ. Nhà thơ muốn làm một con chim, một nhành hoa để dâng tiếng hót của mình cho đời, để tỏa hương thơm ngào ngạt cho sắc xuân. Từ khát vọng được hòa nhập đó nhà thơ đã thể hiện rõ khát vọng cống hiến mình ở những câu thơ tiếp theo:

“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”

Mùa xuân nho nhỏ là cách nói đầy ẩn dụ và đầy sức sáng tạo của nhà thơ. Mỗi người có thể góp một chút sức mình vào đó , dâng hiến là một hành động cho đi mà không đòi hỏi sự đáp lại. Cho dù là trai trẻ hay tóc đã bạc thì điều này vốn không quan trọng bởi khi đã muốn dâng hiến cho cuộc đời, cho quê hương đất nước thì không quan trọng tuổi tác

Khổ thơ cuối là tiếng hát yêu thương nhà thơ ban tặng cho đất nước và dân tộc, như một sự hiến dâng cuối cùng cho quê hương đất nước:

“Mùa xuân-ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế”

Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình tác giả thấy quê hương mình thật đẹp và hiện lên một cách có hồn, đây cũng là cách để nhà thơ thể hiện tình yêu quê hương đất nước

Bài thơ mùa xuân nho nhỏ được viết theo thể thơ năm tiếng với cấu trúc câu gồm bảy khổ, mỗi khổ từ 4 đến 6 câu. Những hình ảnh ẩn dụ đầy sức sáng tạo ,biện pháp nhân hóa, điệp ngữ được sử dụng trong bài thơ. Thành công nhất phải kể đến đó là ở ba khổ thơ cuối cùng.

Giữa một mùa thu của cuộc đời mình, tác giả đã liên tưởng đến một mùa xuân tươi đẹp để tô điểm cho cuộc đời với những lời thơ bình dị,trong sáng không hề có một chút u ám của cuộc đời. Không chỉ hay về ý thơ mà còn hay ca ngôn từ, cả nhịp điệu trong bài. Cảm ơn nhà thơ đã mang đến cho người đọc về một bài học,về một lí tưởng sống thực sự cao đẹp biết bao.”sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.

Đoạn thơ đã để lại trong lòng người đọc một cảm xúc khó tả khó phai mờ và mãi trường tồn cùng đất nước, gợi nhắc cho thế hệ trẻ một cách sống đẹp, góp mùa xuân nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Ng Lin Phuong
04/12/2022 20:02:51
+4đ tặng

Xúc động trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và cách mạng, Thanh Hải muốn làm một mùa xuân nho nhỏ góp phần vào mùa xuân rộng lớn của thiên nhiên, của đất nước:

"Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoa ca
Một nốt trầm xao xuyến."

Với nghệ thuật điệp ngữ "Ta làm" nhằm nhấn mạnh ước nguyện của nhà thơ thật khiêm nhường và chân thành, tha thiết. Thanh Hải chỉ xin làm con chim nhỏ dâng tiếng hót cho đời, một cành hoa để tô thêm sắc thắm của mùa xuân đất nước. trong bản hòa ca rộn ràng tưng bừng muôn nốt nhạc tươi vui, nhà thơ xin được làm một nốt trầm nhưng đủ xao xuyến lòng người. Ở đây có sự chuyển đổi đại từ "tôi - ta". "Tôi" chỉ riêng cá nhân nhà thơ. "Ta" vừa diễn tả cái riêng của nhà thơ vừa nói đến mọi người. Từ ước nguyện của bản thân, Thanh Hải muốn gửi đến mọi người một thông điệp: sống phải có ích, sống phải cống hiến dù ít và sống phải hòa nhập.

Khát vọng cống hiến còn được thể hiện ở khổ thơ tiếp theo như một triết lí:

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc."

Hình ảnh ẩn dụ "Mùa xuân nho nhỏ", hoán dụ "tuổi hai mươi, khi tóc bạc"; điệp ngữ "Dù là" như nhấn mạnh điều tác giả muốn nói với mỗi người hãy là một mùa xuân, một mùa xuân đẹp dâng tặng cho đất nước. Con người phải luôn cố gắng hoàn thiện mình và làm đẹp cho mọi người bằng sức lực của chính mình. Chỉ cần một mùa xuân thôi xin hãy là mùa xuân đẹp nhất. Thanh Hải như muốn nói lên ước nguyện cống hiến trọn vẹn, trọn đời. Từ khi mái đầu xanh cho đến khi tóc bạc. Mỗi người hãy mang đến cho cuộc đời những nét riêng tinh túy nhất dù nhỏ bé trong mùa xuân đất nước.

Phải chăng cuộc đời của Thanh Hải cũng như thế. Vì vậy ngay cả khi nằm trên giường bệnh đau đáu từng phút giây, gần đất xa trời nhưng ông vẫn luôn nhớ tới đất nước, vẫn muốn cống hiến cho đời một bản tình ca tha thiết.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo