Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Cứ mỗi dịp Tết Nguyên Đán về, người dân cả nước ta lại nô nức sắm sửa, trang trí nhà cửa. Trong dịp lễ cổ truyền ấy không bao giờ có thể thiếu được bánh chưng. Bánh chưng được đặt trên ban thờ để cúng tổ tiên, được bày trong những mâm cỗ ngày tết để tượng trưng cho sự đoàn viên. Tục lệ ấy vẫn lưu truyền trên cả nước ta ở khắp các miền Bắc, Trung, Nam.
Theo như sự tích bánh chưng bánh dày thì bánh chưng có từ thời vua Hùng Vương thứ 6. Bánh chưng là biểu tượng cho sự tròn đầy của trời đất, biểu tượng cho sự sum vầy của cả gia đình sau một năm trời bôn ba khắp nơi và là biểu tượng của tình mẫu tử. Chính vì vậy mà cứ Tết đến, người dân lại ngồi gói bánh chưng như một cách để tưởng nhớ tổ tiên của mình.
Để làm được một chiếc bánh chưng cũng không phải quá cầu kỳ. Bánh chưng được làm từ những nguyên liệu quen thuộc đối với chúng ta đó chính là gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh. Ngoài ra một nguyên liệu nữa không thể không có đó chính là lá dong.
Lá dong dùng để gói bánh nên là lá bánh tẻ tức không non quá mà cũng không già quá. Lá phải có màu xanh đậm và còn lành lặn, không bị rách, không bị héo. Sau khi đã lựa được những chiếc lá dong ưng ý rồi, chúng ta em rửa sạch lá dong với nước. Khi rửa nên dùng giẻ lau sạch hai mặt của lá tránh làm lá bị rách. Rửa xong thì đem phơi khô cho ráo nước.
Gạo nếp để gói bánh nên là gạo nếp nương. Gạo nếp càng ngon thì gói bánh càng ngon. Đem ngâm gạo nếp trong nước nóng 8 tiếng đồng hồ trước khi gói thì gạo mới nở mềm. Thịt lợn ngon nhất là phần ba chỉ của con lợn vừa mới được mổ. Đậu xanh thì được đồ chín và đánh nhuyễn.
Sau khi đã chuẩn bị được đầy đủ các nguyên liệu thì đến khâu rất quan trọng đó chính là gói bánh. Không phải ai cũng gói được bánh chưng nhưng nếu học thì ai cũng có thể gói được. Nếu muốn gói bánh chưng đẹp thì đòi hỏi người gói phải sự tỉ mỉ, khéo léo. Mỗi chiếc bánh chưng sẽ cần có 4 chiếc lá dong, một bát con gạo nếp, 1 nắm đỗ và vài miếng thịt. Thịt đã được trộn với chút gia vị từ trước đó. Có người gói bánh chưng bằng khuôn nhưng cũng có người chỉ gói bằng tay. Thường những chiếc bánh gói bằng khuôn sẽ đều và đẹp hơn những chiếc bánh gói bằng tay. Bánh gói xong phải được quấn lạt bên ngoài cho thật chặt.
Sau khi bánh đã nấu xong, người gói sẽ xiên bánh với nhau thành từng cặp rồi cho vào nồi, đổ nước ngập mặt bánh và đem luộc trong khoảng 10 tiếng. Bánh chưng phải được luộc trên lửa vừa và lửa phải cháy đều thì bánh mới ngon. Vì vậy mà lúc nào cũng có có người ngồi bên cạnh để trông nồi bánh chưng. Nếu nước đun cạn thì đổ thêm một ấm nước sôi vào. Vậy nên chúng ta thường thấy bên cạnh nồi luộc bánh chưng bao giờ cũng có thêm một ấm nước. Bánh chưng phải luộc lâu là để đảm bảo nhân bánh được chín đều.
Bánh chưng sau khi chín được vớt ra và thả vào một chậu nước lạnh. Làm như vậy để bánh được săn chắc lại. Rồi bánh được đặt lên bàn thờ để cúng tổ tiên. Có nhà thì dùng bánh chưng làm quà biếu.
Có thể thấy gói bánh chưng là một tục lệ đẹp và đáng được coi trọng và gìn giữ.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |