Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày sự phát triển của Thăng Long qua các thời kí Lý, Trần : Kinh thành, van hóa, giáo dục, quân sự

Trình bày sự phát triển của Thăng Long qua các thời kí Lý, Trần : Kinh thành , van hóa , giáo dục , quân sự
2 trả lời
Hỏi chi tiết
397
1
0
Phonggg
10/12/2022 20:40:07
+5đ tặng
 Lý Trần là một “thời đại văn hoá” rực rỡ, một đỉnh cao của văn hoá Việt Nam truyền thống. Thành tựu đó là sự tích hợp của cả nhân tố vật chất và tinh thần, nội lực và ngoại sinh: kinh tế phát triển, những thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp chống xâm lăng, cởi mở với bên ngoài, tinh thần vươn lên để khẳng định…Một nền kinh tế năng động và phát triển, trọng nông mà cũng trọng thương là cơ sở vật chất cho công cuộc kiến thiết, cho sự xuất hiện những công trình văn hoá lớn. Thời Lý Trần nổi tiếng với những chùa tháp quy mô hoành tráng, với “An Nam tứ đại khí”: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên (Thăng Long), vạc Phổ Minh (Nam Định), tượng chùa Quỳnh Lâm (Quảng Ninh), với những cung điện lớn mà dấu tích mới phát lộ ở khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu làm ngạc nhiên các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Thắng lợi vĩ đại của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm là một tác động tinh thần vô cùng to lớn đến đời sống văn hoá, nhất là văn học. Văn học thời đại Lý Trần mang âm hưởng mạnh mẽ của chủ nghĩa anh hùng. Những thử thách lớn mang tính thời đại đã thổi vào đời sống văn hoá nói chung, văn học nói riêng cái không khí hào hùng đó: là kết tụ tinh thần của cả dân tộc thành “Nam quốc sơn hà” vang lên trong thời khắc khó khăn nhất của cuộc kháng chiến chống Tống năm 1077; là Trần Quốc Tuấn với Hịch tướng sĩ hào sảng trong những ngày chuẩn bị cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai; là Trần Nhân Tông – ông vua anh hùng của hai cuộc kháng chiến lần thứ hai và thứ ba với hai câu thơ bất hủ (Xã tắc hai phen chồn ngựa đá; Non sông ngàn thuở vững âu vằng); là hình tượng người chiến sĩ cầm ngang ngọn giáo bảo vệ non sông trong thơ của người chiến sĩ – thi sĩ bình dân Phạm Ngũ Lão (Hoành giáo giang sơn cáp kỷ thu)… Một thời đại nở rộ anh hùng – anh hùng cứu nước, anh hùng văn hoá - , hữu danh và vô danh, quý tộc và bình dân. Là kinh đô, Thăng Long trở thành nơi hội tụ của văn hoá Đại Việt bấy giờ, thành hình ảnh của văn hoá dân tộc bấy giờ, với một nền “Văn hoá Thăng Long” cân bằng giữa bác học và dân gian, giữa xung lực của khát vọng vươn lên tự khẳng định  sau hơn một ngàn năm mất nước với tích hợp tinh hoa bên ngoài, cả Nam Á và Đông Á, để tạo lập một bản lĩnh văn hoá Việt đầy cá tính, mở cửa mà không choáng ngợp, bản sắc mà không bảo thủ. Cũng là từ trung tâm Thăng Long, những giá trị văn hoá  Đại Việt được kết tinh đã thực sự lan toả mạnh mẽ, trên phạm vi cả nước, làm nên tính “thống nhất văn hoá” của văn hoá dân tộc bấy giờ - nhân tố quan trọng bậc nhất của sự cố kết và thống nhất quốc gia - dân tộc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Phương Thảo
10/12/2022 20:41:02
+4đ tặng

Về chính trị - quân sự: Nửa đầu thế kỷ 13, nước Ðại Việt vừa bước qua cuộc chuyển giao quyền lực từ tay nhà Lý về tay nhà Trần. Trong vòng 30 năm (1258 - 1288), đế chế Mông - Nguyên đã ba lần xâm lược nước ta, với mưu đồ chiếm vị trí chiến lược của Ðại Việt để bành trướng khắp vùng Ðông - Nam Á. Tổng số quân lính mà chúng huy động lên tới hơn 130.000 người. Ngay từ lần kháng chiến thứ nhất năm 1258, theo sự chỉ huy của Thái sư Trần Thủ Ðộ, quân dân ta đã tạm thời rút khỏi Thăng Long, thực hiện kế sách "thanh dã" (vườn không nhà trống), không để cho giặc có cơ hội tiếp cận nguồn lương thực, của cải sẵn có trong kinh thành. Giặc đến Thăng Long chỉ còn thấy một tòa thành trống rỗng, với tù binh để lại chính là mấy tên sứ giả do chúng cử sang. Kế sách "thanh dã" đã bảo tồn toàn vẹn lực lượng của quân dân ta, chờ thời cơ tốt thuận lợi thì nghênh chiến giành lấy thắng lợi. Trận quyết chiến chiến lược trên sông Bạch Ðằng vào năm 1288 đã chấm dứt hoàn toàn âm mưu thôn tính Ðại Việt của đế chế Nguyên - Mông. Từ đó, nhân dân ta lại được sống trong thanh bình, vua tôi đồng lòng xây dựng đất nước.

 

 

Về kinh tế: Dưới thời Trần, nền kinh tế công thương nghiệp thành thị bắt đầu hình thành và phát triển. Là trung tâm kinh tế lớn nhất lúc bấy giờ, Thăng Long tập trung đông đảo đội ngũ thị dân tham gia buôn bán, sinh sống. Tiếp nối sự nghiệp xây dựng, củng cố đê điều đã có từ triều Lý, các vua nhà Trần đặt ra chức quan trông coi việc đắp đê gọi là "hà đê sứ". Hằng năm sau vụ mùa, triều đình lệnh cho quân sĩ đắp đê, hào, giúp đỡ nhân dân, trong đó đặc biệt chú trọng đến đê sông Hồng.

 

 

Về văn hóa - xã hội: Khoa thi Thái học sinh được tiến hành từ năm 1239, rồi theo lệ, cứ bảy năm tổ chức một lần. Ðến năm 1247, triều đình đặt danh hiệu Tam khôi cho ba người đỗ đầu là: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. Từ năm 1253, nhà Trần chuyển nhà Thái học vốn chỉ dành cho các hoàng tử và con cháu quan lại thành Quốc học viện, thu hút những người học giỏi xuất thân từ tầng lớp bình dân.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư