Kim Lân là nhà văn có sở trường về mảng đề tài cuộc sống và con người ở nông thôn Việt Nam. Theo Nguyên Hồng thì đó là một nhà văn “một lòng đi về với đất, với con người, với thuần hậu nguyên thủy” của cuộc sống, con người ở thôn quê. Làng là một truyện ngắn thành công của Kim Lân ở giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám, gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp.
“Làng” là tác phẩm ra đời trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Truyện có kết cấu đơn giản xoay quanh nhân vật ông Hai và tình yêu của ông đối với làng Chợ Dầu của mình. Với những biến chuyển trong nhận thức và suy nghĩ, ông Hai đã trở thành hình tượng điển hình cho người nông dân Việt Nam ở giai đoạn chống Pháp.
Trước Cách mạng tháng Tám, mỗi khi kể về làng, ông chỉ khoe và tự hào về cái sinh phần sừng sững ở cuối làng của viên tổng đốc làng ông, cho dù bản thân và nhiều người khác trong lòng đã phải khốn khổ vì cái sinh phần ấy.
Sau Cách mạng tháng Tám, làng ông trở thành làng kháng chiến. Ông Hai không còn khoe cái phần ấy nữa. Ông khoe làng ông có “những hố, những ụ, những giao thông hào”, “có cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa, rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh thì cao bằng ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy”. Tình yêu làng gắn với niềm vui của con người hòa vào cuộc sống kháng chiến dân tộc.
Đối với ông hai, làng là máu thịt, là nguồn cội của con người, không thể nào rời xa được. Ông đã sinh ra ở đây, muốn sống gắn bó với làng, với xóm. khi chết đi, ông cũng muốn được nằm lại trên mảnh đất này. Trong khi đó, làng ông lại là làng kháng chiến, làng anh hùng. Ông tự hào về cái truyền thống, cái tinh thần của làng và cũng muốn ở lại cùng anh em kháng chiến. Xa làng, xa anh em, xa nhiệm vụ ông sẽ buồn biết bao. Bởi thế, lúc đầu ông lưỡng lựu, chưa muốn rời đi.
Phải xa làng đi tản cư, ông Hai rất buồn, luôn day dứt vì nhớ làng và anh em đồng chí. Ở nơi tản cư lúc nào ông cũng theo dõi và mong ngóng tin tức về làng. Những tin vui chiến thắng, ông Hai vui sướng vô cùng “ruột gan ông cứ múa cả lên”
Ông vô cùng buồn khổ khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc “Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng lẽ đi, tưởng như đến không thở được”. “Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường”. Mấy ngày liền, ông không dám đi đâu vì xấu hổ.
Tâm trạng ông đầy sự giằng xé. Có lúc ông đã nghĩ đến việc “Hay là quay về làng”. Nhưng ông dứt khoát ngay “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ”, “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Ông chỉ biết tâm sự với đứa con út bé bỏng để cho vơi bớt buồn khổ.
Khi nghe tin làng chợ Dầu được cải chính, ông Hai, sung sướng và hạnh phúc tột cùng. Gặp ai ông cũng khoe Tây đã đốt nhà mình để chứng minh cho làng Chợ Dầu không hề theo giặc “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn!”
Qua diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai, ta dễ dàng nhận thấy kháng chiến, cách mạng đã đem lại cho những người nông dân những nhận thức, những tình cảm mới mẻ, sự nhiệt tình hăng hái tham gia kháng chiến, lòng tin tưởng tuyệt đối vào kháng chiến, vào lãnh tụ.
Ở nhân vật ông Hai, tình yêu làng, vốn là một tình cảm đẹp đẽ có tính chất truyền thống của người nông dân, đã được nâng lên thành tình yêu nước. Sự thống nhất và gắn bó giữa tình yêu quê hương và tình yêu đất nước của nhân vật ông Hai cũng chính là nét mới mẻ trong nhận thức của người nông dân, của quần chúng cách mạng trong văn hóa ở giai đoạn chống Pháp.
Kim Lân đã xây dựng rất thành công nhân vật ông Hai với phẩm chất tốt đẹp của người nông dân. Nhà văn đã khôn khóe tạo ra những tình huống thử thách để từ đó bộc lộ chiều sâu tâm trạng nhân vật. Vốn sống gần gũi ở nông thôn đã giúp cho Kim Lân thành công trong việc xây dựng hình ảnh nhân vật ông Hai. Tác giả đặc biệt tài tình khi miêu tả nội tâm nhân vật với những suy nghĩ phức tạp. giằng xé bên trong.
Cách sử dụng từ ngữ mộc mạc, gần gũi với người nông dân, sự hiểu biết sâu sắc về cuộc sống của họ đã khiến Kim Lân có những trang văn thật dung dị mà sâu sắc. Chính vì vậy, người đọc có cảm giác ông Hai như một người nông dân với tất cả sự chân chất, mộc mạc, ngoài đời bước vào trang sách của Kim Lân.
Nhân vật ông Hai đã để lại nhiều tình cảm đẹp trong lòng người đọc, sự yêu mến trân trọng và cảm phục. Qua nhân vật ông Hai, ta thấy được những biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân vật ta trong cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc.
Với tác phẩm Làng, Kim Lân đã thành công trong việc thể hiện những chuyển biến mới mẻ trong nhận thức và tình cảm của người nông dân Việt Nam ở giai đoạn chống Pháp. Nhân vật ông Hai trong truyện tiêu biểu cho những người nông dân Việt Nam cần cù, chất phác luôn cháy bỏng tình yêu đất nước, quê hương. Thế hệ tuổi trẻ hôm nay, đứng trước sự vận động phức tạp của thế giới và tình hình trong nước cần học tập tình yêu làng yêu nước của ông Hai ra sức xây dựng và bảo vệ đất nước trước âm mưu phá hoại của thế lực thù địch đang hoạt động dữ dội. Với tài năng và sức trẻ, tuổi trẻ chính là lực lượng mạnh mẽ nhất của đất nước. Bởi thế tuổi trẻ hãy sống xứng xứng đáng với những gì nhân dân đã kì vọng, tổ quốc đã tin tưởng và giao phó.
Chúc b hc tốt