Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Yên Bái là một trong những địa phương điển hình của cả nước trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Người dân xã Thanh Lương, huyện Văn Chấn bảo tồn các điệu múa Thái.
Để có được kết quả này, thời gian qua, UBND tỉnh đã tăng cường chỉ đạo và ban hành các văn bản thực hiện chính sách dân tộc; chỉ đạo ngành chức năng tham mưu ban hành kế hoạch đẩy mạnh giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc các dân tộc, thực hiện có hiệu quả Đề án "Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam đến năm 2020" của Chính phủ.
Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc; động viên khích lệ các DTTS giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, xóa bỏ các tập quán lạc hậu, từng bước nâng cao đời sống văn hóa tinh thần...
Theo đó, từ năm 2013 đến nay, ngành văn hóa đã phối hợp với các địa phương trên địa bàn tỉnh bảo tồn, phát triển và khôi phục nhiều nghề truyền thống như: nghề làm giấy dó của dân tộc Dao; nghề rèn, chạm khắc bạc, xe lanh, dệt vải của người Mông; dệt thổ cẩm của người Thái...; phối hợp với các huyện, thị xã mở các khóa học tiếng Mông, chữ Thái cổ thu hút sự tham gia của đông đảo cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay, trung bình mỗi năm trong tỉnh diễn ra trên 40 lễ hội tín ngưỡng dân gian và lễ hội tại các di tích văn hóa lịch sử, trong đó có 2 lễ hội có quy mô lớn ở khu di tích cấp quốc gia là: lễ hội đền Đông Cuông, huyện Văn Yên và lễ hội đền Đại Cại, huyện Lục Yên.
Nhiều lễ hội truyền thống thường niên diễn ra tại các huyện, thị, thành phố với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, trở thành nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa của người dân, tiêu biểu như: lễ hội Lồng Tồng, xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn; lễ hội đền Mẫu Thác Bà, thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình; lễ hội đình, đền, chùa Nam Cường, phường Nam Cường, thành phố Yên Bái...
Đặc biệt, đến nay, công tác bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc còn được gắn liền với việc phát triển đời sống văn hóa ở cơ sở thông qua việc tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ các dân tộc và tổ chức các hoạt động lễ hội, du lịch như: Tuần Văn hóa, Du lịch Mường Lò; Lễ hội khám phá Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải; Festival tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền Đông Cuông, huyện Văn Yên; Festival Dù lượn "Bay trên mùa vàng" ở Mù Cang Chải…, góp phần thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến với Yên Bái.
Hiện tại, Yên Bái có 3 di sản văn hóa đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, gồm: Lễ Cấp sắc của người Dao quần trắng, xã Ngòi A, huyện Văn Yên; Nghệ thuật Xòe Thái ở Mường Lò và Hạn khuống của người Thái, thị xã Nghĩa Lộ. Nghệ thuật xòe Thái đang được tỉnh Yên Bái phối hợp với các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Điện Biên triển khai xây dựng hồ sơ trình Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, thời gian tới, các ngành chức năng của tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường giáo dục truyền thống lịch sử và truyền thống cách mạng của dân tộc cho thế hệ trẻ; giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống gắn liền với tăng cường giáo dục pháp luật.
Chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch sưu tầm, khảo sát, nghiên cứu, phục dựng bảo tồn những nét đẹp văn hóa của các DTTS trên địa bàn tỉnh; tăng cường xúc tiến quảng bá các hoạt động lễ hội truyền thống; tiếp tục huy động nguồn lực xã hội cho công tác trùng tu, tu bổ, tôn tạo các di tích…./.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |