Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ý nghĩa kết hợp mô hình nông lâm thuỷ sản? Thuận lợi và khó khăn về ĐKTN của đồng bằng Sông Hồng?

Mọi người giúp mình vài câu với ạ
Ý nghĩa kết hợp mô hình nông lâm thuỷ sản

Thuận lợi và khó khăn về ĐKTN của đồng bằng Sông Hồng

Tầm quan trọng của hệ thống đê ở ĐBSH

Chứng minh rằng: ĐBSH có điều kiện phát triển du lịch.

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
139
3
0
Linhchann
18/12/2022 22:15:10
+5đ tặng
  • ý nghĩa:Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có địa hình dốc, thường xảy ra lũ quét, trượt lở đất vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa đông. Nhiều dân tộc ít người của vùng còn tập quán đốt rừng làm rẫy, ảnh hưởng xấu đến môi trường. Do đó, việc phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp sẽ:

    + Nâng cao độ che phủ rừng, góp phần vào việc bảo vệ môi trường, hạn chế lũ quét, trượt lở đất, khô hạn, điều tiết dòng chảy của các sông suối, giúp cho các nhà máy thủy điện hoạt động được tốt hơn, giảm lũ lụt, hạn hán cho vùng hạ du.

    + Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của dân cư.

    + Tăng nguồn nguyên liệu lâm sản cho ngành chế biến lâm sản, nguồn vật liệu và chất đốt cho sinh hoạt.

    + Góp phần phát triển du lịch sinh thái.

  • Thuận lợi:
    • Nhờ điều kiện sinh thái đa dạng nên cơ cấu sản phẩm đa dạng (nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới), nhiều loài sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao.
    • Đất rừng rộng, thời gian giao đất lâu dài nên có thể kết hợp các mô hình nông - lâm để phát triển kinh tế lâu dài
    • Vùng biển có thể tận dụng các hồ, đầm nước lợ, nước mặn để nuôi tôm, cá...
    • tầm quan trọng:- Tránh được nguy cơ phá hoại của lũ lụt hàng năm do sông Hồng gây ra, đặc biệt vào mùa mưa bão.

      - Làm cho diện tích đất phù sa của Đồng bằng sông Hồng không ngừng được mở rộng.

      - Địa bàn phân bố dân cư được phủ khắp châu thổ, làng mạc trù phú, dân cư đông đúc.

      - Nông nghiệp thâm canh, tăng vụ; công nghiệp, dịch vụ phát triển sôi động. Nhiều di tích lịch sử, giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể được lưu giữ và phát triển.
      - ĐBSH có điều kiện phát triển du lịch:

      Đồng bằng sông Hồng có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch:

        * Có tài nguyên du lịch phong phú:

         - Tài nguyên du lịch tự nhiên:

            + Thắng cảnh: Hoa Lư – Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình), Tam Đảo, Đại Lải (Vĩnh Phúc), hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội)…

            + Vườn quốc gia: Cát Bà (Hải Phòng), Cúc Phương (Ninh Bình), Ba Vì (Hà Tây), Xuân Thủy (Nam Định).

            + Bãi tắm Đồ Sơn (Hải Phòng).

         - Tài nguyên du lịch nhân văn:

            + Di tích văn hóa – lịch sư: Lăng Hồ Chủ Tịch, Văn Miếu, thành Cổ Loa, chùa Một Cột … (Hà Nội), Côn Sơn – Kiếp Bạc (Hải Dương), di tích Hoa Lư (Ninh Bình), chùa Tây Phương (Hà Tây), chùa Dâu (Bắc Ninh), cầu Long Biên (Hà Nội)…

            + Lễ hội: chùa Hương (Hà Tây), hội Lim (Bắc Ninh), Phủ Giầy (Nam Định)…

            + Làng nghề; gốm Bát Tràng, đồng Ngũ Xá, Lụa Vạn Phúc … (Hà Nội), tranh Đông Hồ, mực Đồng Kị (Bắc Ninh), sứ Thanh Trì (Hà Nội)…

        * Cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao thông đô thị phát triển, có các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định.

        * Vị trí giao thông thuận lợi với các vùng trong nước, với nước ngoài. Có Hà Nội là đầu mối giao thông lớn nhất phía bắc, cảng Hải Phòng và sân bay quốc tế: Nội Bài, Hải Phòng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×