Ý nào sau đây đúng với đặc điểm miền địa hình phía nam của khu vực Nam Á
Câu 1. Ý nào sau đây đúng với đặc điểm miền địa hình phía nam của khu vực Nam Á?
A. Có nhiều núi cao và đồi dạng bát úp. B. Các đồng bằng lớn, bằng phẳng.
C. Hệ thống núi Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ. D. Sơn nguyên Đê-can tương đối thấp.
Câu 2. Ý nào sau đây đúng với đặc điểm phần hải đảo của khu vực Đông Á?
A. Vùng đồi núi thấp xen đồng bằng. B. Có các bồn địa rộng.
C. Vùng núi trẻ, thường có động đất, núi lửa. D. Nhiều núi, sơn nguyên cao.
Câu 3. Ý nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của châu Á?
A. Là một bộ phận của lục địa Á - Âu. B. Tiếp giáp với châu Âu, châu Phi.
C. Kéo dài từ vùng cực bắc đến vùng xích đạo. D. Diện tích cả các đảo là 41,5 triệu km2.
Câu 4. Nhận xét nào sau đây không đúng với vị trí địa lí khu vực Tây Nam Á?
A. Nằm ở ngã ba của ba châu lục. B. Tiếp giáp với nhiều vùng biển.
C. Có vị trí chiến lược kinh tế - chính trị. D. Có đường xích đạo đi qua lãnh thổ.
Câu 5. Khu vực Nam Á tiếp giáp với đại dương nào?
A. Ấn Độ Dương. B. Thái Bình Dương. C. Đại Tây Dương. D. Bắc Băng Dương.
Câu 6. Khu vực Nam Á thuộc kiểu khí hậu
A. cận nhiệt ẩm. B. ôn đới lục địa.
C. nhiệt đới ẩm gió mùa. D. ôn đới hải dương.
Câu 7. Phía bắc Đông Á tiếp giáp với
A. Bắc Á. B. Nam Á. C. Ấn Độ Dương. D. Bắc Băng Dương.
Câu 8. Khu vực Đông Á không có sông nào sau đây?
A. Sông A-mua. B. Sông Trường Giang. C. Sông Ấn. D. Sông Hoàng Hà.
Câu 9: Hướng gió mùa đông ở khu vực Đông Á là
A. tây bắc. B. đông nam. C. đông bắc. D. tây nam.
Câu 10: Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển cây lúa gạo ở châu Á là
A. khí hậu nóng ẩm, nhiều đồng bằng màu mỡ.
B. cả châu lục là khối cao nguyên khổng lồ.
C. 2/3 diện tích là đồng bằng thấp, bằng phẳng.
D. nguồn nước dồi dào.