Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một bài văn về chủ đề "Bác Hồ với Hưng Yên, Hưng Yên với Bác Hồ"

Viết một bài văn về chủ đề "Bác Hồ với Hưng Yên, Hưng Yên với Bác Hồ". 

Nội dung: 

Nhận thức về những giá trị cốt lõi của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tình cảm của Bác Hồ đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng yên, tình cả của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hưng Yên đối với Bác Hồ; những thành tựu vè công tác xây dựng đảng và hệ thống chính trị, phát triển kinh tế-xã hội mà Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Hưng Yên trong thực hiện lời căn dặn của Bác, việc học tập và làm theo Bác; Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và Nhân Dân trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

1 trả lời
Hỏi chi tiết
3.822
Quýt Thành
Bạn còn cần bài viết này không z
06/02/2023 21:32:46
Tuyết Liên
Quýt Thành Quýt Thành mình cần bạn có khum
10/02/2023 20:34:49
5
1
Quýt Thành
06/02/2023 21:33:48

Nằm ở trung tâm Đồng bằng Bắc Bộ, có diện tích không lớn nhưng Hưng Yên lại có vị trí địa lý quan trọng, là cửa ngõ phía đông của Thủ đô Hà Nội.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành nhiều tình cảm đặc biệt cho “quê hương nhãn lồng” với 10 lần về thăm; 14 lần gửi thư thăm hỏi, động viên cán bộ và nhân dân Hưng Yên; 20 lần ký sắc lệnh khen thưởng cho tập thể và tặng Huy hiệu của Người cho 67 cá nhân từ các cháu thiếu niên, nhi đồng, chiến sĩ dân quân, bộ đội, giáo viên đến các cụ phụ lão có thành tích trong chiến đấu, lao động, học tập và rèn luyện.

1.     Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên học tập và vận dụng hiệu quả những lời dạy của Bác Hồ trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa

          Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, vừa giành được chính quyền, Hưng Yên còn gặp vô vàn khó khăn: thực dân Pháp quay lại xâm lược, nạn đói, nạn dốt, hạn hán, lụt lội đe doạ… Giữa lúc đó, ngày 10/1/1946, Bác về thăm và động viên phong trào, Bác động viên đồng bào Hưng Yên tích cực đắp đê phòng lụt, đoàn kết chặt chẽ và làm việc giúp đỡ kháng chiến chống thực dân Pháp. Đáp lại tình cảm quan tâm, lời dặn dò ân cần của Bác, Hưng Yên đã đoàn kết, đồng lòng diệt giặc dốt, giặc đói và tích cực chuẩn bị các điều kiện phục vụ chiến đấu.

Tháng 4 năm 1948, tại Hội nghị dân quân toàn quốc ở Việt Bắc, Bác căn dặn cán bộ tỉnh Hưng Yên: Các cô, các chú không có rừng cây, nhưng có rừng dân, dựa vào dân mà kháng chiến. Thực hiện lời dạy của Bác, Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên không quản hy sinh vất vả, liên tục đứng lên chiến đấu chống lại các cuộc càn quét lớn, có cuộc càn kéo dài cả chục ngày, tràn qua địa bàn tỉnh của thực dân Pháp. Tổng kết kháng chiến, quân và dân Hưng Yên đã chiến đấu 9.022 trận, tiêu diệt 19.275 tên địch, bắt sống 4.917 tên, ra hàng 12.052 tên; thu được nhiều xe quân sự, súng các loại… Hưng Yên được Bác Hồ gửi thư khen, tặng Cờ “Đoàn kết nhân dân đánh thắng giặc Pháp” cùng nhiều hiện vật cho các đơn vị, tập thể và cá nhân. Được Đảng và Nhà nước khen tặng 10 Huân chương Quân công, 30 Huân chương Chiến công, 3 Huân chương Kháng chiến cùng hàng vạn huân huy chương các loại cho các đơn vị và cá nhân, gia đình có công lao, thành tích trong kháng chiến…

Sau ngày giải phóng quê hương năm 1954, quân dân Hưng Yên bắt tay khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, cải tạo phát triển sản xuất, phát triển văn hoá xây dựng quê hương. Là tỉnh đồng bằng, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, đất đồng chiêm chớm mưa là úng, nắng lên lại hạn, hằng năm chỉ cấy có một vụ mà vẫn bấp bênh. “Nước” và vấn đề trị thuỷ luôn là nỗi ám ảnh, lo lắng của người nông dân. Trong khi đó, lối làm ăn lại riêng lẻ khiến người nông dân không đủ sức chống lại thiên tai. Giữa lúc đang khó khăn chồng chất, hạn hán đe doạ, ngày 5/1/1958, Bác về thăm, động viên cán bộ, nhân dân trong tỉnh phải tích cực làm thuỷ lợi, phát triển sản xuất. Người ân cần dặn dò “Phải đào sông khơi ngòi, hợp tác nhau lại chống thiên tai”. Vâng lời Bác, nông dân trong tỉnh đã vào các tổ đổi công, hợp tác xã và ra sức đào mương chống hạn. Tiếp đến vụ mùa năm 1958 (3/7/1958), Bác về thăm Hưng Yên, động viên, cổ vũ truyền thống đấu tranh anh dũng, tinh thần lao động cần cù của đồng bào và cán bộ Hưng Yên. Bác chỉ thị phải tranh thủ kỳ được vụ mùa thắng lợi, phấn đấu đưa tỉnh nhà lên một tỉnh gương mẫu trong sự nghiệp đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, góp phần vào công cuộc đấu tranh giành thống nhất nước nhà.

Chỉ tính riêng 2 năm 1958-1959, Bác đã về thăm Hưng Yên sáu lần, cả sáu lần Bác đều căn dặn cán bộ và nhân dân Hưng Yên tập trung làm thuỷ lợi. Những lời dạy của Bác đã được Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên nỗ lực thực hiện, trên khắp các địa phương, nhân dân Hưng Yên sôi nổi thi đua làm thuỷ lợi, quyết tâm “thay trời làm mưa”. Chỉ sau một thời gian ngắn, Hưng Yên đã đạt được những kết quả đáng mừng, đẩy lùi một bước quan trọng của nạn hạn hán, mở rộng diện tích canh tác, tăng sản lượng lúa và hoa màu. Từ một tỉnh đói nghèo, 18 năm đê vỡ trong thời Pháp thuộc, cấy mười vụ thì mất mùa bảy, tám vụ vì hạn hán…, đến đầu những năm 1960, Hưng Yên không những đủ gạo ăn, còn thừa thóc bán cho Nhà nước, (riêng trong vụ mùa 1960 thừa 2 vạn tấn thóc), toàn tỉnh quyết tâm “đuổi kịp trung nông” trong kế hoạch năm năm lần thứ hai (1961 – 1965). Với những thành tích nổi bật trong công tác thuỷ lợi, Hưng Yên lại một lần nữa vinh dự đón Bác về thăm và được Bác tặng cờ luân lưu "Làm thủy lợi khá nhất" tại Hội nghị tổng kết công tác thuỷ lợi toàn miền Bắc. Niềm vinh dự lớn lao càng góp phần nhân lên sức mạnh, sự quyết tâm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ, chính vì vậy, Hưng Yên không ngừng vươn lên, liên tục 4 năm 1961 – 1964, Hưng Yên đều được Bác Hồ gửi thư khen và được tặng cờ thưởng luân lưu "Làm thuỷ lợi khá nhất".

Cùng với những thành tích to lớn trong công tác thuỷ lợi, theo lời kêu gọi của Đảng, Bác Hồ, quân và dân Hưng Yên còn phấn đấu đạt được những thành tích to lớn trong phong trào hợp tác hoá, bổ túc hoá, quân sự hoá, góp phần vào thành công chung của phong trào Tứ hoá, nhằm phát triển đồng đều, nâng cao dân trí, tiếp thu khoa học kỹ thuật vào sản xuất và xây dựng lực lượng vũ trang bảo vệ quê hương, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Thấm nhuần những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng đời sống mới, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, Tỉnh ủy Hưng Yên đã nghiêm túc quán triệt lời dạy của Bác tới các chi, đảng bộ cơ sở; phát động phong trào thi đua trong toàn dân xây dựng nếp sống mới, xây dựng gia đình văn hóa. Từ trong phong trào, đã xuất hiện 6 gia đình thôn Ngọc Tỉnh, xã Ngọc Long, huyện Yên Mỹ, tự giao ước thi đua với nhau xây dựng gia đình thành những gia đình tiêu biểu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, chấp hành đường lối chính sách của nhà nước. Mô hình nhanh chóng lan rộng ra toàn tỉnh và cả miền Bắc xã hội chủ nghĩa lúc đó. Phong trào xây dựng nếp sống mới, gia đình văn hóa là động lực quan trọng thúc đẩy phong trào: "tứ hóa" (thủy lợi hóa, hợp tác hóa, bổ túc văn hóa, quân sự hóa) và các mặt công tác khác cùng tiến bộ, góp phần củng cố hậu phương lớn xã hội chủ nghĩa miền Bắc, chi viện đắc lực sức người, sức của cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, hòa bình thống nhất Tổ quốc, được Bác Hồ ưu ái về thăm 10 lần, 3 lần Người thưởng Cờ thi đua luân lưu: "Làm thủy lợi khá nhất", tặng lá cờ "Làm công tác giao thông vận tải nông thôn khá nhất", được Ban Chấp hành Trung ương Đảng thưởng lá cờ "Dẫn đầu công tác bổ túc văn hóa". Giương ngọn cờ tiên phong đi tham gia phát triển kinh tế, phát triển văn hóa ở miền núi phía Bắc; thực hiện điện khí hóa, cơ giới hóa nông thôn sớm nhất; thành công việc nuôi ong lấy mật ở đồng bằng để bồi dưỡng sức dân, được nhà nước thưởng Huân chương lao động hạng Ba; "mở hội làm giàu", thi đua với hợp tác xã Đại Phong (Quảng Bình) đuổi kịp và vượt mức sống trung nông lớp trên. Ba điển hình "trai gái Đại Phong" và kiện tướng thủy lợi được phong Anh hùng lao động là Phạm Thị Vách, Vũ Thị Tỵ, Lê Thị Lục được Thủ tướng Phạm Văn Đồng và nhiều lãnh tụ khác khen là "Tỉnh thực hiện sáng tạo nhất Nghị quyết Trung ương năm (Đại hội III) ở đồng bằng sông Hồng".

Giữa lúc Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên đang tích cực phấn đấu thi đua hoàn thành tốt các phong trào sản xuất giỏi, chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ leo thang ra miền Bắc, thực hiện Nghị quyết số 504- NQ/TVQH của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 26/01/1968, hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương được hợp nhất thành tỉnh Hải Hưng. Tiếp tục thực hiện lời dạy của Bác và Di chúc của Người (sau khi Bác qua đời ngày 2-9-1969), trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, biến đau thương thành hành động cách mạng, Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đã tích cực phấn đấu trên mặt trận sản xuất với phong trào “mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, tiếp tục củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, xây dựng các cánh đồng 5 tấn, các công trình thuỷ lợi được tu bổ, nâng cấp ngày càng vững chắc hơn, tốt hơn, xây thêm nhiều trạm bơm điện, tập trung cao nhất sức người sức của để chi viện cho miền Nam, góp phần cùng cả nước giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân Hưng Yên đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huân chương lao động hạng Nhất, cờ “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Trong phong trào “Quân sự hoá”, Hưng Yên nhiều năm dẫn đầu Quân khu Tả ngạn. Nhiều địa phương, đơn vị và cá nhân được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương, huy chương, được phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang,  danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng… Từ năm 1954 đến năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 18 lần tặng cờ, bằng khen, ký Sắc lệnh tặng Huân chương lao động, cùng nhiều tặng phẩm khác dành cho các tập thể của Hưng Yên; có 67 cá nhân vinh dự được nhận Huy hiệu, bằng khen và tặng phẩm của Người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo