Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Tuổi thơ mỗi con người gắn với muôn vàn kỉ niệm bên người thân, bạn bè, bên cạnh đó là những cảm xúc, những tình cảm dành cho nhau để rồi khi mai sau lớn lên dùng tình cảm kỉ niệm ấy tiếp tục hành trang cuộc đời. Rất nhiều tác phẩm văn học thơ, truyện ngắn được các tác giả lấy cảm hứng từ tình cảm thiêng liêng ấy, tình cảm vợ chồng, tình mẹ con, tình đồng chí, tình yêu quê hương đất nước,... Tác giả Bằng Việt đã sáng tác bài thơ Bếp Lửa với tình cảm và niềm nhung nhớ dành cho người bà của mình khi đang du học tại Liên Xô vào năm 1963. Hình ảnh đứa cháu cùng người bà đã trải qua cuộc sống khổ cực nhưng tràn ngập tình yêu thương, chăm sóc, quan tâm, chở che trong những ngày bố mẹ đi làm xa và niềm hạnh phúc bên bếp lửa ấm áp tình thương.
"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa"
Hình ảnh bếp lửa được khắc họa lên từ ba câu thơ đầu qua điệp ngữ "một bếp lửa" và từ láy "chờn vờn" khiến ta có thể hình dung ra được một khung cảnh đơn sơ, giản dị nhưng ấm áp, đầy ấp tình cảm. Ngọn lửa từ bếp ấp ôm bao niềm nhung nhớ về bà, chứa đựng biết bao kỉ niệm của người cháu nhỏ và bà. Người bà ân cần nhóm nhen ngọn lửa tình cảm ấy, cũng giống như đôi tay bà chăm sóc cho cháu nhẹ nhàng quan tâm, hình ảnh người bà như làn khói từ bếp vào mỗi buổi sớm mai, hình ảnh khổ cực chăm nuôi của bà dãi dầu mưa nắng càng thắp lên trong lòng người cháu rõ rệt vết hằn nỗi nhớ.
Từ hai câu đầu qua hình ảnh bếp lửa mỗi sáng đã được tác giả khắc họa lên một bếp lửa chan chứa kỉ niệm, một bếp lửa đầy ấp tình yêu, một bếp lửa sáng rực lên hình ảnh bà. Đến câu tiếp theo bao nhiêu nỗi niềm như phút chốc vỡ òa "cháu thương bà biết mấy nắng mưa", tác giả đau lòng, xót xa trước nỗi nhớ về hình ảnh bà dù mưa dù nắng nhưng vẫn lo cho cháu đầy đủ từng cái ăn cái mặc, gian truân cuộc đời bà vì cháu mà trải qua không một lời nói, bà âm thầm vì cháu mà làm mọi việc, đều là những hy sinh thầm lặng từ người bà kính yêu. Từ đây ta thấy rằng trong trái tim tác giả hình ảnh người bà thiêng liêng biết là bao, có cả một vùng trời thương nhớ về người bà, một câu "cháu thương bà" cũng sẽ đọng lại trong ta một ý nghĩa sâu sắc.
"Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay"
Ở đoạn này, kỉ niệm không phải là hình ảnh nhẹ nhàng như "chờn vờn sương sớm" hay "ấp iu nồng đượm" mà là những kỉ niệm ám ảnh trong tâm trí tác giả, đứa cháu bốn tuổi cùng bà cơ cực trải qua nạn đói năm 1945. Không khí u ám, lầm than của nạn đói nhờ có người bà kính yêu đã được xoa dịu đi phần nào, bà tảo tần sớm hôm mót từng củ khoai, đào từng củ sắn để cháu ăn đỡ đói. Thành ngữ "đói mòn đói mỏi" nghe như tiếng kêu xé lòng, nỗi ám ảnh của một đứa trẻ hằn sâu trong tâm trí là nỗi sợ hãi. Không như bao người khi nghĩ về tuổi thơ của mình là mảng màu hồng, thì với tác giả đó lại là mảng màu xám pha cả màu đỏ của máu từ những nỗi đau của đói khổ, cái đói ghê rợn, cái đói lịch sử đã làm chết hơn hai triệu con người.
Nhưng có bà luôn bên cạnh che chở, có khói bếp làm nhòa đi phần nào đau thương từ nạn đói, kỉ niệm vẫn mang chút hơi ấm, làm quên đi nỗi khốn khổ. Chi tiết "khói hun nhèm mắt cháu" để thấy được đứa trẻ bốn tuổi ấy cố lấp đi những ám ảnh của việc đói mòn mỏi bằng khói bếp của bà, và chi tiết "sống mũi còn cay" cay do mùi khói nghi ngút ấy đang cố che giấu đi mùi máu tanh ở các ngõ ngách, cay vì đứa trẻ ấy đã phải chịu cảnh "đói mòn đói mỏi" đang dần len lỏi vào từng mảng kí ức thơ ngây, mang theo nỗi đáng sợ của nạn đói, mang theo cả cảm giác thèm từng củ khoai, củ sắn, khi ấy những món ăn đơn sơ cũng trở thành "mĩ vị nhân gian".
"Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
...........
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế"
"Tám năm ròng" khoảng thời gian dài đằng đẵng cháu cùng bà vẫn luôn nhóm lên ngọn lửa yêu thương, nồng ấm, ngọn lửa của sự sống, khoảng thời gian đó dẫu trải qua khó khăn nhọc nhằn nhưng chỉ cần có bà vẫn thật bình yên. Tuổi thơ người cháu gắn với bà với bếp lửa yêu thương, gắn với cả tiếng tu hú kêu trên những cánh đồng, như thúc giục người nông dân mau ra ruộng thu hoạch thoát khỏi sự đói khát. Bên cạnh đó, khi tiếng tu hú kêu cũng như một tiếng chuông báo rằng: "Bà ơi! Bà kể chuyện cháu nghe." Từ "tu hú" được lặp lại ba lần như khẳng định nỗi nhớ của tác giả vì trong văn học nghệ thuật, tiếng chim tu hú là biểu tượng của một sự khắc khoải nhớ nhung da diết khôn nguôi. Tiếng tu hú trở thành một khoảng trời kỉ niệm nhẹ nhàng đậm tình yêu thương giữa tác giả và bà.
"Mẹ cùng cha công tác bận không về,
............
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa? "
Những câu thơ đơn sơ mộc mạc ấy vẫn nói lên được sự tận tụy của bà chăm lo cho cháu khi "mẹ cùng cha công tác bận không về". Hình ảnh bà như một người cha một người mẹ lo lắng chăm bẫm cho con mình, cũng như một người thầy dạy bảo học trò, bà cũng là cả một bầu trời yêu thương của tác giả. Cấu trúc "bà-cháu" thể hiện một tình yêu sự gắn kết của người bà với người cháu. Hình ảnh "bà dạy cháu làm", bà dạy cháu cháu cách làm người, dạy cháu tự lập cho cuộc sống của mình, bà dạy cháu yêu thương gia đình, và hình ảnh "bà chăm cháu học" bà dạy cho cháu từng nét chữ, bà cho cháu kiến thức mai sau giúp ích cho đất nước. "Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc" đứa cháu nhỏ lo lắng cho bà, nhìn thấy bà cực nhọc đứa cháu cùng bà nhóm lên bếp lửa giúp bà đỡ đi phần nào nhọc nhằn. Sau đó lại là lời trách tu hú của đứa trẻ thơ ngây, trách tu hú sao lại chẳng đến ở với bà, giúp bà đỡ đần công việc, để bà đỡ cô quạnh buồn tủi, mà tu hú cứ mãi ham chơi trên những cánh đồng kia.
Những tình cảm thân thương mà vô giá của một thời tuổi thơ bên bà như diễn ra mới chỉ ngày hôm qua. Lớn lên có bà, trưởng thành có bà, bao nhiêu công dạy dỗ, chăm sóc cũng là bà. Đối với ông bà như một món quà vô giá của tạo hóa mang đến bên đời ông.
Tuổi thơ mỗi con người gắn với muôn vàn kỉ niệm bên người thân, bạn bè, bên cạnh đó là những cảm xúc, những tình cảm dành cho nhau để rồi khi mai sau lớn lên dùng tình cảm kỉ niệm ấy tiếp tục hành trang cuộc đời. Rất nhiều tác phẩm văn học thơ, truyện ngắn được các tác giả lấy cảm hứng từ tình cảm thiêng liêng ấy, tình cảm vợ chồng, tình mẹ con, tình đồng chí, tình yêu quê hương đất nước,... Tác giả Bằng Việt đã sáng tác bài thơ Bếp Lửa với tình cảm và niềm nhung nhớ dành cho người bà của mình khi đang du học tại Liên Xô vào năm 1963. Hình ảnh đứa cháu cùng người bà đã trải qua cuộc sống khổ cực nhưng tràn ngập tình yêu thương, chăm sóc, quan tâm, chở che trong những ngày bố mẹ đi làm xa và niềm hạnh phúc bên bếp lửa ấm áp tình thương.
"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa"
Hình ảnh bếp lửa được khắc họa lên từ ba câu thơ đầu qua điệp ngữ "một bếp lửa" và từ láy "chờn vờn" khiến ta có thể hình dung ra được một khung cảnh đơn sơ, giản dị nhưng ấm áp, đầy ấp tình cảm. Ngọn lửa từ bếp ấp ôm bao niềm nhung nhớ về bà, chứa đựng biết bao kỉ niệm của người cháu nhỏ và bà. Người bà ân cần nhóm nhen ngọn lửa tình cảm ấy, cũng giống như đôi tay bà chăm sóc cho cháu nhẹ nhàng quan tâm, hình ảnh người bà như làn khói từ bếp vào mỗi buổi sớm mai, hình ảnh khổ cực chăm nuôi của bà dãi dầu mưa nắng càng thắp lên trong lòng người cháu rõ rệt vết hằn nỗi nhớ.
Từ hai câu đầu qua hình ảnh bếp lửa mỗi sáng đã được tác giả khắc họa lên một bếp lửa chan chứa kỉ niệm, một bếp lửa đầy ấp tình yêu, một bếp lửa sáng rực lên hình ảnh bà. Đến câu tiếp theo bao nhiêu nỗi niềm như phút chốc vỡ òa "cháu thương bà biết mấy nắng mưa", tác giả đau lòng, xót xa trước nỗi nhớ về hình ảnh bà dù mưa dù nắng nhưng vẫn lo cho cháu đầy đủ từng cái ăn cái mặc, gian truân cuộc đời bà vì cháu mà trải qua không một lời nói, bà âm thầm vì cháu mà làm mọi việc, đều là những hy sinh thầm lặng từ người bà kính yêu. Từ đây ta thấy rằng trong trái tim tác giả hình ảnh người bà thiêng liêng biết là bao, có cả một vùng trời thương nhớ về người bà, một câu "cháu thương bà" cũng sẽ đọng lại trong ta một ý nghĩa sâu sắc.
"Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay"
Ở đoạn này, kỉ niệm không phải là hình ảnh nhẹ nhàng như "chờn vờn sương sớm" hay "ấp iu nồng đượm" mà là những kỉ niệm ám ảnh trong tâm trí tác giả, đứa cháu bốn tuổi cùng bà cơ cực trải qua nạn đói năm 1945. Không khí u ám, lầm than của nạn đói nhờ có người bà kính yêu đã được xoa dịu đi phần nào, bà tảo tần sớm hôm mót từng củ khoai, đào từng củ sắn để cháu ăn đỡ đói. Thành ngữ "đói mòn đói mỏi" nghe như tiếng kêu xé lòng, nỗi ám ảnh của một đứa trẻ hằn sâu trong tâm trí là nỗi sợ hãi. Không như bao người khi nghĩ về tuổi thơ của mình là mảng màu hồng, thì với tác giả đó lại là mảng màu xám pha cả màu đỏ của máu từ những nỗi đau của đói khổ, cái đói ghê rợn, cái đói lịch sử đã làm chết hơn hai triệu con người.
Nhưng có bà luôn bên cạnh che chở, có khói bếp làm nhòa đi phần nào đau thương từ nạn đói, kỉ niệm vẫn mang chút hơi ấm, làm quên đi nỗi khốn khổ. Chi tiết "khói hun nhèm mắt cháu" để thấy được đứa trẻ bốn tuổi ấy cố lấp đi những ám ảnh của việc đói mòn mỏi bằng khói bếp của bà, và chi tiết "sống mũi còn cay" cay do mùi khói nghi ngút ấy đang cố che giấu đi mùi máu tanh ở các ngõ ngách, cay vì đứa trẻ ấy đã phải chịu cảnh "đói mòn đói mỏi" đang dần len lỏi vào từng mảng kí ức thơ ngây, mang theo nỗi đáng sợ của nạn đói, mang theo cả cảm giác thèm từng củ khoai, củ sắn, khi ấy những món ăn đơn sơ cũng trở thành "mĩ vị nhân gian".
"Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
...........
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế"
"Tám năm ròng" khoảng thời gian dài đằng đẵng cháu cùng bà vẫn luôn nhóm lên ngọn lửa yêu thương, nồng ấm, ngọn lửa của sự sống, khoảng thời gian đó dẫu trải qua khó khăn nhọc nhằn nhưng chỉ cần có bà vẫn thật bình yên. Tuổi thơ người cháu gắn với bà với bếp lửa yêu thương, gắn với cả tiếng tu hú kêu trên những cánh đồng, như thúc giục người nông dân mau ra ruộng thu hoạch thoát khỏi sự đói khát. Bên cạnh đó, khi tiếng tu hú kêu cũng như một tiếng chuông báo rằng: "Bà ơi! Bà kể chuyện cháu nghe." Từ "tu hú" được lặp lại ba lần như khẳng định nỗi nhớ của tác giả vì trong văn học nghệ thuật, tiếng chim tu hú là biểu tượng của một sự khắc khoải nhớ nhung da diết khôn nguôi. Tiếng tu hú trở thành một khoảng trời kỉ niệm nhẹ nhàng đậm tình yêu thương giữa tác giả và bà.
"Mẹ cùng cha công tác bận không về,
............
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa? "
Những câu thơ đơn sơ mộc mạc ấy vẫn nói lên được sự tận tụy của bà chăm lo cho cháu khi "mẹ cùng cha công tác bận không về". Hình ảnh bà như một người cha một người mẹ lo lắng chăm bẫm cho con mình, cũng như một người thầy dạy bảo học trò, bà cũng là cả một bầu trời yêu thương của tác giả. Cấu trúc "bà-cháu" thể hiện một tình yêu sự gắn kết của người bà với người cháu. Hình ảnh "bà dạy cháu làm", bà dạy cháu cháu cách làm người, dạy cháu tự lập cho cuộc sống của mình, bà dạy cháu yêu thương gia đình, và hình ảnh "bà chăm cháu học" bà dạy cho cháu từng nét chữ, bà cho cháu kiến thức mai sau giúp ích cho đất nước. "Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc" đứa cháu nhỏ lo lắng cho bà, nhìn thấy bà cực nhọc đứa cháu cùng bà nhóm lên bếp lửa giúp bà đỡ đi phần nào nhọc nhằn. Sau đó lại là lời trách tu hú của đứa trẻ thơ ngây, trách tu hú sao lại chẳng đến ở với bà, giúp bà đỡ đần công việc, để bà đỡ cô quạnh buồn tủi, mà tu hú cứ mãi ham chơi trên những cánh đồng kia.
Những tình cảm thân thương mà vô giá của một thời tuổi thơ bên bà như diễn ra mới chỉ ngày hôm qua. Lớn lên có bà, trưởng thành có bà, bao nhiêu công dạy dỗ, chăm sóc cũng là bà. Đối với ông bà như một món quà vô giá của tạo hóa mang đến bên đời ông.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |