Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của em về nét khác biệt trong những câu thơ sau

Cảm nhận của em về nét khác biệt trong những câu thơ sau:
"Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"
(Côn Sơn Ca -Nguyễn Trãi)
Và "Tiếng suối trong như tiếng hát xa"
(Cảnh khuya -Hồ Chí Minh)
5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
447
2
2
Nguyễn Tấn Hiếu
02/08/2018 21:54:28
Trong văn học kim cổ, các thi nhân luôn đồng điệu tâm hồn ở những cảm hứng rất đẹp với thiên nhiên. Nhưng cá tính và thời đại khiến mỗi nhà thơ lại có một cảm nhận khác nhau trước cùng một đối tượng thiên nhiên. Cũng là tiếng suối nhưng hơn năm trăm năm trước Nguyễn Trãi ngợi ca.
"Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai".
Và hơn nửa thiên niên kỉ sau Hồ Chí Minh lặng lẽ:
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa".
Tiếng suối khiến Nguyễn Trãi liên tưởng đến tiếng đàn cầm trong trẻo, thánh thót. Đàn cầm vốn là loại đàn quý thường được dùng trong các buổi yến tiệc chốn quyền quý cao sang. Nguyễn Trãi là một nhà thơ nhưng ông cũng từng là một bậc đại thần trong triều. Huống chi, trong con người ấy lại hội tụ đầy đủ những nét tài hoa của bậc nho sĩ: cầm, kì, thi, họa. Bởi vậy, trong những tháng ngày “lánh đục về trong”, khi so sánh tiếng suối với tiếng đàn, Nguyễn Trãi đã ngợi ca âm thanh trong trẻo, sự sang trọng, tinh tế của tiếng nước chảy chốn lâm tuyền.
Khác với Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh so sánh tiếng suối chảy với một “tiếng hát xa” vọng lên giữa rừng đêm. Tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng mơ hồ bên tai khiến Người tưởng như có tiếng hát êm ái, ngọt ngào, trong trẻo, ngân xa của ai đó vọng lại. Cách so sánh ấy không chỉ làm cho tiếng suối lạnh lẽo, xa xôi, vô hồn bỗng trở nên sống động, trẻ trung mà còn làm cho cảnh rừng yên ắng, tĩnh mịch trở nên có hồn người, xao động; đêm rừng chiến khu bỗng trở nên gần gũi, thân thương với con người biết bao, bỗng mang hơi ấm của sự sống con người. Sống giữa thiên nhiên, Bác luôn cảm thấy mình trẻ lại, giao hòa với thiên nhiên, với đất trời, Người cảm thấy thanh thản, thả hồn vào thiên nhiên bới nó đã trở thành người bạn tri âm, tri kỷ, luôn chia sẻ buồn vui với con người. Đó chính là nghệ thuật "lấy động, tả tĩnh" cổ điển trong thi pháp cổ mà Người đã vận dụng rất khéo léo.
Hai nhà thơ, hai thời đại, hai hoàn cảnh, hai cá tính. Điều đó dẫn đến hai cách cảm nhận về cùng một đối tượng là tiếng suối chảy trong rừng già. Thật khó để khẳng định cách so sánh nào hay hơn nhưng có thể chắc chắn một điều rằng sự khác biệt đó đã làm nên cái riêng cho mỗi nhà thơ đồng thời làm phong phú, đa dạng hơn cho nền văn học nước nhà.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
2
♥ Jun's Katty
02/08/2018 22:10:03
Bạn copy hay tự làm đấy Nguyễn Tấn Hiếu ?
0
2
Camsamita
02/08/2018 23:35:51

Những áng văn thơ luôn là nơi gặp gỡ của những tâm hồn nghệ sỹ lớn. Những người không cùng thời đại, không cùng lý tưởng sống hay tuổi tác thế nhưng trong thơ văn của họ đôi khi lại cùng sáng lên những nét đẹp đồng điệu đến lạ thường. Khi đọc bài thơ Cảnh Khuya của Hồ Chí Minh bắt gặp hình ảnh “tiếng suối trong như tiếng hát ca” ta lại bất chợt nhớ đến câu thơ “Côn Sơn suối chảy rì rầm- ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai ” của Nguyễn Trãi viết khi về Côn Sơn ở ẩn tránh xa thế sự. Ở cả hai bài thơ tiếng suối cũng đều đẹp vô cùng.

Cả hai bài thơ đều lấy những điều đẹp đẽ, ở những câu hát bài ca của con người để ví von tiếng suối ở Côn Sơn dưới con mắt của Nguyễn Trãi giống như tiếng nhạc đàn cầm vừa trong trẻo lại vừa âm vang khiến cho tinh thần thư thái, làm cho người ta muốn gửi gắm hết những tâm tình. Tiếng suối trong bài thơ của Hồ Chí Minh lại mang âm vang giống như những tiếng ca tiếng hát của con người. Cả hai nhà thơ, không hẹn mà gặp, cùng cảm nhận thiên nhiên bằng sự tinh tế, bằng các giác quan và bằng cả tâm hồn yêu thiên nhiên sâu sắc, họ cảm nhận được tiếng suối như bài ca tiếng hát của con người, khiến chúng trở nên sinh động hơn, có hồn hơn.

Nguyễn Trãi vốn là bậc nho sỹ có hội tụ đầy đủ: cầm, kỳ, thi, họa. Ông lại lánh xa thế sự về ở ẩn, khi ông so sánh tiếng suối như tiếng đàn thì đã làm toát lên sự thanh tao, nhã nhặn. Ông ví suối chảy “rì rầm” lại như là lời tâm tình gửi trong tiếng nước chảy thanh cao. Ông cảm nhận không chỉ bằng giác quan nhạy bén mà ông cảm nhận thiên nhiên bằng cả tâm hồn của mình. Thiên nhiên ấy như đang mời gọi tác giả bộc bạch tâm tình. Nguyễn Trãi tìm đến Côn Sơn là để “lắng động về trong” sau biết bao khó khăn của thế sự triều đình nên ta đã gặp được một hồn thơ thanh thản đến vậy. Bức tranh thiên nhiên ở Côn Sơn được chấm phá bằng âm thanh của tiếng suối vang lên như đàn cầm. Nghe sao thanh cao nhàn nhã đến vậy. Tâm hồn của Nguyễn Trãi cũng giống như đang hòa quyện vào “ tiếng đàn ấy” bình lặng mà dịu êm. Khác với sự bon chen tấp nập chốn quan trường khốc liệt.

Thế nhưng khác với Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh lại luôn canh cánh nỗi lo của nước nhà, nỗi lo của nhân dân thế nhưng thơ của người vẫn sáng lên vẻ đẹp của tâm hồn. Tiếng suối ở Việt Bắc nơi người ở là từ xa vọng lại thế nhưng người lại cảm nhận được độ trong trẻo ấy để mà ví von, để mà so sánh. Chắc hẳn đây phải là một món quà mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho núi rừng. Tiếng suối trong trẻo cao vút như: “tiếng hát xa”, âm thanh đó thật sự đặc biệt, nó không hòa lẫn vào bất cứ âm thanh nào cả, nó lan tỏa khắp giữa rừng đêm cộng thêm cảnh sắc đêm khuya “trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa” tạo nên bức tranh tứ bình tuyệt đẹp. Tiếng suối ấy mờ ảo vọng lại nhưng tuyệt nhiên không mang lại cho con người ta cảm giác cô độc bởi vì đã được ví von với hình ảnh của con người nên đã sinh động vô cùng. Làm cho bức tranh thiên nhiên không chỉ đẹp mà còn ấp áp tình người.

Hai tâm hồn nghệ sỹ ấy phải chăng đã tìm về với nhau để có được những phút giây hòa mình cùng thiên nhiên đất trời. Dùng tâm hồn nhạy cảm để trái tim rung động trước thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ. Để rồi cả hai người nghệ sỹ ấy dùng ngòi bút của mình để vẽ lên những lời thơ đẹp tựa như tranh.

Nhân cách thanh cao và những tượng đài nghệ thuật của Nguyễn Khuyến và Hồ Chí Minh đã xây dựng lên chói sáng, tỏa ra những ánh hào quang rực rỡ trong lịch sử văn học nước nhà.

Hình ảnh tiếng suối trong cả hai bài thơ dù đều có những nét độc đáo riêng ,ẩn chứa nghệ thuật, và cách so sánh. Tuy nhiên toát lên ở bức tranh thiên nhiên ấy vẫn là tâm hồn nghệ sỹ vô cùng đáng trân trọng của Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh. Họ đã dùng thơ để vẽ lên những bức họa về thiên nhiên tuyệt đẹp.

0
2
Quỳnh Anh Đỗ
03/08/2018 06:47:32

Đọc Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi ta bỗng nhớ đến Cảnh khuya của Hồ Chí Minh và đọc Cảnh khuya của Hồ Chí Minh, ta liên tưởng đến Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi. Vì sao vậy? Phải chăng hai kiệt tác thi ca là nơi gặp gỡ của hai tâm hồn nghệ sĩ lớn? Mở đầu hai tác phẩm nổi tiếng này là hai bức tranh thiên nhiên diễm lệ. Cả hai bức tranh ấy đều được phác hoạ bằng nét vẽ đầu tiên đầy ấn tượng: tiếng suối chảy rì rầm, êm đềm và thơ mộng, lãng mạn và quyến rũ:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

(Bài ca Côn Sơn )

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

(Cảnh khuya)

Trong cảnh thanh tĩnh của núi rừng, âm thanh của tiêng suối gợi bao cảm xúc. Nó tha thiết như chính thiên nhiên đang vẫy gọi. Nhà thơ của chúng ta bỗng thấy dạt dào cảm hứng. Họ lắng nghe và cảm nhận tiếng suối chảy không chỉ bằng thính giác mà bằng cả tâm hồn mình- một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao và lãng mạn. Tiếng suối chảy róc rách hay chính Đất Trời đang dạo nhạc để cho lòng người ngất ngây? Hai hình ảnh so sánh thật đẹp, thật độc đáo. Nó giống như hai anh em sinh đôi vậy. Chỉ khác là với Nguyễn Trãi thì tiếng suối là tiếng đàn cầm, còn với Hồ Chí Minh thì tiếng suối lại là tiếng hát. Dù là tiếng đàn hay tiếng hát thì nó cũng là âm nhạc. Nhạc trời hay nhạc rừng? Hay chính bản nhạc yêu đời, yêu cuộc sống đang ngân lên trong tâm hồn thi nhân? Chẳng biết vì sao mà hai nhà thơ ở hai thời đại cách xa nhau như thế lại có chung một cảm nhận. Chao ôi, sự cảm nhận của thi nhân mới tinh tế làm sao! Phải yêu thiên nhiên biết chừng nào, phải hoà hợp, gắn bó sâu sắc với thiên nhiên biết nhường nào mới có thể có những liên tưởng thú vị như thế, mới viết được những câu thơ hay như thế. Hai nhà thơ, hai thời đại, hai hoàn cảnh, hai cá tính. Điều đó dẫn đến hai cách cảm nhận về cùng một đối tượng là tiếng suối chảy trong rừng già. Thật khó để khẳng định cách so sánh nào hay hơn nhưng có thể chắc chắn một điều rằng sự khác biệt đó đã làm nên cái riêng cho mỗi nhà thơ đồng thời làm phong phú, đa dạng hơn cho nền văn học nước nhà.

0
1
♥ Jun's Katty
03/08/2018 23:34:39
Thank you ! Các bạn nha

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×