Xét theo cấu tạo ngữ pháp câu: “Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chỉ dằn vặt bạn mỗi ngày " thuộc kiểu câu nào?
Đọc đoạn trích sau: Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mắt. Kể cả những ước rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lửa tuổi bắt ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc mo chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chỉ dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giời
(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr.43-44)
Dan Zadra viết rằng: Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn". Vậy thì hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tìm là đô, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức...
Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tinh được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.
I. Trắc nghiệm
Câu 2. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu: “Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chỉ dằn vặt bạn mỗi ngày " thuộc kiểu câu nào?
A. Cậu ghép
B. Câu rút gọn
C. Câu đơn Đ. Cầu đặc biệt
Câu 3: Trong số các từ sau, từ nào là trợ từ?
A. chắc chắn
C. như
B. ngay
D. có thể
Câu 4: Vấn đề chính nêu lên trong đoạn trích trên là gì?
A. Cuộc sống là một bức tranh muôn màu.
B. Vai trò của ước mơ trong cuộc đời của mỗi người.
C. Cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy.
D. Đừng để ai đánh cắp ước mơ.
Câu 5. Tác giả đã làm rõ vấn đề chính bằng cách nào?
A. Liên tục đưa ra lý lẽ và dẫn chứng cụ thể xác thực để làm rõ vấn đề nghị luận.
B. Dùng lập luận chặt chẽ kết hợp so sánh, điệp ngữ, ẩn dụ để làm rõ vấn đề nghị luận.
C. Dùng lập luận chặt chẽ, lí lẽ hợp lí để làm rõ vấn đề nghị luận.
D. Dùng phép so sánh, điệp ngữ để tạo sự liên tưởng trong lòng người đọc.
Câu 6. Tác dụng của điệp ngữ “Nếu bạn" trong đoạn văn?
A. Tạo sự nhịp nhàng, uyển chuyển cho diễn đạt, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho đối tượng được nói đến.
B. Tạo sự nhịp nhàng, uyển chuyển cho diễn đạt, làm hài hòa về mặt âm thanh và tăng sức gợi hình, gợi cảm.
C. Tạo sự nhịp nhàng, uyển chuyển cho diễn đạt, nhấn mạnh sự lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống sẽ làm cuộc sống của mình thêm tươi đẹp và ý nghĩa.
D. Tạo sự nhịp nhàng, uyển chuyển cho diễn đạt; nhấn mạnh sự ấp ủ, nuôi dưỡng và hiện thực hóa ước mơ sẽ làm cuộc sống của bản thân thêm tươi đẹp và ý nghĩa.
Câu 7. Tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu văn: “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn.” là gì?
A. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
B. Đánh dấu lời dẫn gián tiếp.
C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
D. Đánh dấu tên tác phẩm.
Câu 8. Tác giả muốn nói điều gì qua câu “Vậy thì hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tìm ta đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức”?
A. Ước mơ của mỗi người mạnh mẽ như núi lửa.
B. Ai cũng có ước mơ được ấp ủ trong lòng.
C. Hãy đi tìm ước mơ cháy bỏng cho riêng mình.
D. Hãy khơi dậy và sống với ước mơ cháy bỏng trong tim ta.
Câu 9. Bằng hiểu biết của bản thân, em hãy kể 2 đến 3 hậu quả khi con người sống không có ước mơ.
Câu 10. Em sẽ làm gì để biến “ước mơ cháy bỏng” của mình thành hiện thực?
II. VIẾT (4,0 điểm)
Viết bài văn thuyết minh về một đồ dùng học tập mà em yêu thích.
0 Xem trả lời
1.167