LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân biệt dạng địa hình núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng? ( giống nhau; khác nhau về: độ cao, đặc điểm hình thái)?

Câu 6: Phân biệt dạng địa hình núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng,?( giống nhau;  khác nhau về: độ cao, đặc điểm hình thái)

3 trả lời
Hỏi chi tiết
4.011
6
2
gạo
27/12/2022 10:38:19
+5đ tặng

- Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt so với mặt bằng xung quanh. Độ cao của núi so với mực nước biển là từ 500 m trở lên. Núi thường có đỉnh nhọn, sườn dốc.

- Đồi cũng là một dạng địa hình nhô cao. Độ cao của đồi so với các vùng xung quanh thường không quá 200 m. Đồi có đỉnh tròn, sườn thoải.

- Cao nguyên là vùng đất tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, thường cao trên 500 m so với mực nước biển, có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách so với vùng đất xung quanh.

- Đồng bằng là dạng địa hình thấp có bề mặt khá bằng phẳng hoặc gợn sóng, có thể rộng tới hàng triệu km2. Độ cao của hầu hết các đồng bằng là dưới 200 m so với mực nước biển.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
8
4
Little Wolf
27/12/2022 10:39:26
+4đ tặng
 điểm giống nhau: bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.
 + đồng bằng: là dạng địa hình thấp. Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500m. Có hai loại bình nguyên là: bình nguyên do băng hà bào mòn và bình nguyên bồi tụ(do phù sa các con sông bồi tụ) . Giá trị kinh tế: thuận lợi tưới tiêu, gieo trồng các loại cây lương thực.
 + cao nguyên: có sườn dốc . Độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên. Giá trị kinh tế : thuận lợi trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc . Kinh tế chậm phát triển hơn bình nguyên.
5
2
Tăng Huỳnh Phương ...
27/12/2022 10:39:35
+3đ tặng
Câu 6: Phân biệt dạng địa hình núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng,?( giống nhau;  khác nhau về: độ cao, đặc điểm hình thái)

Khác nhau giữa cao nguyên và đồng bằng:

  • Đồng bằng: độ cao dưới 200m, bằng phẳng, không có sườn
  • Cao nguyên: độ cao trên 500m, sườn dốc, là dạng địa hình miền núi.

Khác nhau giữa núi và đồi:

  • Đồi có đỉnh tròn, sườn thoải, có độ cao không quá 200m. Nằm chuyển tiếp giữa đồng bằng và núi
  • Núi có đỉnh nhọn, sườn dốc, độ cao trên 500m. 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư