Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy đóng vai nhân vật bé Thu kể lại tình khao khát cha con

hãy đóng vai nhân vật bé Thu kể lại tình khao khát cha con
2 trả lời
Hỏi chi tiết
105
2
0
Giang
31/12/2022 20:49:35
+5đ tặng

Với tôi, hạnh phúc là mục đích cuối cùng của một con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng phát hiện ra điều này. Và không phải ai cũng nhận ra rằng: Hạnh phúc là những điều ở ngay quanh ta. Tôi – thường được gọi là bé Thu, cũng là một con người luôn khao khát có được hạnh phúc. Ba Sáu – là bóng hình mà cả đời tôi luôn tìm kiếm. Đó cũng là hạnh phúc lớn nhất của cuộc đời tôi. Tuy nhiên, khi tôi nhận ra điều ấy, thì tất cả cũng đã muộn màng. Vì, ba tôi đã không còn xuất hiện trở lại được nữa. Những ức ấy mãi sẽ theo tôi đến suốt cuộc đời.

       Tôi sống xa ba từ nhỏ. Ngay khi vừa tròn một tuổi, ba tôi đã đi lính để bảo vệ Tổ Quốc. Đó là tất cả những gì mà mẹ kể lại cho tôi. Và lúc ấy, tôi cũng chẳng thể nào nhớ nổi gương mặt của cha. Và từ đó, tôi chỉ sống và trưởng thành trong sự yêu thương của mẹ. Thế nhưng, trong thâm tâm, tôi vẫn mơ có một ngày gặp lại ba, và nhận lấy sự yêu thương từ ba. Lúc ấy, qua lời kể của mẹ, tôi vẫn luôn tự hào về ba mình. Ông là một người anh hùng, một người chiến sĩ dũng cảm nơi chiến trường.

       Và rồi, 8 năm ròng, khi tôi được tám tuổi, ba trở về. Điều đó như một phép màu đối với tôi. Khi nghe mẹ báo tin, tội tràn ngập một nỗi mong chờ và háo hức. Tôi chờ ngày bà trở về, ngày được gặp ba và được ba ôm vào lòng. Và rồi, một ngày, tôi thấy thấp thoáng từ xa một người đàn ông mặc áo lính cao to. Nhưng… tôi lại thấy, trên mặt người đàn ông ấy, có một vết sẹo thật khủng khiếp. Khi thấy tôi, ông ta lao đến và bảo “Ba đây con!”. Sợ hãi hình dạng đó, tôi hoảng sợ và bỏ chạy vào nhà để tìm mẹ. Thế nhưng, khi mẹ gặp người đàn ông đó, bà lại vui mừng ôm chầm lấy ông. Tôi cảm thấy thật lạ, sao mẹ lại vui mừng với người khác? Trong tâm tôi bỗng xuất hiện những ý nghĩa khác thường về người lớn.

        Sau đó, người đàn ông đó lại ở nhà tôi cùng 1 người khác. Và mẹ thì lại luôn bắt tôi phải gọi người đàn ông đó là ba. Nhưng, làm sao có thể chứ, đấy không thể là ba tôi được. Sao lại bắt tôi nhận người đàn ông đáng sợ kia làm ba mình. Tôi sẽ không bao giờ chấp nhận được việc đó. Cứ thế, mỗi lần mà tôi nhìn hình ba chụp chung với má, tôi lại cảm thấy rất chạnh lòng. Và càng cảm thấy ghét người đàn ông xấu xí với vết sẹo kinh khủng kia.

        Ba ngày trôi qua, người đàn ông kia cứ xuất hiện trước mặt tôi. Thật khó chịu, nhưng tôi chẳng làm được gì cả. Cách duy nhất để phản kháng lại đó là tôi luôn cư xử xấc xược với ông. Dù ông ta có quan tâm tôi thế nào, tôi cũng mặc kệ. Và tôi luôn trả lời ông trống không. Tôi nhớ có lần, ông ta gắp trứng cá cho tôi, tôi liền hất văng ra ngoài. Sau đó, tôi liền bị đánh và la “Sao mày cứng đầu quá vậy hả?” Giận lắm, nhưng tôi không thèm khóc đâu, tôi sẽ chiến đấu đến cùng vì ba. Tôi cúi gằm mặt xuống, bỏ trứng vào bát, rồi bỏ đi. Tôi sang nhà ngoại.

Lúc ấy, nghe mẹ kể ông ta hoảng lắm, khuôn mặt trở nên tái nhợt và vết sẹo ửng đỏ. Hình ảnh ấy có lẽ trông rất tội nghiệp. Giờ nghĩ lại, tôi cảm thấy thật ân hận vì điều ấy.

Khi qua nhà bà ngoại, tôi được bà kể cho nghe về những sự đáng sợ của chiến tranh. Bà kể cho tôi nghe về những sự độc ác của bọn xâm lược. Rồi bà kể cho tôi nghe về những đau khổ khi gia đình chia ly vì chiến tranh. Và rồi, bà nói cho tôi biết, khuôn mặt người đàn ông ấy chính là khuôn mặt của cha tôi do chiến tranh mà bị biến dạng…Nghe xong, tôi thấy ân hận và căm ghét chiến tranh ghê gớm. Và tôi bỗng nhận ra một điều, đó thật là ba tôi. Và tôi bỗng mong trời sáng thật nhanh, để tôi có thể gặp ba.

Sáng hôm sau, tôi được bà dẫn về. Lúc đó, ân hận và lo lắng vì những điều mình đã làm, tôi chẳng dám đến gần ba. Tôi chỉ dám đứng một góc, nhìn mẹ và mọi người tiễn ba ra trận lần nữa. Lúc này, tôi cảm thấy thật lạc lõng. Sau đó, ba tiến gần đến tôi, như không để ý gì đến những việc sai trái tôi đã làm, ba nói bằng một giọng nói u buồn “Thôi, ba đi nghe con!”. Mọi cảm xúc bỗng bùng nổ, tôi gọi “Ba!”. Tiếng gọi chất chứa mọi nỗi niềm thương nhớ của tôi dành cho ba.

Tiếng gọi ấy của tôi hình như đã khiến tất cả đều bất ngờ. Ngay lập tức, tội chạy vào lòng ba và hôn ông khắp nơi. Cha tôi vui mừng vì cuối cùng tôi cũng chịu nhận ông. Tuy nhiên, lúc ấy, lúc hạnh phúc nhất, cũng là lúc đau buồn nhất. Vì, giây phút ấy, cũng là giây phút tôi phải chia tay ba. Cuối cùng, ba cũng đi ra chiến trường và mang theo lời hứa sẽ mang về cho tôi một chiếc lược ngà. Thế nhưng, lúc ấy, tôi nào có biết. Đó là lần cuối cùng tôi gặp ba, và chiếc lược ngà tôi chỉ có thể nhận lại từ bạn của ba.

          Có lẽ, mãi mãi, hình ảnh có người ba sẽ không bao giờ được xóa nhòa trong tôi. Và khoảng trống về tình yêu của ba cũng sẽ mãi mãi không được lấp đầy. Những nỗi ân hận vì sự ngu ngốc của mình ngày trước sẽ mãi không thể nào quên được. Nhưng, tôi sẽ luôn cố gắng để đền đáp. Theo cha, nay tôi đã là một cô giao liên. Vì với tôi, ba tôi sẽ mãi sát cánh bên tôi để chiến đánh và bảo vệ tổ quốc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Trần Manchester ...
01/01/2023 10:15:27
+4đ tặng

Nhà tôi ở vùng sông nước, gần vàm kinh đổ ra sông Cửu Long, nhà chỉ có hai mẹ con sống nương tựa vào nhau suốt 8 năm nay vì ba tôi đã đi thoát ly kháng chiến từ khi tôi mới một tuổi.

Hôm ấy như thường ngày, tôi chơi nhà chòi cùng các bạn ngoài gốc xoài trước sân nhà, đột nhiên có chiếc xuồng lại gần, một người đàn ông với vết sẹo to trên mặt (đó là ba tôi) và người đàn ông nữa (là bác Ba bạn của ba tôi). Người đàn ông có vết sẹo vừa chạy vừa dang tay gọi "Thu! Con", nghe thấy gọi tên mình tôi giật mình, tròn mắt ngạc nhiên ngơ ngác. Người đàn ông ấy lại nói tiếp "Ba đây con! Ba đây con!" tôi không thể nhận ra đó là ba của tôi, tôi sợ đến tái mặt vừa chạy vừa thét lên gọi má. Nghe má nói họ ở lại nhà tôi ba ngày, má cứ bắt tôi gọi người đàn ông có vết sẹo to ấy là ba nhưng tôi nào chịu nhận, ba tôi trong ảnh không có vết sẹo to như thế. Má bảo tôi gọi ba vào ăn cơm nhưng tôi chỉ nói trống không chứ không gọi ba, ngay cả lúc tôi nhờ ông ấy bắc giùm nồi cơm cũng nhất quyết không gọi ba.

Tính tình tôi ương bướng, ngang ngạnh, đến bữa trưa khi người đàn ông có vết sẹo ấy gắp thức ăn vào bát tôi tôi liền hất ra ngoài và bị đánh vào mông một cái. Bị đánh, tôi không khóc nhưng cảm thấy tủi thân, tôi lặng lẽ đứng dậy không ăn rồi lấy dầm bơi qua sông sang nhà bà ngoại. Sang bên bà tôi kể bà nghe về hai người đàn ông ấy, bà hỏi tôi sao lại không nhận ba, tôi nói vì người đó không giống ba trong ảnh. Nhưng tôi đã lầm, người đàn ông đó chính là ba tôi và vết sẹo là do trong lúc chiến đấu ba bị thương. Tôi áy náy và ân hận lắm, sáng hôm sau định về nhà xin lỗi ba nhưng lại thấy nhà đông người, hóa ra mọi người tới tiễn ba tôi đi, tôi chỉ dám lẳng lặng đứng trong góc nhà nhìn trộm ba.

Đợi đến lúc ba quay ra chào tôi tôi mới dám chạy đến ôm ba, tôi cất tiếng gọi "ba" thật to, bõ cho bao ngày ba mong ngóng tôi nhận ba. Tôi ôm ba thật chặt, sợ ba sẽ đi mất nhưng rồi vì kháng chiến ba vẫn phải đi, ba hứa với tôi khi về sẽ mua cho tôi một cây lược. Thế nhưng ba đã mãi mãi không về nữa, ba hy sinh ở chiến trường, chỉ gửi lại chiếc lược ngà ba cần mần mài từ chiếc ngà voi cho tôi.

Nhận được chiếc lược mà bác Ba đưa cho tôi không kìm được xúc động, tôi ước rằng giá như không có chiến tranh thì cha con tôi đâu phải xa cách, tôi cũng không mất ba như thế này.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư