Các phương thức thu hoạch lúa phổ biến - Bằng liềm: Trường hợp ruộng lúa bị đổ, ngã hoặc diện tích trồng lúa nhỏ, ruộng bậc thang thì sẽ dùng liềm cắt. Cách này năng suất thấp, cần nhiều nhân công nên không khả thi với cánh đồng lúa.
- Máy cắt lúa cầm tay chạy bằng xăng: Thích hợp với ruộng có diện tích nhỏ, ruộng bậc thang, ruộng thụt.
- Máy gặt, đập liên hoàn: Những cánh đồng lúa rộng lớn, bằng phẳng, các hợp tác xã trồng lúa thì nên sử dụng máy gặt đập liên hoàn. Mục đích để tiết kiệm nhân công, thời gian thu hoạch, giảm hao hụt.
7. Bảo quản thóc sau khi thu hoạch
Sau khi nắm bắt được trồng lúa bao lâu thì thu hoạch, sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bà con cách bảo quản lúa sau khi thu hoạch. Lúa sau khi thu hoạch đem về bà con nên phơi nắng ở sân gạch, sân xi măng. Rải lớp mỏng từ 5 - 10cm. Không ủ đống trong bao thóc dễ bị mọc mầm.
Thời gian phơi từ 2 - 3 ngày nắng đều. Trong khi phơi, 1 - 2 tiếng phải đảo một lần để hạt thóc khô đều và không bị nứt. Hạt thóc khô đến độ ẩm khoảng 13 - 14 % là được. Trường hợp muốn bảo quản lâu hơn thì độ ẩm phải dưới 13%.
Vụ hè thu, thời gian thu hoạch thường vào mùa mưa, thời tiết nắng mưa thất thường. Nếu sau khi gặt về trời không nắng, bà con nên để thóc ở nơi khô thoáng, tránh ủ đống. Các hợp tác xã nên có phương án sấy khô thóc bằng máy sấy để hạt thóc không bị mọc mầm, không ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất.
Thóc sau khi phơi khô cần được bảo quản ở nơi khô thoáng. Không để tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng và môi trường ẩm ướt.
Với quy mô sản xuất lớn, kho bảo quản lúa phải có biện pháp chống thấm từ nền, sàn, tường, mái. Hạn chế sự xâm nhập của không khí và độ ẩm bên ngoài. Nhà kho kín, kiên cố, không để chim chuột, động vật gặm nhấm phá hoại.