Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Qua việc học tập trải nghiệm thực tế:

Câu 2. Qua việc học tập trải nghiệm thực tế: Em có ý tưởng, sáng kiến gì đối với việc phát triển văn hóa, dịch vụ du lịch của tỉnh Phú Thọ? (viết khoảng 200 từ).
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
291
0
0
Trần Manchester ...
02/01/2023 20:30:00
Vận dụng sáng tạo mô hình “Trường học gắn với cuộc sống”, những năm gần đây, các trường học trong cả nước đã đẩy mạnh giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử qua các tour du lịch trải nghiệm và bước đầu đạt được những kết quả tích cực như: Khơi gợi niềm yêu thích, say mê của học sinh đối với môn lịch sử; nâng cao sự hiểu biết về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước, địa phương, lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Đối với tỉnh Phú Thọ, phát huy bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử; đồng thời, để khai thác các danh thắng nổi tiếng và sản vật thiên nhiên độc đáo, Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh Phú Thọ đã cho ra mắt 3 chương trình du lịch“Học sinh trải nghiệm sáng tạo”. Đó là các chương trình: “Thực hành tín ngưỡng - giáo dục di sản” trải nghiệm tại Khu di tích lịch sử Đền hùng - Miếu Lãi Lèn - Làng cổ Hùng Lô; chương trình “Giáo dục truyền thống -kỹ năng sống” trải nghiệm tại Đền Lăng Sương - Khu Du lịch Đảo Ngọc Xanh - Nhạc đường Bá Phổ; chương trình “Khám phá rừng Quốc gia và trải nghiệm du lịch cộng đồng” trải nghiệm tại vườn Quốc gia Xuân Sơn - Đồi chè trung du - Cơ sở sản xuất địa phương (huyện Thanh Sơn và Tân Sơn). Địa điểm của từng tour có thể thay đổi cho phù hợp với nhu cầu của các trường.
Đối tượng của chương trình là học sinh nên các địa điểm du lịch trải nghiệm đều tập trung giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”; tìm hiểu các giá trị văn hóa, lịch sử, di sản, danh lam thắng cảnh vùng đất Tổ; đồng thời, nâng cao tính chủ động, sáng tạo, tinh thần đoàn kết; rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Bắt đầu đưa vào triển khai từ tháng 2/2018, chương trình đã thu hút trên 10 đoàn học sinh của các trường trên địa bàn tỉnh tham gia trải nghiệm và đều nhận được phản hồi tích cực.
Theo chân cô trò Trường THCS Thọ Sơn, chúng tôi đã có những hoạt động trải nghiệm, học tập đầy thú vị tại hành trình “Khu Di tích lịch sử Đền Hùng - Bảo tàng Quân khu 2 - Miếu Lãi Lèn”. Tham quan, tìm hiểu Khu di tích lịch sử Quốc gia Đền Hùng, các cô bé, cậu bé học trò tinh nghịch thường ngày cũng trở nên thành kính, trang nghiêm cúi đầu dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng; chăm chú lắng nghe những câu chuyện truyền thuyết bắt nguồn từ thời đại Hùng Vương, về nơi phát tích, sự xuất hiện của người Việt cổ, quá trình hình thành nhà nước Văn Lang để thêm tự hào, trân trọng và biết ơn công lao dựng nước và giữ nước của Tổ tiên. Ghé qua Bảo tàng Quân khu 2, các em thích thú, trầm trồ trước các tư liệu, hiện vật phản ánh quá trình xây dựng, chiến đấu, truyền thống anh hùng, vẻ vang của dân tộc, của quân đội nói chung, lực lượng vũ trang Quân khu và các địa phương trên địa bàn nói riêng. Và có lẽ, với nhiều em, ấn tượng nhất của hành trình chính là địa điểm Miếu Lãi Lèn - Nơi phát tích của Hát Xoan Phú Thọ. Tại đây, các em được tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa của di sản Hát Xoan, tham quan Nhà trưng bày Hát Xoan và tham gia giao lưu ngoại khóa thực hiện mô hình “Trường học gắn với di sản Hát Xoan”. Dù đã được học Hát Xoan tại nhà trường, không ít dịp được biểu diễn trên sân khấu, thế nhưng những làn điệu Xoan cổ do các nghệ nhân của phường Xoan Thét (Kim Đức) trình diễn vẫn thu hút sự quan tâm đặc biệt của 219 em học sinh nhà trường. Được các nghệ nhân tận tình chỉ bảo từ cách đưa tay, “uốn” chữ, lấy hơi, đánh phách, các em hào hứng tham gia giao lưu đồng diễn tiết mục “Mó cá” tạo nên một không khí tươi vui, sống động. Tình yêu hát Xoan không phân biệt tuổi tác, vốn dĩ nó đã ngấm sâu trong máu thịt của mỗi người con đất Tổ, chỉ cần khơi gợi đúng cách, mỗi em học sinh sẽ là chủ thể kế cận giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
Cô giáo Đỗ Thị Minh Thúy - Hiệu trưởng Trường THCS Thọ Sơn cho rằng: Việc tổ chức các tour, tuyến du lịch trải nghiệm thực tế như trên là một hình thức giáo dục hiệu quả, gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo hiệu ứng tốt cho học sinh chủ động tìm hiểu lịch sử, văn hóa của địa phương để từ đó biết trân trọng những giá trị truyền thống, góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả, thiết thực hơn ở thế hệ trẻ. Đồng thời, qua chương trình trải nghiệm, còn rèn luyện tinh thần đồng đội, tính chủ động, sự khéo léo trong xử lý tình huống - Những kỹ năng cần thiết của cuộc sống hiện đại cho các em học sinh. Để phát huy tối đa hiệu quả từ chương trình, trước mỗi hoạt động trải nghiệm, nhà trường đều cho học sinh tìm hiểu trước kiến thức qua các môn học tích hợp và viết bài thu hoạch sau khi kết thúc chương trình trải nghiệm. Chính vì thế, học sinh của nhà trường luôn tích cực, hào hứng và có ý thức cao trong việc tham gia trải nghiệm, học tập. Nhà trường sẽ tiếp tục được triển khai mô hình trường học gắn với du lịch với quy mô ở từng khối học sinh.
Chương trình “Học sinh trải nghiệm sáng tạo” gắn kết mô hình trường học với du lịch là hướng đi đúng đắn của ngành du lịch tỉnh Phú Thọ, không chỉ góp phần quảng bá các giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc vùng đất Tổ mà còn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; trang bị cho học sinh những kiến thức về lịch sử, văn hóa, gìn giữ những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc, những di sản đang hiện hữu ngay trên quê hương đất Tổ…

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×