Điều kiện phát triển
– Địa hình:
+ Tây Nguyên gồm các cao nguyên xếp tầng, mặt bằng rộng và tương đối phẳng, thích hợp xây dựng các vùng chuyên canh cây công nghiệp có quy mô lớn.
+ Trung du miền núi Bắc Bộ: trung du và miền núi, bị chia cắt mạnh,ảnh hưởng tới mức độ tập trung hóa và quy mô các vùng chuyên canh.
– Đất trồng:
+ Tây Nguyên: đất đỏ ba dan, diện tích lớn, có tầng phong hóa sâu, giàu dinh dưỡng, thích hợp phát triển cây công nghiệp lâu năm, nhất là cà phê, cao su, hồ tiêu, điều…
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: đất feralit trên đá phiến và đá vôi, thích hợp với các cây chè, trẩu,sở…
– Khí hậu:
+ Tây Nguyên , nóng quanh năm, phân thành hai mùa: mưa và khô rõ rệt,phân hóa theo độ cao, nên có thể phát triển cả cây công nghiệp cận nhiệt (chè…). Khó khăn lớn nhất là thiếu nước vào mùa khô.
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh lại có sự phân hóa theo độ cao địa hình, nên có thế mạnh đặc biệt để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (tiêu biểu là cây chè). Khó khăn của vùng là sương muối, rét hại vào mùa đông.
– Dân cư và nguồn lao động:
+ Tây Nguyên là vùng thưa dân nhất và là vùng nhập cư lớn nhất cả nước, trình độ lao động cũng thấp hơn Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Người dân Trung du và miền núi Bắc Bộ có kinh nghiệm trồng và chế biến chè, còn người dân Tây Nguyên có kinh nghiệm trồng và chế biến cà phê, cao su, hồ tiêu…
– Cơ sở vật chất – kĩ thuật và kết cấu hạ tầng:
Nhìn chung, Tây Nguyên còn gặp khó khăn hơn so với Trung du và miền núi Bắc Bộ