Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 8
05/01/2023 19:42:16

Thuyết minh bài thơ Quá Đèo Ngang

Thuyết minh bài thơ Quá Đèo Ngang 
5 trả lời
Hỏi chi tiết
196
1
2
Tr Hải
05/01/2023 19:42:31
+5đ tặng

Không biết đèo Ngang có từ bao giờ, nhưng để đi vào tâm thức người Việt, trở thành một ngọn đèo văn chương thì phải nhớ đến một chiều xế tà vào nửa đầu thế kỷ 19, buổi ấy có người con gái dừng chân đứng lại trời non nước ở đèo Ngang, trên hành trình từ làng Nghi Tàm ven hồ Tây, Hà Nội vào kinh đô Phú Xuân nhậm chức “cung trung giáo tập” dưới thời vua Minh Mạng.

Gần 200 năm qua, trên ngọn đèo cỏ cây chen đá lá chen hoa này, tiếng guốc độc hành của lữ khách, tiếng chim quốc hoang vu, tiếng chim gia chạnh lòng vẫn hòa âm cùng ánh trăng tà dương chảy qua bao thăng trầm cuộc thế, rơi vào mắt lữ khách hình dáng Bà Huyện Thanh Quan cô quạnh qua đèo Ngang một mảnh tình riêng ta với ta.

Như một mảnh tình riêng của dãy Hoành Sơn hùng vĩ, không hoành tráng mây vờn đỉnh núi, không mạo hiểm như đường vào đất Ba Thục ở Hải Vân - chữ dùng của chúa Nguyễn Phúc Nguyên, đèo Ngang chỉ khiêm tốn cao 400m, dài chừng 256m với hai mái chon von ranh giới hai tỉnh - lòng về Hà Tĩnh dạ ái ân Quảng Bình - nhưng không có ngọn đèo nào trên đất Việt lại ẩn chứa nhiều tầng ký ức như đèo Ngang.

Cái thuở đèo Ngang đầu biển cồn ngăn, đầu sóng dựng / nhà người mái lá, mũi bờ nghênh / xóm chài buồm lướt mua và bán / ruộng lạc triều dâng sóng ngập duyềnh như vua Lê Thánh Tôn cảm khái khi ngài nghỉ ở trạm Hoành Sơn hai ngày trên sông Nước Mặn vào năm 1470 không còn nữa. Bóng dáng dòng sông bây giờ chỉ là những vùng nước quanh co chân đèo như ký ức thấm bao mồ hôi, nước mắt và máu của lịch sử cứ dùng dằng đất và người. Vì ký ức ấy nên đèo thì ngang mà lòng người lại dựng đứng mỗi khi bước chân qua vòm mái Hoành Sơn quan - dấu vết duy nhất còn lại trên đường thiên lý Bắc - Nam được vua Minh Mạng xây dựng năm 1833.

Con đường thiên lý vốn được hình thành trước đó hơn 800 năm - năm Nhâm Thìn 992 khi vua Lê Đại Hành sai phục quốc Ngô Tử An đem ba vạn quân đi mở đường sang Nam giới... Hóa ra đèo Ngang là chỉ giới đầu tiên người Việt tiến về Nam là nơi phân vân giữa hai nỗi lòng Việt - Chăm, là rào che một cõi giang san chúa Nguyễn lánh mình lập quốc theo lời sấm trạng Nguyễn Bỉnh Khiêm. Với địa chí như vậy, đèo Ngang đã trở thành chiếc đòn gánh trĩu nặng quá khứ hai vai dân tộc trong ưu tư nữ sĩ Bà Huyện Thanh Quan vào buổi chiều lom khom dưới núi tiều vài chú / lác đác trên sông chợ mấy nhà / nhớ nước đau lòng con quốc quốc / thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Sau Bà Huyện Thanh Quan, cao đồ Cao Bá Quát cũng từng hứng chí đến đèo Ngang rong chơi sáng lên đứng Hoành Sơn / chiều xuống tắm Bàn Thạch / nhặt đá cầm trong tay / non sông chưa đầy vốc. Non sông chưa đầy vốc nhưng cũng đủ cho người hôm nay một đời yêu chưa thỏa. Bởi không chỉ yêu mà chỉ vì giọt buồn trong sáng, nữ tính, phiêu bồng nhởn nhơ trải cánh hải âu bay trên đỉnh đèo Ngang - nơi suốt đời gìn Nam giữ Bắc chia nghiêm cửa / suốt cổ về kim chốt chặn đàn như vua Thiệu Trị khen tặng.

Và mỗi khi qua đèo Ngang, hốt nhiên tôi nhận ra chân dung trọn vẹn của dân tộc tôi hoàn thiện trong đau thương và được nuôi dưỡng bằng những nỗi niềm cô đơn hay lãng đãng mà người ta quen gọi là cái gốc văn hóa của tâm hồn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
2
Ngân Nguyễn Thị
05/01/2023 19:43:02
+4đ tặng

Bà Huyện Thanh Quan là một nhà thơ nữ hiếm hoi của nền thi ca cổ đại của Việt Nam ta. Bà Huyện Thanh Quan có văn phong nhẹ nhàng sâu sắc, chứa đựng những tâm tư tình cảm sâu lắng, chất chứa trong lòng thông qua những lời thơ ẩn ý ngụ tình.

Bài thơ “Qua đèo ngang” là một bài thơ hay thể hiện sự cô đơn, buồn chán của tác giả trước cảnh hoàng hôn ở vùng đất hoang sơ cùng cốc, một thân một mình với những nỗi buồn khi nhớ về quê hương nơi xa xôi.

Bài thơ Qua đèo ngang được viết bắt thể thơ thất ngôn bát cú. Bài thơ chỉ có tám câu thơ ngắn ngủi nhưng nó đã lột tả được tâm trạng thần thái của bà Huyện Thanh Quan trước cảnh chiều tà hoang lạnh.

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen lá, lá chen hoa

Trong hai câu thơ đầu này, không gian hiện lên vô cùng mênh mông, rộng lớn. Cảnh hoàng hôn xuống mặt trời đã tắt bóng, ánh nắng dần dần chuyển sang màu tối, bóng đêm bao phủ nơi đây. Không gian đã cô liêu lại cảm trở nên im ắng thanh tịnh tới nao lòng.

Điệp từ “chen” vào lối sử dụng từ ngữ khiến cho câu thơ trở nên vô cùng mềm mại. Tác giả đã vẽ lên một bức tranh vô cùng tươi đẹp về thiên nhiên nơi đây, hình ảnh cỏ cây hoa lá mọc bên nhau thật sinh động tươi đẹp. Nhưng tuyệt nhiên trong câu thơ không hề có sự xuất hiện của con người

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Trong bài thơ Qua đèo ngang bóng dáng của con người đã vô cùng ít xuất hiện, nếu có xuất hiện cũng bé nhỏ xa mờ. Trong hai câu thơ này tác giả có nhắc tới hình ảnh của con người “Lom khom dưới núi tiều vài chú” thể hiện sự mênh mang của không gian, sự bé nhỏ của con người trước cảnh vật thiên nhiên hùng vĩ.

Lác đác bên sông chợ mấy nhà, hình ảnh con người sự sống của con người hiện lên vô cùng thưa thớt, khiến cho khung cảnh đã hiu hắt, ảm đạm trước cảnh hoàng hôn càng trở nên buồn chán , hiu quạnh.

Tác giả sử dụng từ láy “lác đác” “lom khom” thể hiện sự thưa thớt, vắng vẻ, nhỏ bé của con người. Sự tinh tế trong từ ngữ của tác giả làm cho câu thơ trở nên sinh động vô cùng, làm cho bài thơ luôn gợi lên một nỗi buồn man mác.

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Tác giả vô cùng tinh tế khi sử dụng “điệp âm” trong hai câu thơ này để tạo nên âm hưởng da diết, mênh mang tạo nên nỗi buồn nao lòng làm lay động tâm tư người đọc. Hình ảnh con cuốc cuốc là hình ảnh hiu hát, buồn tới nao lòng. Mỗi lần nghe tiếng cuốc kêu trên những cánh đồng xa thường gợi cho con người nhớ tới quê hương của mình. Nhớ những kỷ niệm vui buồn khó quên. Nỗi nhớ như xé lòng người lữ khách tha hương.

Trong hai câu thơ này tác giả khôn khéo khi sử dụng những từ đồng âm khác nghĩa, cùng nghĩa khác từ cuốc cuốc, da da, nước và nhà, nhớ và thương…để tạo ra hai câu thơ vô cùng độc đáo gợi lên nhiều cảm xúc. Câu thơ như có đủ chất nhạc, chất thơ ở trong đó khiến khi người đọc đọc lên cảm nhận được sự mênh mang da diết.

Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta

“Một mảnh tình riêng ta với ta” thể hiện tâm trạng cô đơn, chỉ một mình độc bước của tác giả trước cảnh hoàng hôn xế bóng, thể hiện nỗi cô đơn của người lữ khách trước cảnh đất nước phân chia hai miền do hai chế độ nhà Lê và nhà Nguyễn thống trị. Những cuộc chiến tranh nội chiến tương tàn, sát hại lẫn nhau làm cho người dân vốn đã khốn khổ lại càng thêm thê lương.

Trong bối cảnh nhà thơ Huyện Thanh Quan sống đất nước ta đang vô cùng rối ren, nên trong thơ của bà thường chứa đựng nỗi buồn hiu hắt về nhân tình thế thái.

Bài thơ Qua đèo ngang là một bài thơ hay thể hiện được bút pháp trữ tình sâu lắng của tác giả, thể hiện được lối chơi chữ nghệ thuật của bà Huyện Thanh Quang. Đồng thời qua bài thơ còn thể hiện cái nhìn nhân sinh quan, nỗi niềm của tác giả với triều đình nhà Lê thời đó.

Bài thơ “Qua đèo Ngang” với giọng điệu da diết, trầm bổng, du dương và những thủ pháp nghệ thuật độc đáo đã mang đến cho người đọc cảm xúc khó quên. Dư âm của bài thơ dường như còn vang vọng đâu đây.

1
1
Vũ Phan Bảo Hân
05/01/2023 19:43:13
+3đ tặng

Bà Huyện Thanh Quan là một nhà thơ nữ hiếm hoi của nền thi ca cổ đại của Việt Nam ta. Bà Huyện Thanh Quan có văn phong nhẹ nhàng sâu sắc, chứa đựng những tâm tư tình cảm sâu lắng, chất chứa trong lòng thông qua những lời thơ ẩn ý ngụ tình.

Bài thơ “Qua đèo ngang” là một bài thơ hay thể hiện sự cô đơn, buồn chán của tác giả trước cảnh hoàng hôn ở vùng đất hoang sơ cùng cốc, một thân một mình với những nỗi buồn khi nhớ về quê hương nơi xa xôi.

Bài thơ Qua đèo ngang được viết bắt thể thơ thất ngôn bát cú. Bài thơ chỉ có tám câu thơ ngắn ngủi nhưng nó đã lột tả được tâm trạng thần thái của bà Huyện Thanh Quan trước cảnh chiều tà hoang lạnh.

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen lá, lá chen hoa

Trong hai câu thơ đầu này, không gian hiện lên vô cùng mênh mông, rộng lớn. Cảnh hoàng hôn xuống mặt trời đã tắt bóng, ánh nắng dần dần chuyển sang màu tối, bóng đêm bao phủ nơi đây. Không gian đã cô liêu lại cảm trở nên im ắng thanh tịnh tới nao lòng.

Điệp từ “chen” vào lối sử dụng từ ngữ khiến cho câu thơ trở nên vô cùng mềm mại. Tác giả đã vẽ lên một bức tranh vô cùng tươi đẹp về thiên nhiên nơi đây, hình ảnh cỏ cây hoa lá mọc bên nhau thật sinh động tươi đẹp. Nhưng tuyệt nhiên trong câu thơ không hề có sự xuất hiện của con người

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Trong bài thơ Qua đèo ngang bóng dáng của con người đã vô cùng ít xuất hiện, nếu có xuất hiện cũng bé nhỏ xa mờ. Trong hai câu thơ này tác giả có nhắc tới hình ảnh của con người “Lom khom dưới núi tiều vài chú” thể hiện sự mênh mang của không gian, sự bé nhỏ của con người trước cảnh vật thiên nhiên hùng vĩ.

Lác đác bên sông chợ mấy nhà, hình ảnh con người sự sống của con người hiện lên vô cùng thưa thớt, khiến cho khung cảnh đã hiu hắt, ảm đạm trước cảnh hoàng hôn càng trở nên buồn chán , hiu quạnh.

Tác giả sử dụng từ láy “lác đác” “lom khom” thể hiện sự thưa thớt, vắng vẻ, nhỏ bé của con người. Sự tinh tế trong từ ngữ của tác giả làm cho câu thơ trở nên sinh động vô cùng, làm cho bài thơ luôn gợi lên một nỗi buồn man mác.

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Tác giả vô cùng tinh tế khi sử dụng “điệp âm” trong hai câu thơ này để tạo nên âm hưởng da diết, mênh mang tạo nên nỗi buồn nao lòng làm lay động tâm tư người đọc. Hình ảnh con cuốc cuốc là hình ảnh hiu hát, buồn tới nao lòng. Mỗi lần nghe tiếng cuốc kêu trên những cánh đồng xa thường gợi cho con người nhớ tới quê hương của mình. Nhớ những kỷ niệm vui buồn khó quên. Nỗi nhớ như xé lòng người lữ khách tha hương.

Trong hai câu thơ này tác giả khôn khéo khi sử dụng những từ đồng âm khác nghĩa, cùng nghĩa khác từ cuốc cuốc, da da, nước và nhà, nhớ và thương…để tạo ra hai câu thơ vô cùng độc đáo gợi lên nhiều cảm xúc. Câu thơ như có đủ chất nhạc, chất thơ ở trong đó khiến khi người đọc đọc lên cảm nhận được sự mênh mang da diết.

Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta

“Một mảnh tình riêng ta với ta” thể hiện tâm trạng cô đơn, chỉ một mình độc bước của tác giả trước cảnh hoàng hôn xế bóng, thể hiện nỗi cô đơn của người lữ khách trước cảnh đất nước phân chia hai miền do hai chế độ nhà Lê và nhà Nguyễn thống trị. Những cuộc chiến tranh nội chiến tương tàn, sát hại lẫn nhau làm cho người dân vốn đã khốn khổ lại càng thêm thê lương.

Trong bối cảnh nhà thơ Huyện Thanh Quan sống đất nước ta đang vô cùng rối ren, nên trong thơ của bà thường chứa đựng nỗi buồn hiu hắt về nhân tình thế thái.

Bài thơ Qua đèo ngang là một bài thơ hay thể hiện được bút pháp trữ tình sâu lắng của tác giả, thể hiện được lối chơi chữ nghệ thuật của bà Huyện Thanh Quang. Đồng thời qua bài thơ còn thể hiện cái nhìn nhân sinh quan, nỗi niềm của tác giả với triều đình nhà Lê thời đó.

Bài thơ “Qua đèo Ngang” với giọng điệu da diết, trầm bổng, du dương và những thủ pháp nghệ thuật độc đáo đã mang đến cho người đọc cảm xúc khó quên. Dư âm của bài thơ dường như còn vang vọng đâu đây.

1
0
trần hương lan
05/01/2023 19:43:34
+2đ tặng

Bà Huyện Thanh Quan là một nhà thơ nữ hiếm hoi của nền thi ca cổ đại của Việt Nam ta. Bà Huyện Thanh Quan có văn phong nhẹ nhàng sâu sắc, chứa đựng những tâm tư tình cảm sâu lắng, chất chứa trong lòng thông qua những lời thơ ẩn ý ngụ tình.

Bài thơ “Qua đèo ngang” là một bài thơ hay thể hiện sự cô đơn, buồn chán của tác giả trước cảnh hoàng hôn ở vùng đất hoang sơ cùng cốc, một thân một mình với những nỗi buồn khi nhớ về quê hương nơi xa xôi.

Bài thơ Qua đèo ngang được viết bắt thể thơ thất ngôn bát cú. Bài thơ chỉ có tám câu thơ ngắn ngủi nhưng nó đã lột tả được tâm trạng thần thái của bà Huyện Thanh Quan trước cảnh chiều tà hoang lạnh.

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen lá, lá chen hoa

Trong hai câu thơ đầu này, không gian hiện lên vô cùng mênh mông, rộng lớn. Cảnh hoàng hôn xuống mặt trời đã tắt bóng, ánh nắng dần dần chuyển sang màu tối, bóng đêm bao phủ nơi đây. Không gian đã cô liêu lại cảm trở nên im ắng thanh tịnh tới nao lòng.

Điệp từ “chen” vào lối sử dụng từ ngữ khiến cho câu thơ trở nên vô cùng mềm mại. Tác giả đã vẽ lên một bức tranh vô cùng tươi đẹp về thiên nhiên nơi đây, hình ảnh cỏ cây hoa lá mọc bên nhau thật sinh động tươi đẹp. Nhưng tuyệt nhiên trong câu thơ không hề có sự xuất hiện của con người

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Trong bài thơ Qua đèo ngang bóng dáng của con người đã vô cùng ít xuất hiện, nếu có xuất hiện cũng bé nhỏ xa mờ. Trong hai câu thơ này tác giả có nhắc tới hình ảnh của con người “Lom khom dưới núi tiều vài chú” thể hiện sự mênh mang của không gian, sự bé nhỏ của con người trước cảnh vật thiên nhiên hùng vĩ.

Lác đác bên sông chợ mấy nhà, hình ảnh con người sự sống của con người hiện lên vô cùng thưa thớt, khiến cho khung cảnh đã hiu hắt, ảm đạm trước cảnh hoàng hôn càng trở nên buồn chán , hiu quạnh.

Tác giả sử dụng từ láy “lác đác” “lom khom” thể hiện sự thưa thớt, vắng vẻ, nhỏ bé của con người. Sự tinh tế trong từ ngữ của tác giả làm cho câu thơ trở nên sinh động vô cùng, làm cho bài thơ luôn gợi lên một nỗi buồn man mác.

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Tác giả vô cùng tinh tế khi sử dụng “điệp âm” trong hai câu thơ này để tạo nên âm hưởng da diết, mênh mang tạo nên nỗi buồn nao lòng làm lay động tâm tư người đọc. Hình ảnh con cuốc cuốc là hình ảnh hiu hát, buồn tới nao lòng. Mỗi lần nghe tiếng cuốc kêu trên những cánh đồng xa thường gợi cho con người nhớ tới quê hương của mình. Nhớ những kỷ niệm vui buồn khó quên. Nỗi nhớ như xé lòng người lữ khách tha hương.

Trong hai câu thơ này tác giả khôn khéo khi sử dụng những từ đồng âm khác nghĩa, cùng nghĩa khác từ cuốc cuốc, da da, nước và nhà, nhớ và thương…để tạo ra hai câu thơ vô cùng độc đáo gợi lên nhiều cảm xúc. Câu thơ như có đủ chất nhạc, chất thơ ở trong đó khiến khi người đọc đọc lên cảm nhận được sự mênh mang da diết.

Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta

“Một mảnh tình riêng ta với ta” thể hiện tâm trạng cô đơn, chỉ một mình độc bước của tác giả trước cảnh hoàng hôn xế bóng, thể hiện nỗi cô đơn của người lữ khách trước cảnh đất nước phân chia hai miền do hai chế độ nhà Lê và nhà Nguyễn thống trị. Những cuộc chiến tranh nội chiến tương tàn, sát hại lẫn nhau làm cho người dân vốn đã khốn khổ lại càng thêm thê lương.

Trong bối cảnh nhà thơ Huyện Thanh Quan sống đất nước ta đang vô cùng rối ren, nên trong thơ của bà thường chứa đựng nỗi buồn hiu hắt về nhân tình thế thái.

Bài thơ Qua đèo ngang là một bài thơ hay thể hiện được bút pháp trữ tình sâu lắng của tác giả, thể hiện được lối chơi chữ nghệ thuật của bà Huyện Thanh Quang. Đồng thời qua bài thơ còn thể hiện cái nhìn nhân sinh quan, nỗi niềm của tác giả với triều đình nhà Lê thời đó.

Bài thơ “Qua đèo Ngang” với giọng điệu da diết, trầm bổng, du dương và những thủ pháp nghệ thuật độc đáo đã mang đến cho người đọc cảm xúc khó quên. Dư âm của bài thơ dường như còn vang vọng đâu đây.

0
0
huy mê diều sáo
05/01/2023 19:47:19
+1đ tặng

Không biết đèo Ngang có từ bao giờ, nhưng để đi vào tâm thức người Việt, trở thành một ngọn đèo văn chương thì phải nhớ đến một chiều xế tà vào nửa đầu thế kỷ 19, buổi ấy có người con gái dừng chân đứng lại trời non nước ở đèo Ngang, trên hành trình từ làng Nghi Tàm ven hồ Tây, Hà Nội vào kinh đô Phú Xuân nhậm chức “cung trung giáo tập” dưới thời vua Minh Mạng.

Gần 200 năm qua, trên ngọn đèo cỏ cây chen đá lá chen hoa này, tiếng guốc độc hành của lữ khách, tiếng chim quốc hoang vu, tiếng chim gia chạnh lòng vẫn hòa âm cùng ánh trăng tà dương chảy qua bao thăng trầm cuộc thế, rơi vào mắt lữ khách hình dáng Bà Huyện Thanh Quan cô quạnh qua đèo Ngang một mảnh tình riêng ta với ta.

Như một mảnh tình riêng của dãy Hoành Sơn hùng vĩ, không hoành tráng mây vờn đỉnh núi, không mạo hiểm như đường vào đất Ba Thục ở Hải Vân - chữ dùng của chúa Nguyễn Phúc Nguyên, đèo Ngang chỉ khiêm tốn cao 400m, dài chừng 256m với hai mái chon von ranh giới hai tỉnh - lòng về Hà Tĩnh dạ ái ân Quảng Bình - nhưng không có ngọn đèo nào trên đất Việt lại ẩn chứa nhiều tầng ký ức như đèo Ngang.

Cái thuở đèo Ngang đầu biển cồn ngăn, đầu sóng dựng / nhà người mái lá, mũi bờ nghênh / xóm chài buồm lướt mua và bán / ruộng lạc triều dâng sóng ngập duyềnh như vua Lê Thánh Tôn cảm khái khi ngài nghỉ ở trạm Hoành Sơn hai ngày trên sông Nước Mặn vào năm 1470 không còn nữa. Bóng dáng dòng sông bây giờ chỉ là những vùng nước quanh co chân đèo như ký ức thấm bao mồ hôi, nước mắt và máu của lịch sử cứ dùng dằng đất và người. Vì ký ức ấy nên đèo thì ngang mà lòng người lại dựng đứng mỗi khi bước chân qua vòm mái Hoành Sơn quan - dấu vết duy nhất còn lại trên đường thiên lý Bắc - Nam được vua Minh Mạng xây dựng năm 1833.

Con đường thiên lý vốn được hình thành trước đó hơn 800 năm - năm Nhâm Thìn 992 khi vua Lê Đại Hành sai phục quốc Ngô Tử An đem ba vạn quân đi mở đường sang Nam giới... Hóa ra đèo Ngang là chỉ giới đầu tiên người Việt tiến về Nam là nơi phân vân giữa hai nỗi lòng Việt - Chăm, là rào che một cõi giang san chúa Nguyễn lánh mình lập quốc theo lời sấm trạng Nguyễn Bỉnh Khiêm. Với địa chí như vậy, đèo Ngang đã trở thành chiếc đòn gánh trĩu nặng quá khứ hai vai dân tộc trong ưu tư nữ sĩ Bà Huyện Thanh Quan vào buổi chiều lom khom dưới núi tiều vài chú / lác đác trên sông chợ mấy nhà / nhớ nước đau lòng con quốc quốc / thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Sau Bà Huyện Thanh Quan, cao đồ Cao Bá Quát cũng từng hứng chí đến đèo Ngang rong chơi sáng lên đứng Hoành Sơn / chiều xuống tắm Bàn Thạch / nhặt đá cầm trong tay / non sông chưa đầy vốc. Non sông chưa đầy vốc nhưng cũng đủ cho người hôm nay một đời yêu chưa thỏa. Bởi không chỉ yêu mà chỉ vì giọt buồn trong sáng, nữ tính, phiêu bồng nhởn nhơ trải cánh hải âu bay trên đỉnh đèo Ngang - nơi suốt đời gìn Nam giữ Bắc chia nghiêm cửa / suốt cổ về kim chốt chặn đàn như vua Thiệu Trị khen tặng.

Và mỗi khi qua đèo Ngang, hốt nhiên tôi nhận ra chân dung trọn vẹn của dân tộc tôi hoàn thiện trong đau thương và được nuôi dưỡng bằng những nỗi niềm cô đơn hay lãng đãng mà người ta quen gọi là cái gốc văn hóa của tâm hồn.

cho 50 xu nha

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo