Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy chứng minh ý kiến sau:"Thơ là thơ,là nhạc, là họa,là được chạm khắc theo một cách riêng" 

Hãy chứng minh ý kiến sau:"Thơ là thơ,là nhạc ,là họa,là được chạm khắc theo một cách riêng" 
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
742
2
0
Hải
08/01/2023 21:31:05
+5đ tặng

Thơ là một loại thể văn học nảy sinh từ rất sớm trong đời sống con người, nó phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu. Thơ mang những đặc trưng chính như nhân vật trữ tình, tứ thơ, giọng điệu, ngôn ngữ. Có nhiều lời luận bàn khác nhau xung quanh các đặc trưng của thơ ca nói chung và thơ trữ tình nói riêng. Đứng từ góc độ giọng điệu, ngôn ngữ, nhà thơ Sóng Hồng đã có nhận xét rất tinh tế về thơ: “Thơ là thơ, nhưng đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách rièng”. Qua hai tác phẩm thơ đã được học: “Việt Bắc” của Tố Hữu và “Tây Tiến” của Quang Dũng, bài viết sẽ đi sâu phân tích những biểu hiện của tính họa, tính nhạc trong hai tác phẩm, qua đó góp phần làm sáng tỏ ý kiến của Sóng Hồng khi luận bàn về một trong những phương diện đặc biệt quan trọng của thơ: ngôn ngữ.

Hình ảnh (chất họa) trong thơ có tác đụng khơi gợi trí tưởng tượng của bạn đọc. Bộ tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc là một minh chứng sồng động cho: “Thơ là thơ, nhưng đồng thời là họa”. Nỗi nhớ của người về xuôi đối với Việt Bắc hiện lên trong từng sắc màu, từng,dáng vẻ, gợi hình ảnh của thiên nhiên và con người trong từng thời gian và không gian Việt Bắc. Người ra về nhớ cả hình ảnh bốn mùa của Việt Bắc. Đó cũng là cái cớ rất đẹp để nhà thơ phác họa bức tranh đẹp rực rỡ và thơ mộng của núi rừng, gợi hình ảnh của nhân dân Việt Bắc ân tình thủy chung:

“Rừng xanh hoa chuối đở tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Mùa xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi dang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

Bức tranh được diễn tả bằng những câu thơ êm ả, nhẹ nhàng, có màu sắc tựơi tắn, rực rỡ, có ánh sáng lung linh, chan hòa, có thanh âm vui tươi, đầm ấm. Cảnh và người hòa quyện với nhau: bốn cặp lục bát tả bốn mùa thì câu trên nhớ cảnh, câu dưới nhớ người. Mà cảnh nào, người nào được nhấc đến đều có cái riêng để nhớ. Tất cả đã hiện lên trước mắt ta một bức tranh Việt Bắc tuyệt diệu, nên thơ qua nét bút chấm phá tài tình của tác giả.

Mỗi mùa được nhà thơ nhớ lại bằng một nét vẽ tiêu biểu nhất với cách diễn tả tinh tế, gợi cảm. Nhớ mùa đông Việt Bắc là nhớ tới: "Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”. Giữa cái bạt ngàn của màu xanh, hiển hiện một màu sắc ấm nóng: “đỏ tươi”, bức tranh mùa đông Việt Bắc đâu còn cái lạnh lẽo, hoang vu nữa! Cái tài của nhà thơ là ở chỗ, ông đã thể hiện vẻ đẹp đặc trưng của núi rừng Việt Bắc dựa trên sự am hiểu về hội họa: khéo léo kết hợp màu xanh bạt ngàn của lá cây rừng với những đốm màu đỏ của hoa chuôi đang lấp -ló tỏa ánh rực rỡ. Bức tranh không chỉ có cảnh mà quan trọng hơn, trên nền khung cảnh rực rỡ ấy xuất hiện hình ảnh người lao động miền núi: “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”. Lại một lần nữa ta nhận thấy sự tinh tế trong quan sát, miêu tả của Tố Hữu. Người đi rừng bao giờ cũng có một con dao trần dắt lưng, khi ánh sáng mặt trời chiếu xuông, con dao phản quang tạo ra một luồng sáng kì diệu, lấp lánh.

Xuân sang, sắc màu lại đổi khác, tràn ngập, sinh sôi một màu trắng tinh khiết, thơ mộng: “Mùa xuân mơ nở trắng rừng”. Bức tranh mùa xuân lại chuyển sang gam màu lạnh. Ngày xuân, rừng núi phủ một màu trắng tinh khiết của hoa mơ. Động từ “nở” khiến cho màu sắc như đang vận động, màu trắng càng trở nên ám ảnh đối với người đọc.

Nếu như sắc màu chủ đạo của mùa đông là màu xanh, điểm vào đó sắc đỏ khó quên của hoa chuối rừng, cảnh xuân là màu trắng hoa mơ thì mùa hè lại hiện lên vói màu vàng tươi đẹp của rừng phách: “Ve kêu rừng phách đổ oàng-”. Hai hiện tượng ít liên hệ với nhau, giờ đặt cạnh nhau, bỗng tạo ra một liên tưởng nhân quả lạ lùng: ngỡ tiếng ve vàng rực giống như bát màu sóng sánh đổ loang cả rừng phách. Cách diễn tả thật độc đáo, nửa hư, nửa thực, gợi vẻ đẹp thơ mộng rất riêng của Việt Bắc.

Cảnh thu Việt Bắc lại được miêu tả về đêm với bầu trời cao rộng và mảnh trăng thu thanh bình. Những đêm trăng thu nổi lên “tiếng hát ân tình thủy chung” như tạc vào trong dạ của người ra đi.

Như vậy, màu sắc, đường nét của cảnh rừng Việt Bắc được miêu tả trong sự vận động của thời gian, không gian. Mùa nào cảnh rừng Việt Bắc cũng đẹp, cũng nên thơ, đáng yêu, đáng nhớ. Có thể coi đây là bộ tranh tứ bình đặc sắc của cảnh rừng Việt Bắc kháng chiến mãi in đậm trong tâm trí bạn đọc.

Bên cạnh bộ tranh tứ bình trong bài thơ “Việt Bắc”, chúng ta cũng không thể quên những hình ảnh dữ dội cũng như thơ mộng trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng. Đó là:

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thảm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

ở đây, bút pháp miêu tả của nhà thơ đã đạt đến độ kết tinh. Trước mắt bạn đọc hiện lên một bức tranh hùng vĩ, dữ dội, hiểm trở.

Cạnh nét phác gân guốc về một Tây Bắc hùng vĩ là những nét mềm về một Tây Bắc thơ mộng. Cái thực, cái ảo đan cài vẽ nên đêm liên hoan lửa trại đầy cuốn hút:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ K

hèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”.

Một bức tranh đêm lấp lánh ánh đuốc bập bùng, nổi trên ánh lửa hồng là hình ảnh những cô gái Lào xinh đẹp, duyên dáng trong “xiêm áo” sặc sỡ với những điệu múa làm say đăm lòng người.

Nhưng, câu thơ giàu chất tạọ hình hơn cả là:

“Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Tình yêu đối với dòng sống, con suối, dáng người, con thuyền, nhành hoa cộng với cái tài hoa sẵn có trong người nghệ sĩ đã giúp nhà thơ tạo nên một bức tranh thơ mộng, cuốn hút đến lạ lùng.

Có thể khẳng định rằng chất họa đã đem đến cho thơ ca sức khơi gợi trực tiếp từ những ngôn từ giàu tính tượng hình. Thơ mà thiếu đi chất họa sẽ trở nên nghèo nàn về cảm xúc bởi thơ không chỉ là thơ mà “đồng thời là họa”.

Bên cạnh tính họa, ngôn ngữ thơ còn mang tính nhạc. Thơ vốn phản ánh cuộc sống qua những rung động của tình cảm. Như nhịp đập của trái tim khi xúc động, ngôn ngữ thơ có nhịp điệu riêng của nó. Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ - mà bằng cả âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ ấy. Âm thanh, nhịp điệu thêm hàm nghĩa cho từ ngữ, gợi ra những điều mà từ ngữ không thể nói hết... Tất nhiên, cũng không thể giải thích ý nghĩa của âm thanh, nhịp điệu mà không xuất phát từ nội dung của từ ngữ.

Để thưởng thức nhạc điệu của thơ, xưa nay người ta vẫn thích ngâm thơ, đọc thơ. Vì chú ý đến nhạc tính, thơ ca nhiều nước đã quy định khuôn nhịp - tức là số chữ trong một dòng, nhịp điệu - nói về cách phôi hợp âm thanh và cách ngắt nhịp và vần - tức là sự hiệp âm cuối dòng hay giữa dòng. Tất cả những điều đó cốt để thơ có nhạc tính. Có thể nói rõ nhạc tính trong thơ thể hiện ra ở ba mặt sau: sự cân đối, sự trầm bổng và sự trùng điệp. Kết hợp hài hòa đủ những yếu tố ấy, thơ sẽ trỏ nên trầm bổng như một khúc ca mang đậm cảm xúc.

Tố Hữu và Quang Dũng hẳn cũng nhận thức rõ tầm quan trọng của nhạc tính trong thơ. Vì vậy, trong tác phẩm của họ, chúng ta luôn cảm nhận được chất nhạc lan tỏa.

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

là một khổ thơ đầy âm điệu. Âm điệu dựng thành dốc: “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “cao”, “xuống”... cứ hun hút đến ghê người. Giữa âm điệu ghồ ghề củanhững thanh trắc, câu thơ “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” thả xuống toàn thanh bằng, tạo một dấu lặng đột ngột của khúc quân hành, mở ra nét nhạc bâng khuâng man mác hồn người. Bút pháp lãng mạn của thi sĩ còn chộp bắt âm thanh ghê rợn của “thác gầm thét”, “cọp trêu người” để tô đậm vẻ hoang dại, bí mật của rừng thiêng-dữ dội, để rồi đột ngột mở ra một thế giới người ấm áp mà da diết:

“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.

“Nhớ”... “Tiến"... “Khói"... ba thanh trắc bay lên như tạc hình tia khói mảnh len qua kẽ lá, tỏa lan ấm áp cả rừng chiều. Ớ đây, sự hòa quyện độc đáo giữa âm thanh, hình ảnh đã để lại mọt ấn tượng khó phai mờ trong lòng độc giả.

Hai câu thơ cuối:

“Áo bào thay chiếu anh về đất sống

Mã gầm lên khúc độc hành”

vang dội như một khúc nhạc kì vĩ. Âm hưởng bi hùng của khúc chiêu hồn. tử dội lên từ chữ “gầm”. Chữ “gầm” lại được trao cho “sống Mã” thành tiếng khóc lớn của thiên nhiên, vừa đưa cái chết của người lính vào cõi trường cửu, vừa nâng cái chết lên tầm sử thi hoành tráng.

Không chỉ có Quang Dũng và “Tây Tiến” đã để lại những thanh âm vang đội trong lòng bạn đọc. Với giọng thơ tâm tình ngọt ngào, ảnh hưởng nhiều bởi dân ca, nhất là dân ca Huế, thơ Tố Hữu cũng mang đậm chất nhạc trong ngôn ngữ.

“Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mãn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sống nhớ nguồn?”

Cái nôt láy “Mình về mình có nhớ ta”, “Mình về mình có nhớ không” ngân lên những âm hưởng thât da diết. Ta nghe thấy sự quen thuộc tựa như một khúc hát giao duyên:

“Mình về có nhớ ta chăng,

Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”...

Về thể thơ, Tố Hữu sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ dân tộc (như lục bát, song thất lục bát, bốn chữ, năm chữ, bảy chữ) và có những sáng tạo làm phong phú thêm cho các hình thức thơ ca này. Trong thơ Tố Hữu có thể bắt gặp một cách phổ biến những lối so sánh, các phép chuyển nghĩa và cách diễn đạt trong thơ ca dân gian đã trở nên quen thuộc với tâm hồn người Việt. Sáng tạo hình ảnh trong thơ Tố Hữu thiên về giá trị biểu hiện tình cảm hơn là giá trị tạo hình, thậm chí nhà thơ còn sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ tượng trưng khá quen thuộc. Thơ Tố Hữu giàu nhạc điệu, đặc biệt phong phú về vần và những phối âm trầm bổng nhịp nhàng nên đễ ngâm dễ thuộc.

Ngoài tính nhạc và tính họa thể hiện trong ngôn ngữ, mỗi nhà thơ còn để lại những “chạm khắc riêng” trong lòng bạn đọc. Chính điều đó đã tạo nên phong cách độc đáo, riêng biệt không thể trùng lẫn giữa họ.

Nét đặc sắc của thơ Tố Hữu là giọng điệu riêng rất đễ nhận ra. Đó là giọng tâm tình, ngọt ngào tha thiết, giọng của tình thương mến. Giọng điệu ấy có phần là do được thừa hưởng từ điệu tâm hồn con người xứ Huế với những câu ca, giọng hò tha thiết ngọt ngào của quê hương. Nhưng nó cũng được xuất phát từ một quan niệm của nhà thơ: “Thơ là chuyện đồng điệu (...), thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tinh, tiếng nói đồng chí”. Nhà thơ đặc biệt dễ rung động với nghĩa tình cách mạng, luôn hướng đến đồng bào, đồng chí mà giãi bày tâm sự, trò chuyện, kêu gọi, nhắn nhủ. Thơ Tố Hữu phần nhiều có cách diễn đạt tự nhiên, hơi thơ liền mạch. Chính những yếu tố trên tạo nên nét “chạm khắc theo một cách riêng” ở thơ Tố Hữu và cũng chính vì điều đó mà bạn đọc mọi thế hệ mãi mãi yêu mến thơ ông.

Là một thể loại nằm trong phương thức trữ tình, bản chất của thơ được thể hiện rất đa dạng với nhiều biến thái và màu sắc phong phú. Một trong những yếu tố không thể thiếu trong quá trình sáng tác thơ ca là ngôn ngữ. Mỗi nhà thơ luôn phái nhớ: ngôn ngữ thơ gắn liền với tính họa và tính nhạc. Để Tố Hữu hay Quang Dũng có thể trở thành những nhà thơ lưu danh hậu thế, chính họ đã luôn tâm niệm: “Thơ là thơ, nhưng đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Yến Nguyễn
08/01/2023 21:32:39
+4đ tặng
  • Mở bài:

Thơ ca là thứ nghệ thuật chung của tâm hồn đã trở nên tự do và không bị bó buộc vào nhận thức giác quan về vật chất bên ngoài; thay vì thế, nó diễn ra riêng tư trong không gian bên trong và thời gian bên trong của tư tưởng và cảm xúc. “Thi trung hữu họa” (trong thơ có họa); “thi trung hữu nhạc” (trong thơ có nhạc) vốn là đặc tính của thơ ca xưa nay. Bàn về điều đó, Sóng Hồng viết: “Thơ là thơ, đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng”.

  • Thân bài:

“Thơ là thơ”: Thơ trước hết phải là chính nó, nghĩa là phải mang đầy đủ những đặc trưng riêng khác với bất kì loại hình nghệ thuật nào: truyện, kịch…  Thơ là phương thức trữ tình, là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc được thể hiện bằng một cấu tạo ngôn ngữ đặc biệt.

Thơ là họa”họa có nghĩa là hội họa, đặc trưng ngôn ngữ thơ giàu tính tạo hình, thơ có thể gợi lên trong tâm trí người đọc những hình ảnh, chi tiết sống động, chân thực như bản thân sự sống vốn có.

“Thơ là nhạc”: nhạc là âm nhạc. Ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính. Tính nhạc của thơ thể hiện ở: thể thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp, thanh điệu,…

“Thơ là chạm khắc”:là khả năng tạo dựng hình khối, đường nét sống động, chân thực của ngôn ngữ thơ ca.

Sóng Hồng đã khẳng định tính chất kì diệu của thơ ca: thơ là thơ nhưng thơ còn có màu sắc, đường nét của hội hoạ, thanh âm của âm nhạc và hình khối của chạm khắc. Tuy nhiên, tất cả những biểu hiện ấy phải được thể hiện theo “một cách riêng’’ nghĩa là nhà thơ phải có phong cách nghệ thuật riêng.

Sinh ra từ tâm hồn và trái tim con người, thơ đã trở thành tri âm của nhân loại từ bao thế kỉ qua. Thơ là một phần của thế giới nội tâm, của đời sống tâm linh con người. Yêu thơ, và coi thơ như người bạn tri kỉ của mình, người ta đã làm cho thơ nhiều cách lí giải định nghĩa. Ai đó đã từng coi thơ là rượu của quỷ sa tăng, thơ là địa hạt của huyền bí và thần thánh. Xuan Diệu nói: “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa” . Banzac cho rằng “thơ là lửa, thơ là sự sung mãn của tình cám mãnh liệt”. Không chỉ là những người lang thang trên những nẻo đường thơ ca để mong tìm được cho thơ một định nghĩa vẹn toàn. Nhưng có lẽ họ đều bất lực. Bởi con người không ngừng yêu quý thơ ca cũng không thỏa mãn trước bất cứ một định nghĩa nào về thơ. Mỗi định nghĩa chỉ nói được cho thơ một phần nào đó. Với Sóng Hồng, đứng giữa thế giới thơ ca diệu kì, phong phú mà phức tạp ấy, ông phát hiện ra sức biểu đạt rất tuyệt vời của thơ: “Thơ là thơ, đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng. Cách nói ngan gọn, nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa”.

Thơ là thơ, tất nhiên rồi, thơ bao giờ cũng là chính nó. Đọc thơ không ai lại nhầm tưởng đó là bút kí. là truyện ngắn, hay bất cứ một loại hình nghệ thuật nào. Bằng những đặc thù riêng của mình, thơ đi vào lòng người với những quy luật riêng. Nhờ tính đặc thù mà thơ không bị hòa lẫn. Thơ trước hết phải là chính nỏ, nghĩa là mang đầy đủ đặc thù riêng của mình. Nhưng thơ đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng. Sóng Hồng đã phát hiện ra tính kì diệu của thơ ca: “thơ là thơ, nhưng thơ còn có tính nhạc, tính họa và chạm khắc”. Thơ đã vươn ra ngoài nó, và chiếm lĩnh linh hồn của các ngành nghệ thuật khác. Thơ không bằng lòng và không chỉ bó hẹp trong bản thân mình. Tìm đến thơ người ta không chỉ thấy chất “thơ” đặc thù của nó, mà còn được chiêm ngưỡng sức biểu hiện kì diệu của các ngành nghệ thuật khác. Nghĩa là tổng hòa sức biểu hiện của nhiều ngành nghệ thuật. Rõ ràng, Sóng Hồng đang bàn tới sức biểu đạt kì diệu của thơ ca.

Xuân Diệu đã từng phát biểu ngàn năm còn lại với thơ bởi thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành hạt từ (Sen-li). Đến với thơ, ai chẳng khao khát tìm được và phát hiện ra những vẻ đẹp thực sự trước hết là của chính nó. Thơ là thơ đó là định nghĩa, tưởng như đơn giản, nhưng thực sự xuất phát từ sự hiểu biết khá sâu rộng và đặc trưng thể loại của nó. Đồng thời đây cũng là yêu cầu, là đòi hỏi của độc giả. Tìm đến thơ, trước hết, người ta phải thấy được chất thơ đích thực, mà không một hình thức nghệ thuật nào có được.

Cũng như văn học, thơ ca phản ánh không phải được xây dựng nên từ óc quan sát, chiều sâu nhận thức, tư duy lôgic, của lí trí, mà nó gắn bó với cảm xúc, với tâm hồn. “Thơ sinh ra từ tình cảm. Thơ là người thư kí trung thành của những trái tim” (Đuy-brlay). Đến với thơ tâm hồn ta phải được chan hòa trong thế giới của cảm xúc. Thơ là thần hứng. Thơ là cái nhụy của cuộc sống, là cơn gió của đất trời. Tâm hồn ta là mặt nước phăng lặng và bình yên. Cơn gió của nàng thơ có đủ sức mạnh để làm mặt nước – tâm hồn ta xao động, đó mới thực sự là thơ. Khi Sóng Hồng nói thơ là thơ, ông đã khẳng định yêu cầu với thơ ca trước hết phải là chính mình.

Bất cứ một bộ môn khoa học nào, hay một hình thức nghệ thuật nào bao giờ cũng phải là chính nó. Người đời đặt tên cho từng loại hình, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu và tiêu chuẩn chung để xác định và phân loại. Thơ là thơ, cũng như truyện ngắn là truyện ngắn, tiểu thuyết là tiểu thuyết, kịch là kịch,…, mỗi loại hình nghệ thuật đều có nhũng đặc trưng riêng để phản ánh tiêu chuẩn thẩm mĩ riêng. Nói đến thơ người đọc không quên là cảm xúc, là tâm hồn. “Trong thơ, tình là gốc”(Bạch Cư Dị). Thơ phải sinh ra sự thôi thúc mạnh mẽ của tâm hồn. Đồng thời cảm xúc trong thơ ở dạng tinh chất chọn lọc. Ngôn ngữ thơ hàm súc và đa nghĩa. “Thơ là rượu của thế gian” (Huy Trụ). Thơ thăng hoa và xuất thần từ đống tài liệu thực tế, như một thanh kim loại sáng bóng được gạn ra từ hàng tấn quặng ủ trong lòng đất bao nhiêu tháng năm… Thơ phải là thơ, nghĩa là thơ phải phản ánh cuộc sống bằng hình tượng theo quy luật của cảm xúc và dạng tính chất, chọn lọc.

Nhưng Sóng Hồng không dừng lại ở định nghĩa: “Thơ là thơ”. Ông viết tiếp “Thơ đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng”. Vậy ra thơ không phải là của chính mình, mà còn mang bóng dáng của các ngành nghệ thuật khác. Trong thơ có âm nhạc, có hội họa và có điêu khắc. Tất nhiên “theo cách riêng”. Bằng đặc thù riêng của mình, thơ đã hoàn thành được cả sứ mệnh của các bộ môn nghệ thuật khác đối với cuộc sống. Thơ có tính chất hội họa, âm nhạc, phải chăng người xưa từng nói “thi trung hữu họa”, “thi trung hữu nhạc” đó sao?

Mỗi câu thơ, bài thơ dường như chứa đựng một thế giới của màu sắc đường nét và nhạc điệu. Đồng thời thơ có tính hình tượng, do đó trong thơ còn có bóng dáng của chạm khắc. Tưởng như là một sự phi lí. Bởi câu thơ trên trang sách kia. chỉ là những xác chữ nhỏ bé, vô hồn! Nhưng không! Thơ sẽ được sống dậy. được thổi linh hồn và trở thành một cơ thể sống, khi người ta tiếp nhận và chiêm ngưỡng nó với sự nhìn nhận toàn diện và chính xác. Sau những con chữ tưởng như vô hồn ấy chứa đựng cả một thế giới tràn đầy màu sắc và âm thanh, đường nét. Đọc thơ giống như ta đang đứng trước một bức tranh, một tác phẩm điêu khắc, hay đang lắng mình trong khúc nhạc du dương. Tất nhiên, thơ không phải vì tiếng nhạc, vì tính họa và chạm khắc mà quên đi đặc thù của mình. Như vậy thơ sẽ bị hòa lẫn.

Khẳng định “Thơ là thơ, đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng”, Sóng Hồng đã đi từ đặc trưng của thơ ca, trước hết là ngôn ngữ. Ngôn ngữ trong thơ là ngôn ngữ nghệ thuật được kết tinh từ ngôn ngữ đời sổng. Điều kì diệu của ngôn ngữ thơ ca là có thế làm được tất cả: xây dựng hình tượng với những gam màu hội họa, âm thanh của âm nhạc và đường nét của chạm khắc. Sự đa dạng phong phú và sức biểu cam ki diệu của ngôn ngữ thơ ca đủ vẽ ra trước mắt chúng ta cả một thế giới sinh động có linh hồn. Tính hội họa tạo nên từ ngôn ngữ, âm nhạc tạo nên từ ngôn ngữ, và chạm khắc cũng tạo nên từ ngôn ngữ.

Cần hiểu rõ hình tượng điêu khắc, âm nhạc và hội họa trong thơ không tồn tại ở dạng vật chất. Nó tồn tại trong tưởng tượng trong thế giới vô hình. Điều đó đòi hỏi người tiếp nhận phải có một năng lực cụ thồ nào của tâm hồn và trí tuệ mới nắm bắt được đầy đủ tính phong phú của hình tượng. Người đọc thấy văng vằng bên tai âm thanh réo rắt, sừng sững trước mắt, những pho tượng bí hiểm và hiện ra trước mặt những bức tranh rực rỡ sắc màu,…, Tất cả chỉ trong trí tưởng tượng trong tâm hồn. Tính nhạc họa và chạm khắc trong thơ phải “theo cách riêng”,. Nó không đập vào trực giác và ngấm vào ta qua lăng kính tâm linh. Nếu khẳng định ngôn ngữ thơ ca có tính nhạc, tính họa và chạm khắc, e rằng không phải là đặc trưng riêng của thơ. Ngôn ngữ văn xuôi cũng có thể như vậy. Nhưng  thơ mang sức biểu đạt diệu kì của ngôn ngữ thơ, nghĩa là tính nhạc họa và chạm khắc trong thơ phải đạt đến đỉnh cao.

Thơ cũng như văn chương, phản ánh cuộc sống bang ngôn ngữ, thơ có tính nhạc họa và chạm khắc. “Bản chất của con người là nghệ sĩ” (M.Goor-ki), nhưng không phải ai cũng có thê trở thành nhà văn, nhà thơ, bởi không phải ai cũng có đủ năng lực của trí tuệ và tâm hồn xây nên những tháp đài ngôn ngữ chứa đựng nhiều ý tưởng về cuộc sống. Và không phải ai cũng có thể tạo nên trong thi phẩm của mình tiếng du dương của bản cầm ca, sắc vàng của mùa thu, sắc xanh của cỏ xuân “tràn biếc cỏ”, không phải ai cũng chạm khắc và xây nên những hình tượng nghệ thuật giàu chất tạo hình.

Người nghệ sĩ chân chính không phải chi làm thơ ghi lại cảm xúc trong nhật kí. Làm thơ đòi hôi một tâm hồn, đồng thời phải cần trí tuệ sắc sảo đê tông hòa họa, nhạc và chạm khác khi cần thiết. Không ít người nghệ sĩ đã bị lu mờ trong thế giới muôn màu của nghệ thuật, vì bắt tay vào làm thơ anh chỉ đơn giản ghi lại cảm xúc bồng bột của mình, mà quên đi tính nghệ thuật của thơ. Nhưng cũng không ít người nghệ sĩ tài năng, bằng trái tim mẫn cảm của nghệ sĩ. bằng trí tuệ sắc sảo, đã làm nên nhũng vần thơ xanh mãi với thời gian.

Chất hội họa trong thơ ca đã được hun đúc từ bao thế kì. Từ ca dao đến văn học trung đại và hiện đại, thơ bao giờ cũng bộc lộ tính họa đặc sắc cúa mình. Đen với câu thơ xuân của Nguyễn Du:

Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lên trắng điểm một vài bông hoa.

(Cảnh ngày xuân – Trích Truyện Kiều) 

Trước mắt ta là một bức tranh mùa xuân đầy sức sống và màu sắc, với sự sinh sôi, này nở. Màu xanh của cỏ – màu xanh ngút ngàn trải dài đến tận chân trời như tấm thảm xanh trải dài trên mặt đất, đẹp và êm ái. Màu trắng của hoa lê điểm trên nền xanh cây lá. Tất cả hài hòa trong màu của mùa xuân tươi đẹp. Đó chính là sự trang điểm khéo léo của thiên nhiên. Và đó cũng là nét tài hoa, sự cảm nhận tinh tế của người nghệ sĩ. Thơ thể hiện rõ tính chất của hội họa, nhưng không theo một cách riêng, chỉ có thơ mới có được. Ấy là sự cựa quậy của nhựa sống đang dồn trong mồi ngọn cỏ, là linh hồn tươi trẻ của mùa xuân đang rạo rực trong mỗi sắc là màu hoa…., và đặc biệt, là sự sống và tình yêu đang rạo rực trong lòng của thi nhân.

Họa sĩ Ru-kin đã từng nói rằng “Nghệ thuật là sự mô phong tự nhiên”. Có lẽ nhận định ấy chỉ đúng với hội họa? Mà theo tôi. nó cũng không đủ sức thuyết phục ngay cả với hội họa. Đã là nghệ thuật người ta không phản ánh những chất liệu tự nhiên, nguyên sơ, khô cứng từ đời sống. Nghệ thuật đâu phải chỉ mô phỏng tự nhiên. Đặc biệt là thơ ca. Thơ ca phản ánh cuộc sống với những đường nét màu sắc, không bao giờ chỉ là hình hài thật sự của cuộc đời thực mà bao giờ cũng chứa đựng linh hồn:

Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa
Tia nắng tía nhảy hoài trong ruộng lúa
Núi uốn mình trong chiếc ảo the xanh
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh

(Chợ Tết – Đoàn Văn Cừ)

Mùa xuân trong thơ của Đoàn Văn Cừ hiện về những xôn xao trong lòng tạo vật, với những sắc màu kì diệu của thiên nhiên. Kho thơ bốn câu mà như hội tụ hết thảy sắc màu: màu trắng long lanh của những giọt sương mai, màu tía của nắng sớm, màu xanh của rặng núi và màu son đỏ của đồi,… Thế nào là màu “nắng tía”? Thật kì lạ? có lẽ trong nghệ thuật hội họa, ít tai có thể truyền đến cho người xem màu “nắng tía”. Nhưng Đoàn Văn Cừ – nhà thơ của chúng ta đã làm được điều đó bằng thơ. Màu nắng ấy không đập vào trực giác của người đọc, nó len vào tâm hồn và đọng lại trong trí tưởng tượng của ta… Đọc thơ Đoàn Văn Cừ, ta thấy hiển hiện một bức tranh sặc sỡ sắc màu. Nhưng không phải là màu của sự “mô phỏng tự nhiên”. Trong bức tranh ấy ta nhận ra tấm lòng yêu mến cuộc sống thiết tha của nhà thơ. Trong bức tranh ấy có linh hồn, có trái tim của nhà thơ.

Thơ đầy màu sắc. Nhưng có khi không dùng đến những từ chỉ màu sắc của thơ vẫn mở ra trước mắt người đọc những bức tranh giàu chất hội họa. Nhà thơ – họa sĩ đã vẽ bức tranh theo cách riêng của mình, bằng đặc trưng thơ ca. mà không một loại hình nghệ thuật nào có thể làm được.

Ai mà chẳng từng yêu thiết tha yêu những vần thơ giàu chất nhạc, những vần thơ đọc lên nghe như một bản dương cầm. Tính nhạc trong thơ cơ bán được tạo nên từ nhịp điệu. Nhịp thơ với các biểu hiện phong phú của nó đã đẩy tính nhạc trong thơ đến đỉnh cao. Vôn-te từng nói: “Thơ là sự hùng biện du dương phải chăng một phần ông quan niệm và đề cập tới tính chất đặc thù của thơ là tính nhạc”. Có thể nói nhịp thơ, đó là sức mạnh cơ ban là năng lượng của câu thơ (Mai-a-cốp-ki). Nhịp thơ làm nên nhạc thơ. Thi trung hữu họa (trong thơ có họa) chứ ít nói: Thi trung hữu nhạc, vì bản thân thơ đã gắn với nhạc như một tất yếu “định mệnh” rồi. Thơ không kèm yếu tố nhạc (nhịp điệu, ngữ điệu, vần và hòa âm. hòa thanh, từ ngữ và biện pháp tu từ,…) thì cơ bản không còn là thơ mà trở thành văn xuôi (hay là thơ văn xuôi như cách gọi khá thịnh hành bây giờ).

Nói về tính nhạc trong thơ, hay rõ hơn là mối quan hệ giữa thơ và nhạc, nhà thơ Chê Lan Viên cho răng: Thơ đi giữa nhạc và ý, nghĩa là, nhạc là một trong hai thành tố làm nên thơ. Đây chính là một cách nói về tính nhạc trong thơ của ông. Thi sĩ Tản Đà cũng từng nói: “Đàn là đàn, thơ là thơ; Thơ cỏ nhạc, đàn có tơ” như là một định nghĩa về tính nhạc trong thơ vậy. Nói tính nhạc trong thơ trước hết nói về yếu tố nhịp điệu. Như âm nhạc với những tiết điệu định hình cho mồi tác phàm (2/4; 3/4; 4/4; 3/8; 6/8; 2/2…), trong từng bài thơ, dòng thơ cũng có những nhịp điệu cơ bản mà tác giả lựa chọn, góp phần làm nên sự hài hòa, khơi gợi cho nội dung tác phẩm. Ta sẽ cảm nhận một cách rõ ràng sự bịn rịn, dây dưa của cảnh người đi kẻ ở qua nhịp điệu của hai dòng lục bát trong Truyện Kiều của Nguyễn Du sau đây:

Người lên ngựa/ kè chia bào (3/3)
Rùng phong thu/ đã nhuốm màu quan san (3/5 hoặc 3/3/2)

(Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều)

Khi đọc thơ, tùy theo văn cảnh hay ngữ cảnh, người đọc chọn cho mình một ngữ điệu phù hợp (trầm, bổng, khoan, nhặt…), nhằm chuyển tải đầy đủ và hài hòa ý tưởng thơ. Ngữ điệu đọc, nhất là diễn ngâm thơ bao giờ cũng thấm đẫm nhạc tính. Nhạc tính trong thơ cũng thể hiện qua việc gieo vần và lối hòa âm. Chúng ta thử hình dung, nếu thơ lục bát – một đặc sản của dân tộc Việt chúng ta, ngày nào đó sẽ không còn vần nữa, khi đọc lên, bài thơ, dòng thơ sẽ trơ lì, khô khốc, bởi tất cả sự uyển chuyển, nhịp nhàng của thao tác gieo vần đã bị triệt tiêu, vần chính là một trong những thành tố quan trọng làm nên tính nhạc trong thơ xét trên phương diện giai điệu.

Cùng với vần, hòa âm (sự kết hợp các nguyên âm hẹp, nguyên âm rộng…) trong tiếng Việt cũng là một yếu tố làm nên tính nhạc trong thơ. Cách gieo vần và lối hòa âm trong bài thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư là một ví dụ tiêu biểu về nhạc tính trong thơ. Tính nhạc trong thơ cũng thể hiện rất rõ qua cách phối ngẫu thanh bằng, thanh trắc trong từng dòng thơ, bài thơ. về điều này, thơ Đường luật hẳn là một bằng chứng sinh động bởi quy tắc nghiêm ngặt của nó. Khi đọc lên bàn ghi thanh (cơ bản) của một bài thơ tứ tuyệt Đường luật, ta đã nghe dìu dặt nhạc tính rồi:

Đêm nghe tiếng gió nhớ miên man
Mộng ước tình ta đã lụi tàn
Thánh thót hiên ngoài mưa rả rích
Mi buồn lệ ứa mãi không tan.

(Nỗi sầu – Hoàng Thứ Lang)

Đọc hai dòng thơ sau đây của Xuân Diệu trong bài Nhị hồ với 100% là thanh bằng, nâng giai điệu bài thơ đạt một độ cao nhất định, ta sẽ thấy sự chơi vơi của tâm hồn con người đã được đẩy lên tột đinh như thế nào: Sương nương theo trăng ngừng lưng trời, Tương tư nâng lòng lên chơi vơi. Và tính nhạc trong thơ còn thể hiện đậm nét trong việc sử dụng từ ngữ và các biện pháp tu từ. Tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ phong phú về câu trúc từ và biện pháp tu từ. Chính điều đó làm cho thơ rất giàu tính nhạc, nhất là các từ láy và biện pháp: điệp từ, điệp ngữ. Ta hãy thử đọc hai dòng lục bát sau – với cách sử dụng từ địa phương, từ láy và lối điệp phụ âm đầu, sẽ cảm nhận một cách đích thực điều gọi là nhạc tính trong thơ:

Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên.

(Nước non ngàn dặm-Tố Hữu)

Trong thực tế, tính nhạc trong thơ là một cái gì đó rất uyển chuyển, thẩm thấu và giao hòa trong nhiều yếu tố của bài thơ, dòng thơ. Thơ ca là như vậy, là làm được những điều tưởng như không thể. Có lẽ vì thế chăng mà thơ bí ẩn hấp dẫn muôn đời?

Âm nhạc nhất nhất bao giờ cũng phải bật ra thành tiêng, người đọc nghe nói có thể lĩnh hội cảm xúc ở nghệ sĩ. Nhưng thơ ca rung động lòng người nhiều khi là những âm thanh không lời:

Anh xa em
Trăng cũng lẻ
Mặt trời cũng lè
Biên vẫn cậy mình dài rộng thế
Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn
Gió không phải là roi mà đá núi phải mòn
Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím
Sóng chăng đi đến đâu nếu không đưa em đến
Vì sóng đã làm anh
Nghiêng ngả
vì em…

(Thơ viết ở biển – Hữu Thỉnh)

Đoạn thơ với nhịp điệu nhẹ nhàng, như tiếng hát của con tim. Câu ngắn, câu dài đan xen hợp xướng nên một bản đàn tâm trạng. Nhưng tôi muốn nói tới dấu ba chấm ở cuối đoạn thơ. Đó là thứ âm thanh không lời. Nó chứa đựng nỗi xốn xao, sự nhớ nhung niềm khắc khoải của một trái tim cô đơn sau lời tự thú. Và từ đó chúng ta thấy rõ hơn một trái tim mãnh liệt như sóng biển, một nỗi nhớ thiết tha da diết đến nhuộm tím cả sắc trời… Đẹp làm sao một tình yêu. Và đẹp làm sao một bài ca. Có nhiều bài thơ, rất nhiều bài thơ đã chuyển thành bài hát như: “Đồng chí” của Chính Hữu, “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương,…), bởi tính nhạc kì diệu của nó. Thơ là nhạc, nhạc là thơ, tựa hồ như có thể chuyển hóa sang nhau.

Nhưng âm nhạc có thể nào chuyến thành nghệ thuật chạm khắc, như thơ? Có lẽ là không? Chỉ đến với thơ ta mới được sống trong sự giao thoa giữa chất thơ, nhạc, họa và chạm khắc. Điều này xuất phát từ tính tạo hình của ngôn ngữ thơ, như trên đã nói. Nhiều lúc, đọc mà ta cảm giác như đang chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc vậy:

Đây vị xương trần chán với tay
Có chỉ thiên đốt tấm thân gầy
Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt
Tự bấy ngồi y cho đến nay.

(Các vị La Hán chùa Tây Phương – Huy Cận)

Đó là một bức tượng trong chùa Tây Phương được nhà thơ Huy Cận khắc họa bằng tài bút của mình. Trong khô thơ có dáng dấp. có đường nét trên cơ thê bức tượng,… Và hơn nữa. còn có cả tâm trạng tượng đến nỗi trầm ngâm đau khổ. Linh hồn bức tượng như theo câu chữ hiển hiện ra trước mắt ta. Vậy là, đến với thơ, ta không chỉ được chiêm ngưỡng hình tượng như đến với nghệ thuật điêu khắc mà còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hình tượng thơ. Tính chạm khắc là một biểu hiện trong sức biểu đạt diệu kì của thơ ca.

Thơ là thơ, là nhạc, là họa và là chạm khắc. Thơ không phải là riêng bất cứ một loại hình nghệ thuật nào trong số đỏ mà nó là sự tổng hòa. Đặc biệt không phải vì chạy theo tính nhạc họa hay chạm khắc. mà thơ quên đi chính mình. Trên thực tê không ít người quan niệm, thơ chỉ là những biểu hiện của nhạc, họa, chạm khắc…. Họ cho ràng trong thơ âm thanh là tất cả hay thơ là sự dao động giữa âm thanh và có ý nghĩa, từ đó làm nên những vần thơ nghệ thuật:

Còn chưa say hồn khát vẫn thèm men
Say đi em say đi em
Say cho lơi là ánh đèn
Cho cung bậc ngả nghiêng, điên rồ xác thịt
Rượu rượu nữa và quên quên hết!
Ta quá say rồi!
Sắc ngà màu trôi…
Gian phòng không đứng vững
Có ai ghì hư anh sát kề môi?
Chân rã rời
Quay cuồng chi được nữa
Gối mỏi gần rơi!
Trong men cháy giác quan vừa bén lửa
Say không còn biết chi đời
Nhưng em ơi
Đất trời nghiêng ngửa
Mà trước mắt thành sần chưa sụp đổ
Đất trời nghiêng ngừa
Thành sầu không sụp đổ, em ơi!

(Say – Vũ Hoàng Chương)

Không phải vì những câu thơ ấy thiếu chất nhạc, chất họa mà nó thiếu chất thơ, thiếu nguồn gốc đích thực thơ – cuộc sống.

  • Kết bài:

Lục Du từng nói: Làm sáng tỏ nhận định: Công phu của thơ là ở ngoài thơ”. Khi đạt đến chất thơ tròn trịa vẹn toàn, thì tự thân nó đã mang những yếu tố nghệ thuật hội họa, âm nhạc và chạm khắc. Tôi vốn tâm niệm vói câu nói của Nhê-cơ-ra-xốp: “Trong tâm hèn con người đều có vái van mà chi có thơ ca mói mờ ra được”. Phải chăng để “mở van” vào thế giới tâm hồn con người, thơ không chỉ là thơ, mà đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một nét riêng?

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×