Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy làm rõ ý kiến của mình qua việc phân tích các khổ thơ

theo e, 2 khổ thơ đầu và 3 khổ thơ sau của bài thơ ông đồ cs những điểmgì giống và khác nhau? Hãy lm rõ ý kiến của mik qua vc phân tích  cacs khổ thơ
 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
165
0
0
Ngọc Bích
25/01/2023 17:57:25
+5đ tặng

1. Điểm giống và khác của 2 khổ đầu và 3 khổ sau

- Giống: đều tập trung miêu tả ông đồ ngồi bán chữ trong dịp Tết

- Khác: khác nhua về hoàn cảnh 

 + 2 khổ đầu: miêu tả hình ảnh ông đồ khi Hán học đang thịnh vượng, ông được xã hội trọng vọng, ông trở thành nhân vật quan trọng của chốn phố phường
  + 3 khổ sau: miêu tả ông đồ khi Hán học đã suy tàn, ông bị gạt ra ngoài lề xã hội, Người thuê viết giảm đi theo thời gian, "mỗi năm mỗi vắng". Cho dù vẫn hiện diện, "vẫn ngồi đấy", nhưng ông đồ chẳng còn được ai để ý; ông đã bị người đời lãng quên.

2. Phân tích

Đây là những cau thơ cho thấy tâm trạng buồn bã của ông đồ dường như cũng thấm vào cảnh vật.  Trước hết là hình ảnh của "Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu".Giaáy, mực vốn là những vật thân thiết với ông đồ cũng trở nên có hồn và mang tâm trạng buồn, sầu của con ngời. Giaáy buồn vì bị bỏ quên nên màu đỏ của nó cũng trở nên bạc phai cả sắc, bẽ bàng cả hồn. Mực không được đụng đến nên ngưng động bao sầu tủi, lặng lẽ cô mình trong nghiên sầu.Đỏ là từ chỉ màu , còn thắm là chỉ sắc. Màu chỉ còn là cái xác và sắc là linh hồn. Ở đây ta thấy giấy không còn được hài hòa thắm duyên cùng mực nên dường như nó không còn sự sống. Còn " Mực đọng trong nghiên sầu"trĩu xuống, ứ lại, ngưng lại ở chữ " đọng". Đây là cái ứ đọng của mực lâu ngày không được dùng đến hay cũng chính là niêm fu uất của ông đồ đang kết đọng lại thành 1 nỗi sầu.  Hơn thế là khung cảnh, là hình ảnh của ngoại cảnh "Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài giời mưa bụi bay" Khung cảnh thực ảm đạm với lá vàng gợi ra sự úa tàn, mưa bụi bay mở ra một không gian lạnh lẽo, phủ mờ hình ảnh ông đồ. Thật quái lạ thay là cái cảnh mùa xuân này. Ta không thấy chồi non lộc biếc, ta không thấy những đàn chim én phấp phới bay về mà chỉ thấy lá vàng và mưa bụi. Dường như Vũ Đình Liên đã linh cảm thấy rằng trong mùa xuân sinh sôi đã hiện hữu sự tàn lụi. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đã hoàn toàn phát huy tác dụng. Cảnh nhuốm màu tâm trạng tê tái, xót xa. Ông đồ từ chỗ là trung tâm của bức tranh cuộc sống được mọi người ngưỡng mộ đã bị gạt ra bên lề cuộc đời, rồi dần dần chìm vào quên lãng.  Hình ảnh thơ  không chỉ còn mang nghĩa tả thựcmà hình ảnh tượng trưung cho thấy sự ế ẩm, tâm trạng chán ngán, u uất của ông đồ, đòng thời là niềm thương cảm của nhà thơ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyệt Vy
26/01/2023 07:19:57
+4đ tặng

Giữa hai khổ đầu và ba khổ sau của bài thơ có những điểm giống và khác nhau :

  • Tất cả đều tập trung miêu tả ông đồ ngồi bán chữ trong ngày giáp Tết. Nhưng hai khổ thơ đầu và ba khổ thơ cuối thể hiện những nội dung cảm xúc khác nhau, bởi miêu tả ông đồ ở hai giai đoạn khác nhau.
  • Hai khổ đầu miêu tả hình ảnh ông đồ khi Hán học đang thịnh vượng, ông được xã hội trọng vọng. Mồi khi Tết đến, ông trở thành nhân vật quan trọng của chốn phố phường. Cái “cửa hàng văn hoá lưu động” (theo cách nói của Vũ Quần Phương) mới đông vui làm sao ! Ông đồ xuất hiện trong những màu sắc rực rỡ của hoa đào, của giấy đỏ ; trong âm thanh tươi vui và trong không khí nhộn nhịp của phố phường. Chữ ông viết ra rất đẹp nên những người thuê viết cứ “tâm tắc ngợi khen tài”. Ở hai khổ thơ đầu, những câu thơ có nhịp điệu nhanh, liền mạch, âm hưởng vui tươi.
  • Ba khổ cuối miêu tả ông đồ khi Hán học đã suy tàn, ông bị gạt ra ngoài lề xã hội. Người ta bỏ chữ nho để học chữ Pháp, chữ quốc ngữ. Trong bối cảnh ấy, tình cảnh ông đồ trở nên đáng buồn. Người thuê viết giảm đi theo thời gian, “mỗi năm mỗi vắng”. Người buồn, nên những vật dụng đã từng gắn bó thân thiết với cuộc đời ông đồ cũng sầu thảm theo : Giấy đỏ chảng thắm tươi như ngày xưa, mực đọng trong nghiên cũng sầu não theo (Giấy đỏ buồn không thắm – Mực đọng trong nghiên sầu). Thế là, cho dù vẫn hiện diện, “vẫn ngồi đấy”, nhưng ông đồ chẳng còn được ai để ý; ông đã bị người đời lãng quên rồi. Ồng chỉ còn là “cái di tích tiều tuỵ đáng thương của một thời tàn” (lời tác giả).
  • Rồi Tết lại đến, hoa đào lại nở, nhưng không ai còn thấy “ông đồ xưa”. Vậy là ông đã đi hẳn vào quá khứ, vĩnh viễn vắng bóng trong cuộc sống náo nhiệt đương thời. Hai câu cuối bài thơ là một câu hỏi day dứt, ngậm ngùi : “Những người muôn năm cũ – Hồn ở đâu bây giờ ?”. Câu hỏi không lời đáp ấy cứ vương vấn không dứt trong lòng người đọc khi đọc xong bài thơ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo