Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích bài thơ 'Ánh trăng' của Nguyễn Duy

Phân tích bài thơ 'Ánh trăng' của Nguyễn Duy
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
93
1
0
Trần Trung
27/01/2023 10:40:17
+5đ tặng

bị cái hào nhoáng, sa hoa vật chất tầm thường che khuất mất, để ta vô tình lãng quên những điều thiêng liêng:

Từ hồi về thành phố

quen ánh điện cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường

Khổ thơ thứ ba, vầng trăng đã được nhân cách hóa thành một con người cụ thể. Ngỡ rằng vầng trăng ấy vẫn là tri kỉ, tình nghĩa bền chặt nào ngờ giờ đây lại chẳng khác gì người dưng nước lã. Thời gian có sức tàn phá thật khủng khiếp, nó có thể biến một tình cảm vốn thiêng liêng, cao đẹp, nay trở thành những mối quan hệ như chưa hề quan biết. Sự thật phũ phàng bởi thời gian, bởi lòng người thay đổi khó mà lường trước được.

Trong vòng xoáy của đồng tiền, con người mải mê lao vào tìm kiếm những sa hoa, dục vọng, để rồi khi: “Thình lình đèn điện tắt/ phòng buyn đinh tối om” , khi ấy con người mới có thời gian tự chiêm nghiệm, suy ngẫm lại. Nguyễn Duy đã lấy một sự việc hết sức bình thường, mất điện, để biến nó thành nút thắt, đẩy bài thơ lên đến cao trào, cũng chính bởi phút giây đó con người mới có cơ hội tự suy nghĩ về chính những ứng xử của mình trong cuộc sống.

Vội bật tung cửa sổ

Đột ngột vầng trăng tròn

Cả khổ thơ là những chuỗi hành động gấp gáp, liên tiếp nhau. Khi con người ta mất đi ánh sáng nhân tạo, lập tức phải tìm đến một nguồn sáng khác – ánh sáng tự nhiên. Và đột ngột họ gặp lại người bạn năm xưa. Họ ngạc nhiên, ngỡ ngàng, đến nỗi chẳng nói thành lời. Trăng vẫn vậy, vẫn vẹn tròn, thủy chung và biết bao cảm xúc ùa về trong tác giả: “Ngẩng mặt lên nhìn mặt/ có cái gì rưng rưng/ như là đồng là bể/ như là sông là rừng” . Trong khoảnh khắc lặng im bất chợt, mặt người đối diện với mặt trăng, kí ức của những ngày gắn bó lại ùa về trong tác giả. Là đồng, sông, bể, rừng những người bạn gắn bó trong suốt thuở thiếu thời và những năm tháng kháng chiến kiên cường, gian khổ. Khuôn mặt của trăng chính là quá khứ ân nghĩa, thủy chung mà con người đã vô tình lãng quên. Qua bao nhiêu thăng trầm, biến động trăng vẫn vẹn nguyên, vẫn thủy chung độ lượng với con người:

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

Khổ thơ vận dụng hàng loạt các từ láy: vành vạnh, phăng phắc, mỗi từ láy lại mang đến những giá trị biểu cảm khác nhau. Từ láy vành vạnh cho thấy sự ân tình, thủy chung vẹn nguyên của vầng trăng từ quá khứ đến hiện tại. Từ láy phăng phắc lại là cái im lặng giúp cảnh tỉnh con người, cái nhìn đầy nghiêm khắc để con người nhận ra sự bội bạc của chính mình. Nhưng đồng thời sự im lặng ấy cũng cho thấy thái độ bao dung, độ lượng của vầng trăng, hay rộng ra là của quá khứ, của nhân dân thủy chung tình nghĩa. Cái giật mình ở cuối bài cho thấy sự hối lỗi, đã nhận ra những sai lầm của bản thân. Thật tinh tế và khéo léo, Nguyễn Duy đã sử dụng hình ảnh vầng trăng, cùng với quá trình nhận thức của nhân vật trữ tình để làm bật lên tư tưởng, chủ để của tác phẩm.

Bằng giọng điệu tâm tình tự nhiên, chân thành, hình ảnh giàu tính biểu tượng bài thơ như một lời nhắc nhở đến muôn thế hệ. Nhắc nhở về lối sống ân tình thủy chung, biết ơn quá khứ, những người đã hi sinh để cho chúng ta có cuộc sống bình yên hạnh phúc như ngày hôm nay. Bài thơ ra đời đã lâu, nhưng vẫn giữ mãi giá trị nhân văn tốt đẹp của nó.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×