Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận 7 câu thơ đầu và khổ cuối bài thơ " đồng chí "

Cảm nhận 7 câu thơ đầu và khổ cuối bài thơ " đồng chí "
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
62
1
0
Hải
28/01/2023 21:26:02
+5đ tặng

"Đồng chí!” Hai tiếng gọi nghe sao thân thương bình dị mà yêu mến đến vậy. Tình đồng chí là thứ tình cảm vừa thân quen vừa mới lạ trong cuộc chiến đấu ấy. Cảm nhận được sự sâu nặng trong tình cảm của những anh bộ đội cụ Hồ thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Chính Hữu, một chiến sĩ – một nhà thơ đã xúc động viết lên tác phẩm Đồng chí. Bài thơ đã lưu dấu lại trong trái tim bao bạn đọc với biết bao cảm xúc. Tác phẩm đã ngợi ca tình cảm đồng chí đồng đội trong gian khổ, hiểm nguy vẫn luôn có nhau. Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu cũng như cảm nhận 7 câu thơ đầu bài Đồng chí sẽ cho thấy rất rõ điều đó.

Chính Hữu tên thật là Trần Đình Đắc. Ông sinh năm 1926 mất năm 2007. Chính Hữu sinh ra ở Vinh. Ông từng học tú tài ngành trí học ở Hà Nội. Khi cách mạng bùng lên, ông nhanh chóng gia nhập vào hàng ngũ những người yêu nước. Năm 1946, ông tham gia vào trung đoàn Thủ Đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp cũng như kháng chiến chống Mĩ.

Chính Hữu hoạt động cách mạng sôi nổi nhiệt thành và có nhiều đóng góp cho công cuộc cách mạng. Ông từng làm chính trị viên đại học trong kháng chiến Điện Biên Phủ năm 1954. Ngoài ra, ông còn là nguyên Đại tá, Phó cục trưởng cục Tuyên huấn thuộc Tổng cục chính trị, Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Phó tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Ông sáng tác không nhiều, nhưng mỗi tác phẩm của ông đều để dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc. Chính Hữu đã được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật lần hai vào năm 2000.

Không chỉ hoạt động trong lĩnh vực chính trị mà ông còn hoạt động sôi nổi trong lĩnh vực thơ văn. Ông bắt đầu sáng tác thơ từ năm 1947. Và ông hầu hết chỉ viết về người lính. Có thể nói người lính đã trở thành một hình tượng tiêu biểu trong thơ của Chính Hữu.

Phong cách sáng tác của Chính Hữu: Những tác phẩm của Chính Hữu không nhiều, trong số đó đa phần là những bài thơ mang đậm dấu ấn cá nhân với những cảm xúc dồn nén, vừa sâu lắng thiết tha, trầm hùng lại vừa giản dị hàm súc, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, đặc sắc. Chính điều này đã làm nên một Chính Hữu với phong cách thơ bình dị hàm súc.

Nhắc đến sáng tác của Chính Hữu không thể không nhắc đến tập thơ “Đầu súng trăng treo” được ông sáng tác vào năm 1966. Trong tập thơ ấy nổi bật nhất phải kể đến bài thơ Đồng chí. Bài thơ này được ông sáng tác vào năm 1948, sau chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947.

Thời gian Chính Hữu viết bài thơ này thì khi đó ông là chính trị viên đại đội, đã từng theo đơn vị tham gia chiến dịch Việt Bắc, và cũng là người đã từng sống trong tình đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó vượt qua những khó khăn gian khổ trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc. Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc kháng chiến chống Pháp và như một lời động viên tinh thần cho những người lính đang ngày đêm chiến đấu quên mình – những người lính vào sinh ra tử, và cũng là cho chính bản thân tác giả.

Trong những câu thơ đầu, Chính Hữu đã lí giải về cơ sở của tình đồng chí qua hoàn cảnh xuất thân, từ những con người xa lạ đã trở thành đồng đội đồng chí của nhau. Cảm nhận 7 câu thơ đầu bài Đồng chí còn cho thấy sự gắn kết trọn vẹn giữa những người đồng chí.

Cảm nhận 7 câu thơ đầu bài Đồng chí sẽ thấy mở đầu tác phẩm, Chính Hữu đã nói về hoàn cảnh xuất thân của những người lính – những người chiến sĩ:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua,
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”

Biện pháp song hành xuất hiện – “quê hương anh” đối với “làng tôi”. Từ ấy cho thấy tôi và anh đến từ những nơi khác nhau, đều chỉ là những người xa lạ. Nhưng ngay từ đầu tôi và anh đã có điểm chung. Điểm chung đó là tuy khác nhau nhưng ta lại có cùng xuất thân cùng hoàn cảnh như nhau “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”.

“Nước mặn đồng chua” hay “đất cày lên sỏi đá” là những cụm từ đã cho thấy sự nghèo khó và vất vả của những người nông dân. Những người lính ấy có người xuất thân từ ngư dân miền biển “nước mặn đồng chua”, lại có những người xuất thân từ người nông dân chân lấm tay bùn “đất cày lên sỏi đá”.

Cuộc sống của họ vẫn quẩn quanh trong cái nghèo chạy lo từng bữa cơm vất vả. Chúng ta đều xuất thân từ tầng lớp bé nhỏ thấp cổ bé họng nhất trong xã hội. Đó là những người nông dân hiền lành một nắng hai sương ngày ngày vất vả bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Có thể thấy, những người lính đều có sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân, đều bị cái nghèo khó bủa vây – đây cũng chính là cơ sở của sự đồng cảm giai cấp giữa những người lính cách mạng.

Thế nhưng khi đất nước cần những người nông dân hiền lành ấy biết hóa thân biết hy sinh để bảo vệ hòa bình độc lập tự do của đất nước. Cảm nhận 7 câu thơ đầu bài Đồng chí đã làm ta liên tưởng đến hình ảnh người nông dân đầy cảm động trong văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu:

“Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; rồi tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.”

Chưa quen cung ngựa, đâu biết trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ”

Cũng chính vì xuất thân bình dị ấy mà tôi và anh có thể đồng cảm thấu hiểu với nhau nhiều hơn. Đó cũng chính là cơ sở tiền đề quan trọng để chúng ta gắn kết với nhau và sau này sẽ trở thành những người người tri kỉ bên nhau.

Sau khi nói về hoàn cảnh xuất thân tạo tiền đề cho sự kết nối sau này, tác giả còn nhắc nhớ đến những ngày đầu gặp gỡ:

“Tôi với anh đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”

Từ đầu chúng ta không quen biết nhau, đến từ khắp mọi miền đất nước nên ban đầu gặp gỡ ấy chúng ta chỉ là “người xa lạ”. “Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”, chúng ta quen biết nhau gặp gỡ nhau chính là nhờ có cùng chí hướng, cùng quyết tâm cùng chung sức bảo vệ đất nước.

Khi đất nước rơi vào tay giặc, tình cảnh ngàn cân treo sợi tóc thì họ – những người nông dân chất phác ấy không thể ngồi yên nhìn đất nước rơi vào tay giặc. Họ đã đứng lên cùng nhau chung tay dốc hết sức mình để bảo vệ đất nước. Dù biết sẽ có hi sinh có mất mát nhưng họ vẫn quyết định vùng lên. Đó là một tinh thần một nghĩa cử cao đẹp, vì nghĩa lớn mà quên đi bản thân.

Tôi và anh tuy đến từ những nơi khác nhau nhưng chính tình yêu nước đã gắn kết chúng ta lại với nhau. Không chỉ giống nhau về hoàn cảnh xuất thân mà còn giống nhau về chí hướng. Đó mới là điều quan trọng, là mối liên kết chặt chẽ từ trái tim đến trái tim. Câu thơ đã thể hiện một cách xúc động tấm lòng ý thức sâu sắc về nghĩa vụ trách nhiệm đối với đất nước của những người nông dân.

Họ không cần ai hô gọi cũng chẳng cần ai khích lệ, không cần lập công danh để lại tiếng thơm cho đời. Điều họ cần chỉ đơn giản là bảo vệ độc lập đất nước, bảo vệ cuộc sống hoà bình ấm no cho mọi người. Cảm nhận 7 câu thơ đầu bài Đồng chí khiến ta nhớ đến Nguyên Hồng cũng từng viết về những người bạn xa lạ này một cách thật xúc động.

“Lũ chúng tôi
Bọn tứ xứ
Gặp nhau hồi chưa biết chữ
Quen nhau từ buổi một hai
Súng bắn chưa quen
Quân sự mười bài”

(Nguyên Hồng – Nhớ)

Cảm nhận 7 câu thơ đầu bài Đồng chí sẽ thấy từ những con người xa lạ, sau một thời gian họ đã trở thành những người đồng chí:

“Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
Đồng chí!”

Hình ảnh “súng bên súng đầu sát bên đầu” gợi ra nhiều liên tưởng. Cách nói hàm súc đầy hình tượng ấy đã diễn tả chân thành tình cảm của những người lính. “Súng bên súng” là những ngày kề vai sát cánh cùng nhau chiến đấu. “Đầu sát bên đầu” là một hình ảnh diễn tả ý hợp tâm đầu của đôi bạn tri kỷ. “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” được xem là một câu thơ hay đầy ắp những kỉ niệm đẹp của một thời gian khổ chia ngọt sẻ bùi. Tấm chăn mỏng mà ấm áp biết bao tình cảm tâm giao của những người chiến sĩ – những người vào sinh ra tử có nhau.

Những người lính đã biết hi sinh cái riêng vì cái chung. Họ chiến đấu và hi sinh cho một lý tưởng cao quý – đó là chiến đấu và hi sinh cho hòa bình độc lập đất nước. Cảm nhận 7 câu thơ đầu bài Đồng chí sẽ thấy câu thơ biến hóa diệu kỳ từ 7,8 từ rối nén xuống rút lại còn 2 từ “đồng chí!”. Điều này đã khiến cho cảm xúc thơ như nén chặt và dồn tụ. Họ từ những con người xa lại giờ đã trở nên tri kỉ, trở thành đồng chí đồng đội, gian khổ và hiểm nguy có nhau.

Họ chiến đấu hôm nay có thể ngã xuống ngày mai nhưng điều quan trọng là thế hệ con cháu mai sau sẽ được hưởng hòa bình hạnh phúc. Đây vừa là hình ảnh tả thực vừa là hình ảnh mang tính biểu trưng. Hình ảnh tả thực những người lính kề vai chiến đấu, gợi ra hình ảnh một đoàn quân nối tiếp nhau chiến đấu vì ngày mai. Hình ảnh ấy còn biểu trưng cho sự đồng cảm, sự sẻ chia và quan trọng nhất là cùng chung chí hướng.

Hình ảnh “súng” thường gợi nhắc đến chiến tranh. Nhưng những người lính nông dân này, họ chiến đấu không phải vì mua danh vì phú quý hay vì tham vọng bành trướng thế lực xâm chiếm nước khác, mà họ chiến đấu là vì nền độc lập tự do của đất nước. Có thể khẳng định đây là một cuộc chiến chính nghĩa.

“Đêm rét” hiện ra đã khắc họa chân thực những khó khăn nơi chiến trường. Màn đêm buông xuống cũng là lúc những người lính dừng chân nghỉ ngơi sau một ngày hành quân mệt mỏi. Nhưng đó cũng là lúc người lính thấm mệt, cái lạnh như dao cắt càng làm tăng thêm sự mỏi mệt.

Trước cái khắc nghiệt của thiên nhiên, những người lính đã vượt qua cái lạnh buốt giá ấy bằng ngọn lửa ấm của tình đồng đội. Buổi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp có nhiều khó khăn về tương quan chênh lệch lực lượng, còn có những khó khăn thiếu thốn về vật chất. Vì thế, trong hoàn cảnh khắc nghiệt đó một tấm chăn ấm là vô cùng quý giá. Hạnh phúc là được nằm trong tấm chăn ấm ấy. Nhưng người chiến sĩ không ích kỉ độc chiếm làm của riêng mà họ chia sẻ cho nhau.

Khi cảm nhận 7 câu thơ đầu bài Đồng chí, ta thấy chính sự chia sẻ ấy đã khiến cho không gian bỗng trở nên ấm áp hơn gấp bội. Và đó cũng trở thành một kỷ niệm đẹp cho trong suốt hành trình chiến đấu gian khó. Để rồi sau này khi nhớ lại bỗng thấy nghẹn ngào như Thâm Tâm từng viết:

“Ôi núi thẳm rừng sâu
Trung đội cũ về đâu
Biết chăng chiều mưa mau
Nơi đây chăn giá ngắt
Nhớ cái rét ban đầu
Thấm mối tình Việt Bắc…”

(Chiều mưa đường số 5- Thâm Tâm)

Kỷ niệm ấy thật đáng quý đáng nhớ xiết bao. Cùng nhau trải qua biết bao khó khăn chồng chất, trải qua cả những giây phút hiểm nguy, nên từ người xa lạ trở thành “đôi tri kỉ”. Gọi là tri kỉ nghĩa là những người có thể thấu hiểu cho nhau. Trong cuộc sống này có được những người bạn tốt đã khó thì gặp được những người tri âm tri kỷ còn khó hơn.

Có thể nói tình yêu nước đã giúp họ gặp gỡ nhau, kết nối những tâm hồn lại với nhau. Nếu hậu phương là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho người chiến sĩ an tâm chiến đấu, hòa bình độc lập đất nước là lý tưởng mà người lính lấy làm mục tiêu phấn đấu thì chính tình đồng đội lại là điểm tựa vững chắc trong những ngày tháng chiến đấu nơi chiến trường ác nghiệt này.

Từ những câu thơ dài cuối cùng đúc kết lại thành một dòng thơ ngắn gọn cô đọng chỉ với hai tiếng “đồng chí” thân thương vang lên. Từ người xa lạ đến đồng chí là cả một quá trình bên nhau. Đồng nghĩa là cùng, chí nghĩa là chí hướng. Đồng chí ý chỉ những người có cùng chí hướng với nhau. Không chỉ vậy họ còn sát cánh bên nhau để thực hiện lí tưởng cuộc đời mình, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi.

Không nói lên hết tất cả những gì đã cùng nhau trải qua nhưng tựu chung lại tất cả mọi cảm xúc dồn nén đó qua tiếng gọi thân thương “đồng chí”. Cảm nhận 7 câu thơ đầu bài Đồng chí khiến ta bỗng nhớ đến Chính Hữu cũng từng định nghĩa về tình đồng đội đồng chí thật mộc mạc qua những ý thơ:

“Đồng đội ta
Là hớp nước uống chung
Là nắm cơm bẻ nửa
Là chia nhau một trưa nắng một chiều mưa”

(Đồng đội – Chính Hữu)

Đó không phải là một khái niệm cứng nhắc khuôn sáo nào mà nó thật sự xuất phát từ trái tim, từ chính sự trải nghiệm của nhà thơ.

Qua 7 câu thơ đầu bài Đồng chí sẽ thấy tác phẩm tuy viết về một hình tượng rất quen thuộc trong văn học – người lính, nhưng cái hay của Chính Hữu chính là ở cách khắc họa bức chân dung người lính. Người lính trong bài thơ Đồng chí không hiện lên với những vẻ đẹp hào nhoáng, hùng cường mà hiện lên một cách chân chất mộc mạc. Thế nhưng chính sự mộc mạc ấy lại giàu sức gợi hơn bất kỳ hình ảnh ước lệ nào.

Lời thơ giản dị kết hợp với những hình ảnh quen thuộc đã góp phần tạo nên sự thành công cho bài thơ. Ngoài ra thể thơ tự do đã phát huy hết hiệu quả diễn đả khiến mạch cảm xúc tự do tuôn chảy như một dòng thác không bị bó buộc bởi câu chữ.

Tác phẩm đã thể hiện tình cảm đồng chí đồng đội sâu nặng thắm thiết của những người lính cách mạng đã chiến đấu quên mình cho cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Họ là những người nông dân cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu. Có thể thấy chính tình đồng đội đồng chí đã góp phần tạo nên sức mạnh cùng phẩm chất của những người lính cách mạng. Bởi thế mà trong bài thơ, hình ảnh người anh hùng bộ đội cụ Hồ hiện lên giản dị chân thực mà vô cùng cao đẹp.

Tuy chỉ với bảy câu đầu ngắn gọn nhưng đã gợi ra biết bao suy nghĩ cho người đọc về hình tượng người lính. Người lính ấy như từng trong cuộc sống bước vào trang thơ. Tuy đất nước đã hòa bình nhưng mỗi lần đọc lại những vần thơ viết về người lính ta không khỏi xúc động trước tình cảm nghĩa cử cao đẹp của những người lính quên mình vì đất nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×