Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

29/01/2023 12:50:50

Nêu cảm nghĩ của em về " sự nổi giận của mẹ thiên nhiên "

nêu cảm nghĩ của em về " sự nổi giận của mẹ thiên nhiên "
2 trả lời
Hỏi chi tiết
304
0
0
Minh Phương Phạm
29/01/2023 12:59:48
+5đ tặng
logo

Tìm kiếm


Tìm kiếm
icon_menu


add
Đặt câu hỏiicon
add

Group FB Hoidap247
Đua top đầu năm
Ngữ vănLớp 810 điểm phamnhuy06122006 - 14:52:30 01/09/2019
Viết bài văn nghị luận với tiêu đề: "THIÊN NHIÊN ĐANG NỔI GIẬN" nêu suy nghĩ của em về vấn đề bảo vệ môi trường và những sự kiện xảy ra gần đây: băng tan, cháy rừng, siêu bão, lũ lụt,...
Hỏi chi tiết
reportBáo vi phạm
avatar
bạn có thể nói rõ phần mở bài ở dàn ý ko
Đăng nhập để hỏi chi tiết
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

Advertisements



TRẢ LỜI
trangpham18/11/2019
icon
** Bạn tham khảo dàn ý và bài viết dưới đây nhé **

* Dàn ý

A. Mở bài

- Giới thiệu về vấn đề

- Dẫn dắt vấn đề

B. Thân bài

1. Thực trạng

- Với các nhà lớn thì vô tư xả các chất bẩn công nghiệp, người dân thiếu ý thức lợi dụng nguồn nước mà vô tư xả rác, dẫn đến ô nhiễm nguồn nước trầm trọng, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của con người và các sinh vật dưới nước khác.

- lượng xe máy, ô tô lưu thông nhiều như hiện nay đã vô tình thải ra môi trường lượng khí độc rất lớn làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và các loại sinh vật khác kể cả các bầu khí quyển. Không chỉ thế, các nhà máy sản xuất hàng giây, hàng phút, hàng giờ đã “tiêm thuốc độc” vào không khí khiến nó ngày càng trở nên độc hơn.

2. Nguyên nhân

- Chịu tác động rất lớn của hiện tượng biến đổi khí hậu dẫn đến tình trạng hạn hán, ngập úng, nhiễm mặn ở một số vùng.

- Sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra khá mạnh mẽ cũng góp phần làm gia tăng phát thải khí nhà kính, suy thoái, cạn kiệt tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học….

3. Tác hại

- Mưa axít, thủng tầng ô zôn, tăng hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên, băng hai cực tan chảy nước biển dâng cao…
- Hủy diệt các sinh vật sống trong nước.

- Gây hậu quả nghiêm trọng đến sự sống và sức khỏe con người.
- Thực vật trồng trên đất ô nhiễm sẽ bị bệnh, con người ăn vào cũng sẽ bị nhiễm bệnh.
- Môi trường đất bị ô nhiễm dẫn đến ô nhiễm nguồn nước ngầm, thiếu nước dùng cho sinh hoạt.
- Gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

4. Biện pháp khắc phục

- Nâng cao ý thức của người dân, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác lung tung

- Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa để ngừa tắc cống thoát nước

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường

- Nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ phụ trách công tác môi trường

- Trồng cây, gây rừng

- Chôn lấp và đốt rác thải một cách khoa học

- Sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường như gió, mặt trời

- Tái chế rác thải

- Sử dụng những sản phẩm hữu cơ

- Hạn chế sử dụng túi nilông

* Liên hệ bản thân, mở rộng

C. Kết bài

- Đánh giá chung

- Suy nghĩ của bản thân

** Bài viết tham khảo

Vấn đề ô nhiễm môi trường đang nhận được nhiều sự quan tâm của đảng và nhà nước nói chung và của người dân nói riêng. Sống trong xã hội hiện đại với đầy đủ cơ sở vật chất, điều kiện đáp ứng nhưng giữ gìn sao cho xã hội luôn văn minh giàu đẹp là không phải dễ dàng khi có nhiều yếu tố tác động và làm ảnh hưởng, nhất là những yếu tố bên ngoài môi trường. Môi trường sống của con người bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng đến cuộc sống sự phát triển của con người và mọi sinh vật, môi trường gồm hai loại là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Do đó, môi trường là rất quan trọng đối với xã hội cũng như đời sống của nhân dân, vấn đề ô nhiễm môi trường là nỗi lo lắng của nhiều người dân và mọi người cần có ý thức cũng như sự hiểu biết về những vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường để có hướng giải quyết tốt nhất.

Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải nên ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị đang ở mức báo động.

Trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước, có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60% – 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường... Hầu hết lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ thẳng ra sông, hồ và dự báo đến năm 2010 là 510.000m3/ngày. Ví dụ đau lòng của việc xả nước thải, hẳn không ai không biết, là trường hợp của con sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hoá chất thải ra từ nhà máy của công ti bột ngọt Vê Đan suốt 14 năm liền. Con sông bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người dân ở xung quanh. Hay việc ô nhiễm hồ Hoàn Kiếm, một biểu tượng của nền văn hoá dân tộc.

Vậy nguyên nhân của những sự việc trên là do đâu?

Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân mà đặc biệt là các bạn trẻ. Họ nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Hoặc cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Một số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì tới mình nhiều... Vậy nhưng không phải vậy! Phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người lại là lớn. Dù trách nhiệm bảo vệ môi trường tuy cũng có một phần là của nhà nước nhưng đa phần lại là của người dân. Những việc chúng ta làm đối với môi trường, tuy hiện giờ ta chưa thấy được, nhưng về lâu về dài nó sẽ ảnh hưởng tới ta ít nhiều.

Một nguyên nhân khác gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Họ đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đã tiếp tay cho các hành vi phá hoại môi trường tiếp diễn. Việt Nam thiếu những chính sách và quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và do đang thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư để phát triển nên dễ mắc vào "cạm bẫy": trở thành nơi tiếp nhận nhiều ngành công nghiệp "bẩn". Ví như, ngành cán thép làm tốn nhiều tài nguyên như đất, nước, năng lượng, thải ra những chất thải nguy hại cho môi trường. Ngoài ra, lượng xe cô lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí.

Điều này đã để lại hậu quả gì?

Nhiều người đã trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của nạn ô nhiễm môi trường. Điển hình như "làng ung thư" Thạch Sơn ở Phú Thọ, hàng trăm người đã chết vì căn bệnh ung thư mà nguyên nhân là do dùng nguồn nước bị ô nhiễm thải ra Nhà máy Hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ. Hàng năm có khoảng 16.000 người ở Việt Nam chết vì những căn bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí. Dự báo trong những năm tới, con số này còn có thể tiếp tục gia tăng. Cạn kiệt tài nguyên sinh vật là một hậu quả khác không thể tránh được của ô nhiễm môi trường. Các rặng san hô ở cửa sông cũng như các vùng nước lợ biến mất dần. Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt là tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Hơn 30 km bãi biển từ Cà Ná đến Long Hương nhầy nhụa những bột báng màu xám đen dày cả tấc, trộn với xác chết của sinh vật tạo nên mùi hôi thối. Khối nhầy trong suốt bao quanh một số loài vi tảo biển là nguyên nhân làm cho nước biển đặc quánh như cháo. Ngoài ra, trong tương lai gần, Việt Nam có thể sẽ bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng do lượng nước sạch bị ô nhiễm ngày một nhiều...

Lẽ nào ta lại nhắm mắt làm ngơ?

Không! Chúng ta cần phải tiếp tục công cuộc bảo vệ và làm sạch môi trường bằng những biện pháp tốt hơn, thiết thực hơn nữa! Thứ nhất, phải có các hình thức xử phạt thật nặng và nghiêm minh đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi phá hoại môi trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, cũng cần giáo dục ý thức cho người dân qua các hình thức tuyên truyền, cổ động như tổ chức những buổi giao lưu bàn về vấn đề môi trường tại các đơn vị hành chính cấp phường, xã... Đưa những bài viết chi tiết hơn về môi trường trong các sách giáo khoa ngay từ cấp tiểu học, giúp học sinh có thái độ và cái nhìn đúng đắn về môi trường và những hậu quả của việc phá hoại môi trường, từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ môi trường mình đang sống. Một cách khác để giúp bảo vệ môi trường phát động thường xuyên hơn những phong trào tình nguyện như bảo vệ môi trường khu dân cư, dọn rác ở các khu vực công cộng, làm sạch bãi biển...

Tình trạng môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Vậy nên, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm. Vì tương lai một Việt Nam xanh, sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như của các thế hệ sau! Hãy bảo về môi trường để bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Hải
29/01/2023 17:50:35
+4đ tặng

Trong trái đất thân yêu này có rất nhiều điều khiến chúng ta phải suy ngẫm. Thượng đế trao cho con người quyền sống, quyền vui chơi, ban phát các loài sinh vật, rừng cây, sông hồ…và biết bao thứ hữu ích nữa giúp cho con người làm kế sinh nhai, giúp tâm hồn con người tươi trẻ . Nhưng bất cứ thứ gì cũng có mối liên hệ, liên kết chặt chẽ với nhau. Dường như con người vô tình quên mất điều này hay cũng có thể là cố tình không cần biết đến, có lẽ vì vậy mà trong thế kỷ XXI này– Thế kỷ phồn hoa của toàn nhân loại và cũng là thế kỷ đầy rẫy những biến cố thiên tai. Như các bạn thấy đó, trong những năm qua khí hậu trên toàn cầu luôn có sự biến đổi một cách nhanh chóng. Khí hậu ngày càng nóng lên, biến đổi một cách bất thường mà khoa học gọi là “hiệu ứng nhà kính”. Biết bao thiên tai, nào bão lũ, hạn hán, sóng thần, động đất …ập đến liên miên, không theo một chu kỳ, một quy luật vốn có của tự nhiên, khiến cho biết bao sinh cảnh phải chìm ngập trong đau khổ, mất mát về vật chất và tinh thần. Những ánh mắt ngơ ngác của trẻ thơ, từng giọt nước mắt đau khổ trên khuôn mặt của các cụ già …

Liệu còn nỗi đau nào hơn tình cảnh phũ phàng đó? Không dừng lại ở đây mà nó còn kéo theo đó là các loại dịch bệnh ngày càng tràn lan, tăng nhanh về số lượng, đặc biệt như: ung thư, viêm đường hô hấp …. Những căn bệnh quái ác đó đang từng ngày, từng giờ cướp đi cuộc sống của biết bao sinh linh con người. Không chỉ có vậy mà những loài vật cũng chịu chung một cuộc sống đầy nguy hiểm, khó khăn, số lượng ngày càng cạn kiệt dần, làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người.

Có bao giờ bạn tự đặt ra câu hỏi “Tại sao đất nước nào cũng phồn vinh , phát triển thế mà thiên tai, dịch bệnh cứ hoành hành con người mãi vậy? Phải chăng thiên nhiên vô tình đến thế?” Câu trả lời có lẽ sẽ ngược lại “Thiên nhiên hữu tình mà con người thì quá vô tình” . Tại sao vậy ư ? bạn hãy thử suy ngẫm một chút thôi ? Chúng ta thở nhờ gì ? cái gì tạo ra để chúng ta tồn tại. Đó chính là rừng , tục ngữ có câu “ Rừng vàng biển bạc”quả là rừng đã đem lại cho con người những lợi ích vô cùng lớn lao, con người không thể sống thiếu rừng. Việt Nam chúng ta là một nước có khối lượng rừng tương đối lớn , thế nhưng giờ đây chỉ còn 35% độ che phủ - quá ít ỏi trên một địa hình có 3/4 là đồi núi .

Bạn hãy khẽ lặng một chút, một chút thôi : “Bạn có nghe thấy gì không? Rừng đang than khóc, đang kêu cứu, đang rất cần sự có mặt của chúng ta” Những lời than đó mới đau đớn làm sao? Câu trả lời đầu tiên đó chính là ý thức của con người .

Như chúng ta đã biết thì con người chính là bậc tối cao của muôn loài, con người có trí tuệ, có những phát minh khoa học vĩ đại , chứng tỏ có ý thức rất cao. Nhưng thực sự tôi đang phải suy nghĩ về điều này. Có một vấn đề mà đôi khi các ban cho đó là chuyện thường, không ảnh hưởng gì đến cuộc sống của các bạn, nhưng nó rất quan trọng đấy. Đó là nạn cháy rừng, chặt phá rừng, khai thác và lấn chiếm đất rừng một cách bừa bãi, ồ ạt, không khoa học đã và đang tiếp diễn sẽ dẫn đến hậu quả hết sức nghiêm trọng như: diện tích rừng bị thu hẹp, các loài động thực vật bị tiêu diệt …dẫn đến sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ …ảnh hưởng đến sự tồn tại của con người , của trái đất. Có lẽ bạn và tôi đủ nhận thức để hiểu điều này. Rừng được mệnh danh là “Nhà máy lọc bụi tối tân nhất” là “Lá phổi xanh của trái đất” ban cho ta sự sống, sự thanh thản, vui vẻ, lẽ nào đến sự sống chúng ta cũng không cần? Lúc này đây chỉ có con người mới có thể sửa sai và hành động lại tất cả. Vận mệnh của trái đất đang nằm trong tầm tay, trong ý thức của con người. Chúng ta phải làm gì để bảo vệ rừng, bảo vệ trái đất, bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta ?

Tổ chức tuyên truyền phổ biến cho tất cả mọi người hiểu biết thêm , từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Bởi vì lúc này Ý thức tự giác của con người là quan trọng nhất . Có thể nói rằng “Bảo vệ rừng ! Là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta” .

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k