Truyền kì mạn lục” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nền văn học trung đại Việt Nam. Trong số hai mươi truyện, “Chuyện người con gái Nam Xương” có lẽ là nổi bật nhất. Bên cạnh việc xây dựng nhân vật Vũ Nương - nhân vật chính của truyện. Thì hình ảnh Trương Sinh cũng hiện lên với vai trò riêng của mình.
“Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện số mười sáu trong hai mươi truyện của “Truyền kì mạn lục”. Chuyện kể về Vũ Nương - người con gái quê ở Nam Xương, không chỉ xinh đẹp mà còn có tư dung tốt đẹp. Trương Sinh - một chàng trai trong làng có gia thế giàu có đem lòng yêu mến, xin với mẹ đem sính lễ hỏi cưới nàng làm vợ. Trương Sinh là người có tính đa nghi nên Vũ Nương hết mực giữ gìn khuôn phép. Gia đình luôn hòa thuận. Bấy giờ, đất nước có chiến tranh, Trương Sinh phải lên đường đi lính. Vũ Nương ở nhà sinh nuôi dạy con và chăm sóc mẹ già, lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất. Khi Trương Sinh trở về, bế con ra mộ thăm mẹ thì hiểu lầm rằng vợ có người khác. Vũ Nương chịu oan khuất biết không thể rửa sạch liền nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm nọ, Trương Sinh bế con ngồi trong căn phòng vắng thì bỗng đứa bé reo lên: “Cha Đản lại đến rồi”. Hỏi rõ thì mới biết, khi con hỏi, Vũ Nương hay chỉ vào cái bóng của mình và bảo đó là cha Đản. Trương Sinh nhận ra vợ mình bị oan thì vô cùng hối hận. Cùng làng có người tên là Phan Lan vì cứu Linh Phi trước đó nên khi gặp nạn chết đuối đã được Linh Phi cứu sống, tình cờ gặp Vũ Nương ở thủy cung. Được Vũ Nương nhờ vả, sau khi trở về, Phan Lang đưa chiếc hòa vàng và chuyển lời của nàng cho Trương Sinh. Chàng liền lập đàn giải oan suốt ba ngày đêm cho vợ, Vũ Nương liền hiện về trong làn khói mờ ảo.
Trong truyện, Trương Sinh hiện lên là một nhân vật chức năng, có vai trò làm nổi bậc tình huống truyện, khắc sâu hơn tấn bi kịch cuộc đời của nhân vật Vũ Nương. Trương Sinh là con của một nhà hào phú trong làng. Khi gặp gỡ Vũ Nương thấy nàng xinh đẹp, hiền dịu lại có tư dung tốt đẹp nên đem lòng yêu mến. Trương đã xin mẹ đem trăm lạng bạc đến cầu hôn để lấy được Vũ Nương. Cuộc hôn nhân của hai người không phải xuất phát từ tình yêu. Bản thân Trương Sinh cũng luôn phòng ngừa vợ quá mức. Điều đó khiến cho Vũ Nương luôn phải giữ gìn khuôn phép để tránh cảnh bất hòa.
Tưởng rằng như vậy sẽ có được hạnh phúc, nhưng với tính khi đa nghi. Khi trở về từ chiến trường, Trương Sinh nghe thấy lời con thơ mà đổ oan cho vợ là thất tiết: “Ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha trước kia chỉ nín thin thít… Khi ông chưa về đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến. Mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả…”. Tính cách đa nghi cộng thêm sự độc đoán đã khiến Trương không tin vào lời giải thích của vợ. Nhưng lời mắng nhiếc, chửi rủa thậm chí đánh đập cho thấy sự cố chấp và bảo thụ cũng như sự vũ phu của một người có tính gia trưởng. Chính tính cách đó đã đẩy Vũ Nương vào bi kịch phải tìm đến với cái chết.
Bên cạnh đó, Trương Sinh còn là một người vô tình bạc nghĩa. Không nghĩ đến công chăm sóc mẹ già, dạy dỗ con thơ của vợ mà nghe lời giải thích. Khi Vũ Nương chết dù có động lòng thương cho người vớt xác nhưng không thấy. Sau đó Trương cũng chẳng cất công tìm kiếm nữa. Chàng coi vợ là một nỗi ô nhục trong cuộc đời mình. Hay khi nhận ra “chiếc bóng” chính là cha Đản trong lời con trẻ, Trương dù ân hận nhưng cũng chẳng có hành động gì mà chỉ lặng lẽ quên đi. Dường như đối với Trương Sinh, chàng có quyền làm mọi việc dù gây ra là gây ra tổn thương cho vợ mình. Đó chính là tính cách của một con người gia trưởng, độc đoán và ích kỷ. Dù sau này, khi Trương có lập đàn giải oan cho vợ, nhưng Vũ Nương cũng chỉ hiện về nhìn hai cha con rồi biến mất. Nàng không thể tiếp tục sống với một người chồng như vậy nữa.
Nguyễn Dữ đã xây dựng thành công nhân vật Trương Sinh - một nhân vật quan trọng có ảnh hưởng đến cuộc đời của Vũ Nương. Theo tư tưởng phong kiến, người phụ nữ phải tam tòng: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” (Ở nhà thì nghe theo cha, lấy chồng thì nghe theo chồng, chồng chết thì nghe theo con). Chính tư tưởng đã ăn sâu vào tiềm thức này đã đẩy cuộc đời người phụ nữ vào bi kịch, không thể tự quyết định cuộc đời mà phải phụ thuộc vào người đàn ông. Trương Sinh cũng giống như xã hội phong kiến lúc bấy giờ thật độc ác, bất công.
Tóm lại, “Chuyện người con gái Nam Xương” là một tác phẩm giàu giá trị. Hình ảnh nhân vật Trương Sinh đã làm tròn chức năng trong câu chuyện trên.
Phân tích nhân vật Trương Sinh - Mẫu 6
“Chuyện người con gái Nam Xương” là truyền thứ mười sáu trong tập “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ. Truyện có nguồn gốc từ một truyện cổ tích Việt Nam có tên là “Vợ chàng Trương”. So với truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”, “Chuyện người con gái Nam Xương” phức tạp hơn về tình tiết và sâu sắc hơn về cảm hứng nhân văn. Nhân vật Trương Sinh được nhắc đến trong truyện như một nhân vật chức năng, có vai trò làm nổi bậc tình huống truyện, khắc sâu hơn tấn bi kịch cuộc đời của nhân vật Vũ Nương.
Mở đầu câu chuyện, Trương Sinh được giới thiệu là con nhà nhà khá giả (hào phú) nhưng thất học, lại có tính hay đa nghi. Gia đình Trương chỉ còn có mẹ già. Điều kiện vốn sung túc nhưng Trương lại là người lười biếng học tập, không có khát vọng công danh, sớm đã không màn đến việc đèn sách. Tính cách hay đa nghi, cộng với sự kiêu căng, thất học khiến cho Trương Sinh thường có những hành động hồ đồ, thiếu tình yêu thương.
Vì yêu mến dung hạnh của Vũ Nương, Trương Sinh đã xin mẹ đem trăm lượng vàng cưới nàng về làm vợ. Nhưng đối với vợ, Trương Sinh lại hay phòng ngừa quá mức. Dù Vũ Nương đã hết sức giữ gìn khuôn phép, vợ chồng chưa bao giờ thất hòa nhưng lại luôn thấy tù túng trong một gia đình thiếu lòng tin tưởng. Có ngờ đâu, chính sự đã nghi của Trương Sinh lại gây ra mối tai họa lớn.
Cuộc sống gia đình chưa được bao lâu thì giặc Chiêm phá rối biên cương, triều đình hoang mang tìm người trợ giúp. Trương Sinh tuy con nhà hào phú nhưng không có học nên phải đầu quân ra trận. Tuy đã có Vũ Nương ở nhà thay chồng chăm lo mẹ già, nuôi dạy con nhỏ.
Chính vì thiếu lòng tin tưởng vợ cho nên khi giặc tan, chàng trở về, nghe câu nói ngây thơ của con trẻ, lòng ghen tuông của chàng trỗi dậy lấn át cả tình thương khiến chàng hành động mù quáng. Trương Sinh đã đem lời mắng nhiếc, đánh đập Vũ Nương thậm tệ khiến nàng vô cùng đau đớn. Những lời thô bỉ, tệ hại trên đời chàng đều trút lên đầu vợ cho thỏa nỗi hoài nghi và cơn giận dữ bấy lâu, không cần quan tâm đến lời giãi bày, biện minh của vợ.
Trương Sinh còn là một con người hết sức cố chấp, bảo thủ. Nếu đã tin tưởng điều gì thì chàng khó lòng mà thay đổi. Khi Vũ Nương van nài muốn chàng hiểu rõ nguồn cơn sự việc, chàng đã không nói. Bởi Trương Sinh tin tưởng chắc chắn vào điều mình nghĩ là sự thật và sợ nói ra Vũ Nương sẽ tìm lời mà thoái thác, phủ lấp sự việc.
Bao năm chàng ra trận, sự việc diễn tiến đã đủ sâu sắc, nó lại nằm ngoài sự kiểm soát của chàng cho nên Trương Sinh quyết không nói ra sự tình. Hành động ích kỷ, đê tiện ấy của chàng đã đẩy Vũ Nương đến sự tuyệt vọng, khiến nàng phải lấy cái chết để chấm dứt nỗi ô nhục trong nỗi dày vò ghê gớm.
Trương Sinh lại là một người vô tình bạc nghĩa. Khi Vũ Nương chết, Trương Sinh tuy giận cũng động lòng thương, tìm vớt thây nàng nhưng không thấy. Sau đó cũng không cất công tìm thêm nữa mặc thân xác nàng nổi trôi phương trời, linh hồn làm ma làm quỷ chốn nhân gian, đời đời kiếp kiếp không được siêu thoát. Dẫu Vũ Nương có bội tình thì đó cũng là vợ chàng, người có công phụng dưỡng mẹ già lúc chàng đi lính. Thế nhưng, Trương Sinh đã không mảy may tưởng đến. Chàng ân đoạn nghĩa tuyệt với nàng, xem nàng là một nỗi ô nhục lớn, một thất bại trong cuộc đời mình.
Cho đến một hôm khi ôm con trong nỗi cô đơn quạnh quẽ, cũng từ câu nói ngây thơ của con trẻ, Trương Sinh hiểu ra mối oan tình của vợ, nhưng việc đã trót qua rồi, Trương Sinh cũng lẳng lặng quên đi. Tuy có chút lòng cảm thương, ân hận nhưng sĩ diện quá lớn khiến chàng mặc nhiên để sự việc đó đi qua. Dường như đối với Trương Sinh, chàng có quyền làm điều đó, bắt vợ phải phục vụ ý nghĩ của mình, kể cả những ý nghĩ ngu xuẩn nhất. Chàng cho mình có quyền sỉ nhục, lăng mạ hay định đoạt sinh mệnh của người khác.
Đó là tính cách của một con người gia trưởng, ích kỷ, hèn hạ và vô tình, vô nghĩa. Khi chàng lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang, Vũ Nương hiện về nhưng nàng không trở lại với trần thế nữa bởi vì Trương Sinh vì thiết tha sám hối mà lập đàn giải oan cho nàng nhưng lòng chàng vẫn chưa giải trừ được oan nghiệp, tính hồ nghi vẫn còn, lòng hẹp hòi, ích kỷ vẫn lớn, dẫu có trở về trước sau gì nàng cũng sẽ vướng vào một oan nghiệp khác mà thôi. Thế gian đã không có nơi để những người tận tụy, thủy chung và đức hạnh như nàng dung thân nữa rồi.
Nguyễn Dữ đã rất thành công khi xây dựng nhân vật Trương Sinh. Chỉ bằng vài dòng khắc học ngắn gọn nhưng nhân vật Trương Sinh đã trở nên nổi bậc, làm nền tảng vững chắc để xây dựng cuộc đời và số phận Vũ Nương. Bản chất của Trương Sinh hay cũng chính là bản chất bất công thối nát của xã hội phong kiến đương thời đã chà đạp lên số phận con người. Tính cách cố chấp, bảo thủ của Trương Sinh phản ánh chế độ nam quyền, trọng nam khinh nữ đã gây nên biết bao tấn bi kịch thương tâm trong lịch sử phong kiến nước ta.
Phân tích nhân vật Trương Sinh - Mẫu 7
Chuyện người con gái Nam Xương trích trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là một trong những thiên truyện xuất sắc nhất trong giai đoạn văn học thế kỉ XVI – XVII, được xem là “thiên cổ kì văn” xưa nay hiếm có. Nhân vật Trương Sinh tuy không được tác giả kỳ công trau chuốt nhưng chỉ bằng vài nét phác thảo đơn giản nhưng nó đủ gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Trong chuyện, nhân vật Trương Sinh hiện lên với thói gia trưởng, có vẻ rất độc đoán, đa nghi và cả ghen tuông. Có lẽ việc vợ chồng mới cưới hòa thuận chính vì nhờ Vũ Nương “giữ gìn khuôn phép” nên “chưa từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa” bao giờ.
Khi mà chiến tranh xảy đến, Trương Sinh vì ít học nên phải đi tòng quân, và có lẽ chính bởi khoảng 2 năm xa cách gia đình, xa cách vợ con. Khoảng thời gian đó cũng đủ dài để nhấn chìm anh trong nỗi nhớ thương quê nhà. Nó cũng như đã đủ để nuôi lớn niềm nghi ngại của anh về lòng thủy chung của vợ. Vừa trở về thì hay tin mẹ mất, người mẹ một thân một mình nuôi nấng, chở che từ khi còn bé ra. Lúc này đây thì Trương Sinh chỉ còn lại vợ và đứa con thơ. Vậy mà, dường như ông trời trêu ngươi, nhất là lúc khi đến thăm mộ mẹ, đứa trẻ ngây thơ hỏi rằng: “Ô hay! Thế ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín im thin thít.” Có thể thấy được việc này đã làm cho Trương Sinh điếng người, vội vàng gạn hỏi, và cũng như để rồi phải tiếp tục hứng chịu một đòn đánh tinh thần: “Trước đây thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”. Nếu Trương Sinh là người có học, biết dò tìm, xem xét nông sâu sự việc như thế nào, và có thể hiểu được tư duy trẻ con và tỉnh táo thì đã nhận ra ngay đó là cái bóng. Nhưng thế mới lên cơ sự sau này, Trương Sinh tuy con nhà hào phú nhưng ít học, và có lẽ là chính cái bản chất cả tin, hồ đồ và hay ghen khiến chàng lập tức bị quật ngã bởi lời con trẻ. Chính vì chàng tin đứa trẻ không nói dối, vậy là “Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận”. Không nghe lời Vũ Nương minh oan, họ hàng làng xóm hết lời bênh vực. Hành động bộc phát, thiếu suy nghĩ, không chịu phân tích sự việc một cách cẩn thận để rồi dẫn tới việc Vũ Nương vì muốn bảo toàn đức hạnh cũng như danh tiết của mình mà gieo mình xuống sông. Cơ sự đã vậy, mà Trương Sinh chỉ động lòng thương, tìm vớt thi thể của vợ nhưng chẳng thấy nên ngương. Vào một tối bé Đản ngây thơ chỉ vào cái bóng và nói “cha Đản lại đến”, lúc này đây Trương Sinh mới hiểu ra cơ sự thì đã quá muộn. Khi gặp được Phan Lang, nghe tường tận lời vợ nói, anh cũng đã van xin cho gặp lại Vũ Nương. Và Trương Sinh cũng đã lập đền giải oan cho vợ mình.
Qua câu chuyện, dù nhân vật Trương Sinh không được tác giả chú trọng xây dựng nhưng lại là yếu tố quan trọng để tăng sức biểu đạt và diễn biến của truyện. Qua đó, người đọc càng thấy rõ cái xã hội phong kiến mục ruỗng cùng với những quy định khắt khe của nó ấy dù không nổi bậc nhưng lại có sức ảnh hưởng âm thầm ghê gớm ra sao.