Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải thích câu nói sau:“ Giá trị cao nhất của giáo dục là lòng khoan dung”

Giải thích câu nói sau:“ Giá trị cao nhất của giáo dục là lòng khoan dung” 
-Lập dàn ý và viết văn
Giúp mình với ạ 
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
372
0
0
Vũ Hưng
09/02/2023 09:33:21
+5đ tặng

1. Mở bài

Trong cuộc đời, có ai không một đôi lần mắc lỗi lầm nặng nhẹ? Nếu ta biết lỗi mà ăn năn xin người tha thứ để sửa chữa, thì liệu người có tha thứ không? Và nếu ta được xin lỗi, ta có rộng lòng tha thứ cho người không? Mở rộng lòng khoan dung, tha thứ là đức độ cao quý của con người. Điều đó sẽ có lợi cho cả ta và người. Vì vậy, Pierre Benoit mới nói: “Khoan dung là đức tính đem lợi về cả cho ta và người khác”.

2, Thân bài

*Thế nào là khoan dung? Vì sao khoan dung lại đem lợi về cho cả ta lẫn người?

- Khoan dung là rộng lòng tha thứ cho người dưới có lỗi. Biết khoan dung, độ lượng là người có đức độ.

- Khoan dung có lợi cho cả ta lẫn người vì:

  • Tha thứ lỗi lầm cho người để cảm hóa người.
  • Bản thân ta thấy nhẹ lòng và không phạm vào những điều hẹp hòi, độc ác, trái đạo.
  • Bản thân người thấy được lòng khoan dung của ta mà ăn năn hối lỗi, sửa chữa lỗi lầm và biết ơn người tha thứ, không tiếp tục phạm lỗi mà mình đã mắc.

*Ấn tượng, thành kiến, thù dai, trù dập là thói xấu, thói ích kỉ của con người.

Trong con người có hai mặt tốt và xấu, sáng và tối, phần xấu và tối của con người chính là thói xấu, thói ích kỉ, độc ác, quỷ dữ mà chính con người luôn phải đấu tranh chống lại nó. Và để chiến thắng chính là lòng tốt, sự khoan dung độ lượng. Người xưa nói: “Nhân vô thập toàn”, là con người ai cũng mắc lỗi, có điều lỗi nhỏ hay lớn. Nhưng dù thế nào, khi người mắc lỗi được tha thứ cũng thấy nhẹ nhõm, thanh thản. Ngược lại ta tha thứ cho người, lòng ta vui, tâm ta cũng thanh thản, nhẹ nhõm không kém. Đó chính là ý nghĩa của sự khoan dung, tha thứ.

*Khoan dung với cuộc sống.

  • Trong cuộc sống khó tránh khỏi những va chạm, xung đột trong lời nói hay việc làm, hành động, có thể dẫn đến ẩu đả. Nhưng khi xong, ta nên biết nhìn lại chính mình, chủ động giảng hòa, sẵn lòng tha thứ, bắt tay cởi oán thù, ghét bỏ. Đó là lòng khoan dung.
  • Cuộc sống cũng khó tránh khỏi những lời gièm pha, nói xấu, ghen ghét, bình phẩm sau lưng,… Nếu ta biết được, ta bỏ qua, coi như không nghe thấy và tự hoàn thiện bản thân. Người xưa nói đó là quân tử. Nay ta gọi đó là rộng lượng, rộng lòng, ứng xử có văn hóa.
  • Trong cuộc sống gia đình, vợ chồng, con cái cũng có lúc mâu thuẫn, bất đồng, nhố câu: “Chồng giận thì vợ làm lành / Miệng cười hớn hở rằng anh giận gì”, hoặc: “Chồng tới thì vợ lui/ Cơm sôi bớt lửa chẳng rơi hạt nào”,“Một sự nhịn, chín sự lành”. Với con cái, cha mẹ nên vị tha khi con mắc lỗi lầm để hướng thiện cho con.
  • Nhà Phật dạy: “Oán thù nên cởi không nên buộc”. Ta tha thứ cho người, lúc khác sẽ có người tha thứ cho ta. Niềm vui của khoan dung là niềm vui to lớn, đích thực, đáng là một phương châm hành động để trước hết tự mình thanh thản. Và đó cũng là lối sống đẹp, biểu hiện nhân cách con người.

3. Kết bài

  • Cuộc sống đầy những khó khăn, rắc rối, phức tạp, ta luôn phải biết khoan dung, độ lượng cho tinh thần thanh thản.
  • Bản thân cũng phải tự rèn luyện lòng khoan dung. Khoan dung là đức tính tốt sẽ đem lợi cho ta và người khác.·

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×