Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý cho đề văn sau Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn câu nào là chân lý

Lập dàn ý cho đề văn sau Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn câu nào là chân lý
3 trả lời
Hỏi chi tiết
997
3
1
Kly
09/02/2023 21:14:06
+5đ tặng

1. Mở bài

· Giới thiệu về câu tục ngữ và nêu khái quát ý nghĩa câu tục ngữ

2. Thân bài

- Cắt nghĩa:
· "Thầy" là gì?: Là người đã dạy dỗ, giáo dục cho chúng ta, thầy có thể là thầy giáo/ cô giáo, hay đơn giản là người chỉ bảo cho ta
· Thế nào là "làm nên"?: Là tạo dựng được sự nghiệp, tạo nên cơ đồ, có công danh và sự nghiệp lớn, nói đơn giản, đó chính là đạt được đến thành công, thu hái được hoa thơm trái ngọt
· Ý nghĩa câu tục ngữ: Nếu như không có người thầy định hướng đúng đắn, dạy dỗ và chỉ bảo cho ta từng bước đi thì ta sẽ không bao giờ có cơ hội đạt được tới thành công

· Vai trò của người thầy:
· Mang đến tri thức, dạy kỹ năng, truyền kinh nghiệm
· Dạy ta cách sống, ứng xử, cách làm người
· Vun đắp và tiếp bước cho ước mơ, sự thành công của ta

· Trách nhiệm người học sinh đối với thầy cô:
· Kính trọng và biết ơn
· Không ngừng cố gắng học tập và rèn luyện

3. Kết bài

Cảm nhận của em về ý nghĩa của câu tục ngữ: Chúng ta không chỉ kính trọng, biết ơn thầy cô mà phải tôn trọng nghề giáo, phải tập trung chú trọng hoàn thiện, ưu tiên cho sự phát triển của nghề giáo.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Đức
09/02/2023 21:14:58
+4đ tặng

1. Mở bài:

- Quan niệm và thái độ tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.

- Vai trò của thầy và bạn trong học tập đều quan trọng như nhau.

2. Thân bài:

* Giải thích câu: "không thầy đố mày làm nên"

- Đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của người thầy đối với học sinh.

- Thầy dạy cho học sinh những kiến thức cần thiết. Thầy là người dẫn đường chỉ lối, không chỉ dạy chữ mà còn dạy nhân nghĩa, đạo lí làm người.

- Thầy nhiều khi còn quyết định đến cả việc tạo dựng sự nghiệp của học sinh

* Giải thích câu: "học thầy không tày học bạn"

- "Không tày": không bằng. Là cách nói nhấn mạnh ý: học hỏi bạn bè là điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi học sinh vì thầy chỉ dạy ở lớp, ở trường, còn phần lớn thời gian của học sinh là học tập với bạn bè.

- Học ở bạn những điều hay lẽ phải. Trao đổi thêm với bạn bè để nắm vững thêm điều thầy dạy trên lớp mà mình chưa hiểu hết. Bạn tốt giúp đỡ nhau tận tình thì cũng có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của mỗi người học sinh trong học tập, đời sống.

* Mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ:

- Hai câu tục ngữ trên khẳng định: học thầy, học bạn đều quan trọng như nhau và cần thiết để bổ sung ý nghĩa cho nhau, phản ánh quan niệm của người xưa về việc học.

- Trong quá trình học tập, chúng ta cần khai thác thật mạnh mặt thuận lợi của thầy, của bạn để không ngừng nâng cao hiểu biết về mọi mặt.

3. Kết bài:

- Muốn giỏi thì phải học tập toàn diện: học thầy, học bạn, học trong sách vở, học trong thực tế đời sống quanh mình.

- Phải tôn trọng thầy cô, khiêm tốn học hỏi bạn bè để trở thành người trò giỏi, con ngoan, công dân có ích cho xã hội.

2
0
Nguyễn Ngọc Anh
09/02/2023 21:43:34
+3đ tặng
Giới thiệu về câu tục ngữ và nêu khái quát ý nghĩa câu tục ngữ
2. Thân bài
- Cắt nghĩa:
· "Thầy" là gì?: Là người đã dạy dỗ, giáo dục cho chúng ta, thầy có thể là thầy giáo/ cô giáo, hay đơn giản là người chỉ bảo cho ta
· Thế nào là "làm nên"?: Là tạo dựng được sự nghiệp, tạo nên cơ đồ, có công danh và sự nghiệp lớn, nói đơn giản, đó chính là đạt được đến thành công, thu hái được hoa thơm trái ngọt
· Ý nghĩa câu tục ngữ: Nếu như không có người thầy định hướng đúng đắn, dạy dỗ và chỉ bảo cho ta từng bước đi thì ta sẽ không bao giờ có cơ hội đạt được tới thành công
· Vai trò của người thầy:
· Mang đến tri thức, dạy kỹ năng, truyền kinh nghiệm
· Dạy ta cách sống, ứng xử, cách làm người
· Vun đắp và tiếp bước cho ước mơ, sự thành công của ta
· Trách nhiệm người học sinh đối với thầy cô:
· Kính trọng và biết ơn
· Không ngừng cố gắng học tập và rèn luyện
3. Kết bài
Cảm nhận của em về ý nghĩa của câu tục ngữ: Chúng ta không chỉ kính trọng, biết ơn thầy cô mà phải tôn trọng nghề giáo, phải tập trung chú trọng hoàn thiện, ưu tiên cho sự phát triển của nghề giáo.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K