Các ngôn ngữ Đông Á thuộc về một số ngữ hệ khác biệt với các đặc tính chung hình thành từ quá trình tiếp xúc giữa các ngôn ngữ. Trong vùng ngôn ngữ học Đông Nam Á Lục địa, các phương ngữ tiếng Trung và các ngôn ngữ Đông Nam Á chia sẻ nhiều đặc tính khu vực, thường là những ngôn ngữ phân tích với cấu trúc âm tiết và thanh điệu tương tự nhau. Trong thiên niên kỷ đầu sau công nguyên, văn minh Trung Hoa chiếm ưu thế ở Đông Á. Văn ngôn đã được các học giả ở Việt Nam, bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản tiếp nhận, và đã có một lượng từ vựng gốc Hán rất lớn du nhập vào các ngôn ngữ này và những ngôn ngữ lân cận. Chữ Hán cũng đã được điều chỉnh để sử dụng cho tiếng Việt, tiếng Hàn và tiếng Nhật, mặc dù ngày nay trong tiếng Việt và tiếng Hàn, chữ Hán chỉ còn được sử dụng trong giáo dục bậc cao, ngôn ngữ học, sử học và các tác phẩm nghệ thuật hoặc trang trí và (ở Hàn Quốc) báo chí.