Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy viết câu chuyện của Hieupc

Hãy Viết câu chuyện của Hieupc
2 trả lời
Hỏi chi tiết
69
2
0
Tiến Dũng
16/02/2023 05:47:37
+5đ tặng

Bây giờ ở tuổi 32, khi đã trải qua những sóng gió, HieuPC ngồi lại rút ra những bài học từ câu chuyện đặc biệt của cuộc đời mình.

Con đường lầm lạc

* Con đường trở thành một hacker "nổi tiếng" của bạn bắt đầu từ đâu?

- Lúc xưa gia đình tôi bán đồ điện tử, máy tính nên 4 - 5 tuổi tôi tiếp xúc máy móc và thường xuyên phá hư hỏng. Đến lớp 6, do mê máy tính quá nên được ba mẹ cho học lớp vi tính căn bản.

Hè năm lớp 7 - 8, tôi được gửi vào nhà chú ở TP.HCM để học lớp quản trị mạng, lập trình website. Mải lo máy tính nên các môn khác học hành sa sút, bị gia đình cấm nhưng tôi trốn nhà, vác balô một mình từ Khánh Hòa ra bến xe để vào TP.HCM học.

Lên lớp 10, tôi bắt đầu gia nhập "thế giới ngầm", đó là nơi những hacker mũ đen chuyên kiếm tiền từ những hoạt động phi pháp.

Từ năm 14 tuổi, tôi hack thành công nhiều hệ thống ngân hàng, những trang bán hàng online rồi chia sẻ trên các diễn đàn. Lúc đó còn con nít nên chỉ nghĩ hack cho vui và để thử xem khả năng của mình tới đâu chứ không hề nghĩ điều đó là phạm pháp và sẽ gây ra hậu quả gì.

Từ đó, nhiều người nói sao giỏi vậy mà không dùng năng lực đó để kiếm tiền và họ bày cho tôi kiếm tiền bằng cách mua bán thông tin ngân hàng, thẻ tín dụng, tài khoản game… Tôi thấy choáng ngợp vì thấy kiếm tiền dễ quá. Thế là con đường lầm lỡ bắt đầu.

* Những tháng ngày sau đó, việc kiếm tiền của bạn tiếp diễn như thế nào?

- Số tiền kiếm được thời điểm đó đủ để tôi du học ngành mạng máy tính tại Trường ĐH Unitec, New Zealand. Thế nhưng trong quá trình học, tôi phát hiện hệ thống mạng của trường có lỗ hổng nên báo cho trường nhưng không ai quan tâm.

Tự ái và "máu nghề nghiệp" nổi lên, tôi hack luôn toàn bộ hệ thống của trường. Sau đó tiếp tục sử dụng lỗ hổng đó để hack tiếp các website khác, trong đó có nhiều trang mua bán online và thẻ tín dụng, lấy thông tin cá nhân bán lại cho các tổ chức tội phạm hoặc dùng để mua đồ điện tử cho mình. Nhưng rồi tôi bị theo dõi, bị đuổi học nên trốn về VN.

Về VN, thấy ba mẹ đau lòng nên tôi hứa sẽ dứt bỏ hết, học tập nghiêm túc. Tôi nộp hồ sơ vào Trung tâm ITEC của Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM. Khổ nỗi, tại đây tôi lại tiếp tục phát hiện lỗ hổng IT của trung tâm và cảnh báo nhưng ai cũng bỏ ngoài tai. Tôi tiếp tục hack để lấy đề thi, sau đó chia sẻ cho bạn bè, ai cũng được 10 điểm.

Thấy việc lấy cắp thẻ ngân hàng dễ bị phát hiện, qua bạn bè trong giới gợi ý, tôi nghĩ tới việc kiếm tiền an toàn hơn, đó là lấy cắp thông tin của người dân Mỹ trên một trang web lưu giữ thông tin cá nhân, sau đó đưa lên trang web để ai muốn vô thì phải nạp 1 đôla/thông tin thông qua hệ thống tiền ảo. Mỗi ngày tôi kiếm được 5.000 - 10.000 đôla Mỹ.

Nhưng do công ty quản lý dữ liệu cá nhân người Mỹ phát hiện nên đã sửa chữa lỗ hổng, tôi nghĩ cách làm khác tinh vi và dài lâu hơn, đó là làm giấy tờ giả để hợp đồng trao đổi dữ liệu với một công ty lớn hơn.

Từ đó, tôi chính thức truy cập vào hệ thống mà không cần hack nữa. Được 2 năm thì bị mật vụ Mỹ phát hiện tài khoản tôi lập để truy cập là làm giả giấy tờ không hợp pháp, nên tôi bị hủy quyền truy cập.

"Du học" trong tù

* Sau thời gian hoạt động "ngầm", khi nào là dấu chấm hết?

- Tháng 2-2013, một người bạn nước ngoài chưa từng gặp mặt nhưng cùng hoạt động trong "thế giới ngầm" rủ tôi tham gia một "phi vụ" khác. Lòng tham nổi lên, tôi đồng ý. Tôi cùng chị gái qua đảo Guam du lịch rồi sau sẽ bàn chuyện làm ăn.

Tôi không ngờ người bạn này đã phối hợp với cảnh sát Mỹ để tiếp tục bắt các tội phạm mạng khác và tôi là một trong những số đó. Mật vụ Mỹ còn phối hợp với Apple theo dõi một người trong đường dây của tôi ở Nga.

Khi người này đi mua máy tính, người của Apple đã cài đặt phần mềm theo dõi vào máy, vì thế tất cả những đoạn trao đổi của tôi với người này đều bị mật vụ Mỹ nắm.

Tôi nhớ như in ngày hôm đó, ngày 7-2- 2013, hai chị em vừa xuống đến sân bay đảo Guam thì mật vụ Mỹ ập tới. Tôi thốt lên trong đầu: "Vậy là chấm hết! Mình đã bị chỉ điểm". Tôi bị dẫn về một trại giam không có giường nằm, đêm chỉ có một miếng vải mỏng đắp nên lạnh cóng.

* Ở tù xứ người, bạn làm gì vượt qua?

- 2 tháng đầu trong tù, cảm giác như trời đã sập dưới chân mình với bản án ban đầu là 40 năm, sau được giảm xuống 13 năm do hợp tác với mật vụ Mỹ bắt thêm các tội phạm khác trong đường dây ngầm.

Tôi có ý định thắt cổ tự tử nhưng nghĩ đến cha mẹ, người thân nên cố gắng sống để gặp lại gia đình. Tôi được chuyển đến rất nhiều nhà tù khác nhau.

Điều kiện sống của nhà tù ở Mỹ không quá khắc nghiệt. Tôi được quản tù cho đi học về tâm lý, kinh thánh, kinh doanh, kỹ năng mềm… Học xong lại đi làm ở nhà bếp, căngtin, đi cắt cỏ…

Tôi được gửi vào trường quân sự trong 9 tháng, với vai trò là một mentor (người hướng dẫn) đi tư vấn tâm lý cho những người bị nghiện ma túy, chia sẻ câu chuyện của mình, giúp họ học về kinh thánh và đạo đức.

Tôi mở lòng mình ra, học hỏi, tìm tới những con người tích cực trong tù để kết bạn. Tôi tự học vẽ, học gấp giấy origami rồi đi dạy cho những bạn tù khác, làm thiệp, luyện viết chữ đẹp…

Tôi biến những ngày tháng trong tù trở thành chuyến "du học" và thực sự được học rất nhiều thứ về giá trị sống, đạo đức, đời sống tâm hồn… Điều đó biến tôi thành một con người hoàn toàn khác.

Muốn làm nhiều dự án miễn phí cho cộng đồng

* Bạn nhận ra được điều gì quý giá nhất trong thời gian ở tù đó?

- Khi tôi ở tù, điều tôi phiền muộn và lo nhất là cha mẹ. Trước đây tiền kiếm được tôi làm từ thiện: mỗi tuần gửi 10 - 20 triệu đồng cho quỹ từ thiện của một tờ báo mạng, các bệnh viện phát cho người nghèo… Ai không có tiền đóng viện phí thì tôi đóng luôn, có khi đóng mấy chục triệu.

Thế nhưng đến khi bị bắt, ba mẹ bán hết 7 căn biệt thự của tôi và 3 chiếc xe để lo tiền luật sư. Bao nhiêu tiền bạc kiếm được như mây khói. Lúc gặp lại ba mẹ sau 7 năm biền biệt trong tù, ba bị ung thư đại tràng, mẹ gầy ốm yếu. Tôi nuốt ngược nước mắt vào trong, nghĩ bản thân phải sống khác để bù đắp và báo hiếu.

Tự do mang lại cảm giác hạnh phúc lắm nên tôi phải sống xứng đáng với những ngày tự do. Khi ở đỉnh cao tiền bạc, không đêm nào tôi ngủ ngon vì luôn phải nghĩ cách làm sao để hack được nhiều thông tin, cách che giấu để không bị bắt…

Bảy năm trong tù, tôi nhận ra giá trị thực sự của con người là gì. Nên từ bây giờ tôi sẽ sử dụng những ngày tự do và chút năng lực của mình để làm những việc có ích, để có được những giấc ngủ thật ngon.

Đặc biệt, tôi nhận ra cái tâm cái đức của nghề nên hiểu giá trị của nghề nghiệp trước khi trở thành người giỏi.

* Nhưng bạn còn trẻ, chưa phải đã muộn màng. Trong những ngày tháng tới, bạn có dự định nào không?

- Trong thời gian ở tù, tôi viết tới 7 cuốn nhật ký bằng tiếng Anh. Ở mỗi cuốn nhật ký tôi phác họa ra những ý tưởng kinh doanh, kỹ thuật an ninh mạng… để ra tù sẽ thực hiện.

Hiện nay tôi đang tham gia những hội thảo online về an ninh mạng và có một số dự án như viết sách chia sẻ về cuộc đời và kỹ thuật an ninh.

Tôi cũng muốn tổ chức những lớp dạy miễn phí, chia sẻ các kiến thức mạng. Trong tương lai tôi mở công ty về an ninh mạng phục vụ cho lợi ích cộng đồng chứ không đặt nặng về tiền bạc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Phương Linh
19/02/2023 16:07:43

Ngô Minh Hiếu, từng là hacker tuổi teen khét tiếng một thời, sinh ra ở Gia Lai, lớn lên tại Cam Ranh và trở thành cái tên mà chính quyền Mỹ miêu tả là một trong những tên trộm danh tính đình đám nhất tại nhà tù liên bang, khiến nhiều người liên tưởng về Leonardo DiCaprio trong bộ phim Catch Me If You Can (Hãy bắt tôi nếu có thể) năm 2002.

Cũng giống như nhân vật Frank Abagnale do Leonardo DiCaprio thủ vai, Hiếu đã thực hiện các vụ lừa đảo trên mạng nhiều năm trước khi bị bắt và sau này đã hợp tác để giúp các đặc vụ Mỹ tóm gọn nhiều hacker hơn. Thế nhưng giống với nhân vật Rami Malek trong bộ phim truyền hình nổi tiếng của Mỹ - Mr. Robot, Hiếu đã trải qua thời thơ ấu của mình trong một cửa hàng máy tính do người chú làm chủ để học những kỹ năng mà sau này được anh sử dụng để trở thành một hacker "khét tiếng", cũng như hành trình quay về đóng góp cho đất nước.

Những tội của Hiếu trước đây ở Mỹ đều được thực hiện trên không gian mạng. Bằng cách xâm nhập vào cơ sở dữ liệu riêng tư, bao gồm số an sinh xã hội và địa chỉ cá nhân, Hiếu có thể bán thông tin này cho các mạng lưới tội phạm.

Vào thời điểm bị mật vụ Mỹ bắt giữ vào năm 2013, các nhà chức trách ước tính rằng anh đã kiếm được khoảng 2 triệu USD, số tiền mà anh sử dụng để mua những chiếc xe ô tô đua thể thao hoặc trải qua những kỳ nghỉ, những chuyến du lịch từ nước này sang nước khác, gồm cả Malaysia và Thái Lan.

Hiếu PC: Từ một hacker giỏi nhất thế giới… đến chuyên gia về an ninh mạng - Ảnh 2.

Ngô Minh Hiếu từng được chính quyền Mỹ đánh giá là một trong những hacker nguy hiểm nhất thế giới. (Ảnh: Lien Hoang/Nikkei)

"Tôi là một người ích kỷ. Ngày trước, tôi thích những thứ xa xỉ. Điều đó thật vô nghĩa. Bây giờ tôi nói với mẹ, có thể ăn ba bữa một ngày ở nhà vẫn tốt hơn là đồ ăn trong tù", Hiếu của tuổi 31 đã chia sẻ sau những vấp váp tuổi trẻ.

Tại thời điểm bị bắt ở Mỹ, Hiếu nghĩ rằng tội trộm cắp danh tính không tồi tệ như những việc khác mà anh đã làm như bán dữ liệu thẻ tín dụng. Giờ đây, Hiếu muốn nhấn mạnh rằng anh đã hiểu hành vi trộm cắp danh tính có thể gây tổn hại như thế nào.

"Tôi không biết tội phạm mạng nào khác đã gây ra thiệt hại về tài chính cho nhiều người Mỹ hơn Ngô (Hiếu)", nhân viên mật vụ Matt O'Neill nói với KrebsOnSecurity, một blog mạng cho biết các bài viết của họ đã cảnh báo Matt O'Neill về các hoạt động hack từ Hiếu.

Đổi chiếc mũ đen lấy mũ trắng, Hiếu giúp chính phủ Mỹ truy tìm tội phạm mạng. Hiếu đã đưa ra những lời khai về chuyên môn và lời khuyên cho các sĩ quan đóng giả mình trong một chuỗi các vụ theo dấu trên mạng góp phần bắt được 20 tội phạm về công nghệ cao. Hiếu đã sử dụng các phương pháp tương tự khi chính anh bị Mật vụ Mỹ bắt: Giao dịch tin nhắn trực tuyến với hacker nhưng thực chất là cảnh sát.

Bị một người mà anh nghĩ là một hacker khác dụ đến lãnh thổ Guam thuộc Thái Bình Dương của Mỹ, Hiếu bị triệu tập đến phòng điều tra sân bay ngay sau khi máy bay hạ cánh.

"Tôi như phát điên lên, mất hết cảm giác, tôi như người mất hồn", Hiếu chia sẻ và thổ lộ thêm rằng anh vẫn còn ớn lạnh khi nhớ lại 2 tháng bị giam giữ ở Guam, nơi anh ngủ trên sàn nhà mà không có cả bàn chải đánh răng. "Đó là một nhà tù thực sự"!

Cuối cùng, Hiếu được đưa đến đất liền Mỹ, nơi anh bị kết án. Trong thời gian thụ án, Hiếu đã dành thời gian học origami, trị liệu nhóm, gọi FaceTime về Việt Nam và giúp đỡ các quan chức thực thi pháp luật.

Anh từng bị cùm cổ tay và cổ chân đến 15 nhà tù khác nhau trên cả nước, thường xuyên mặc "quần áo mỏng như tờ giấy" giữa trời lạnh.

Lúc đó, "bạn sẽ cảm thấy cuộc đời của mình thật vô giá trị, cảm thấy như mình là một con vật", Hiếu nhớ lại về quá trình bị chuyển giao giữa các nhà tù.

… đến chuyên gia về an ninh mạng

Sau khi chấp hành xong bản án 7 năm tù giam (giảm từ 13 năm) vì bán hồ sơ 13.000 người trong hơn 200 triệu danh tính mà anh thu thập được bằng cách hack vào nhiều cơ sở dữ liệu thông tin người tiêu dùng khác nhau, Hiếu từ Mỹ trở về TP. Hồ Chí Minh sinh sống và làm việc.

Quay trở về Việt Nam, Hiếu đầu quân cho Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông vào tháng 12/2020.

Bên cạnh đó, vào thời gian rảnh rỗi Hiếu cũng tham gia giảng dạy về an ninh mạng cho sinh viên Việt Nam, các giám đốc điều hành và nhiều người khác quan tâm đến vấn đề bảo mật như một hành trình chuộc lại lỗi lầm của mình.

Trước đây chính quyền Mỹ muốn Hiếu sử dụng "đầu óc tội phạm để bắt tội phạm" giống với công việc hiện tại của anh tại Việt Nam là quét web đen để tìm các mối đe dọa và đào tạo về an ninh.

Hiếu cho biết anh nhận công việc mới với mong muốn đóng góp, giúp đỡ cho cộng đồng, xã hội.

Vậy giúp đỡ cộng đồng là gì? Hiếu trả lời bằng cách rút hai chiếc điện thoại. Một là chiếc điện thoại phổ thông Philips, chỉ được sử dụng cho các cuộc gọi thoại. "Nó không thông minh nhưng bảo vệ tôi", Hiếu chia sẻ.

Chiếc còn lại là một chiếc điện thoại thông minh Huawei được trang bị một ứng dụng do anh phát triển có tên là "Chống lừa đảo" (Fight Scams). Ngoài giờ làm việc, Hiếu sử dụng ứng dụng, cũng như trang Facebook với 200.000 người theo dõi của mình, hoặc thông qua các bài phát biểu tại các trường đại học và hội nghị để đưa ra những lời khuyên cho mọi người về an ninh mạng.

"Tôi lẽ ra có thể sử dụng các kỹ năng của mình để làm rất nhiều thứ, thay vì đuổi theo con đường ma quỷ", và con quỷ làm mù mắt anh chính là tiền, Hiếu chia sẻ thêm.

Lớn lên giữa những cánh đồng lúa mì gần Vịnh Cam Ranh, nhưng Hiếu đã chọn TP. Hồ Chí Minh là nơi để phát huy những kỹ năng máy tính, những kinh nghiệm quý báu của một thanh niên đã từng lầm lỡ nhằm góp sức mình vào phục vụ cộng đồng và xã hội.

Hiện tại, Hiếu cũng đang thực hiện một cuốn hồi ký và anh cho biết đã nhận được lời đề nghị từ một hãng phim trong nước muốn mua bản quyền phim truyện của anh.

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư