Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Thế kỷ 21 không chỉ được coi là thế kỷ của công nghệ thông tin mà đây còn là thế kỷ của những nguy cơ ô nhiễm môi trường đang ngày càng tăng cao, đe dọa vô cùng trầm trọng đến đời sống xã hội nếu không khắc phục kịp thời. Ô nhiễm môi trường đã và đang là nhận được sự quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người và các sinh vật khác. Vậy nguyên nhân của việc ô nhiễm là do đâu? Trước tiên để trả lời câu hỏi này chúng ta phải nhìn nhận lại bản thân chúng ta đã từng có những hành động như vứt rác bừa bãi, sử dụng các loại hóa chất gây hại cho môi trường như thuốc trừ sâu, phân bón,…hay chưa? Hoặc có lẻ hình ảnh những bãi rác to đùng trên đường đã quá quen thuộc đối với chúng ta. Đây đều là các hoạt động thường xuyên và hầu như ai cũng đã từng gặp phải. Vậy thực chất nguyên nhân của việc ô nhiễm đều là do ý thức của con người, bởi họ luôn cho rằng những việc làm của mình quá nhỏ bé không đủ để làm hại môi trường, hay họ cho rằng việc bảo vệ môi trường không phải là trách nhiệm của mình và dường như họ chưa nghĩ đến việc nếu ai cũng như họ thì liệu môi trường có còn trong lành nữa hay không. Nguyên nhân thứ hai là do sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp cũng làm nguy hại đến môi trường.
Mặc dù, báo đài vẫn hằng ngày đưa tin về vấn đề các doanh nghiệp xả nước thải ra môi trường rất nhiều nhưng vấn đề này vẫn chưa bao giờ ngưng, điển hình là trường hợp sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hóa chất thải ra từ nhà máy của công ty bột ngọt Vedan suốt 14 năm liền đã gây xôn xao, bức xúc cho dư luận. Theo ước tính, trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước thì có 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, điều này gióng lên một hồi chuông cảnh báo về tình trạng ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, nguyên nhân còn đến từ sự kiểm soát lỏng lẻo của các cơ quan ban ngành trong việc xử lí các trường hợp gây ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân tiếp theo là công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường. Cuối cùng là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn, do đó trong nhiều trường hợp, đoàn kiểm tra không thể phát hiện được những thủ đoạn tinh vi của doanh nghiệp thải các chất gây ô nhiễm môi trường. Chung quy lại tất cả những nguyên nhân này đều xuất phát từ con người, chúng ta đã quá ích kỉ với môi trường và sự ích kỉ đó đã khiến chúng ta phải nhận lại những hậu quả về thiên nhiên như sóng thần, bão, lũ lụt, dịch bệnh ngày càng xảy ra thường xuyên hơn, như hiện tượng thủy triều ở thành phố Hồ Chí Minh ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuốc sống và sức khỏe của người dân nơi đây, hay hiện tượng thủng tầng ozon, hiện tượng băng tan ở Bắc Cực đang là mối đe dọa đối với con người.
Việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của tất cả mọi người, không chỉ của riêng ai. Mọi người cùng nhau chung tay đóng góp một phần nhỏ vào công cuộc bảo vệ môi trường. Chỉ có vậy thì thế giới mới xanh và sạch trở lại với chúng ta. Bảo vệ môi trường chính xác hơn là chúng ta đang tự bảo vệ chính mình, đừng vì những thói quen xấu mà khiến mình phải nhận những hậu quả không đáng xảy ra
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |