LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

21/02/2023 18:09:30

Nhận xét về người nông dân trong văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng 8-1945 có ý kiến cho rằng

Nhận xét về người nông dân trong văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng 8-1945 có ý kiến cho rằng: “Người nông dân tuy nghèo khổ, lam lũ, ít học nhưng không ít tấm lòng”. Bằng hiểu biết của em về nhân vật chị Dậu trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Ngô Tất Tố, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
2 trả lời
Hỏi chi tiết
194
3
1
Nguyễn Trung Sơn
21/02/2023 18:12:26
+5đ tặng
  1. Có nhà văn nào đó từng nói rằng: văn chương chân chính dù nói về cái xấu, cái ác vẫn phải hướng về cái đẹp, cái thiện, đó là thanh nam châm thu hút mọi thế hệ. Vâng, phải chăng cái xấu cái ác hay cũng chính là cái khổ đau, bất hạnh và cái đẹp cái thiện chính là niềm tin tưởng của nhà văn hướng nguời đọc tin vào vẻ đẹp của nhân vật, để giúp người đọc một bải học về nhân cách. Và, Qua Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc, chứng minh rằng: Mặc dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh, người nông dân trước cách mạng tháng 8 vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình. Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm chính là con người. bởi vậy nên, vấn đề chung về con người đã là mẫu số chung, là mảnh đất muôn thuở của thi nhân muôn đời. Nhưng, qua mỗi trang văn nhà văn chân chính phải mang đến một phát minh về hình thức, một khám phá mới về nội dung. Đó là đòi hỏi của nghệ thuật, không chấp nhận sự lặp lại người khác và lặp lại chính mình. Đó là cách duy nhất để anh tồn tại trong sân chơi nghệ thuật. cũng chính vì hiểu được điều ấy mà đến với đề tài người nông dân, một đề tài quen thuộc mà thi nhân muôn đời đã đi mòn đứt cỏ thì cả Ngô Tất Tố và Nam Cao đều có những khám phá riêng của mình, chính vì vậy số phận người nông dân đã được khắc họa sinh động, đa chiều và sâu sắc. Nếu như trong trang văn của Ngô Tất Tố, người nông dân phải chịu nỗi khổ về sưu cao, thuế nặng, hà hiếp áp bức, ngay cả người chết rồi mà vẫn phải nộp sưu thuế. Thật là vô lí. Thì trong trang văn của Nam Cao người nông dân được nhìn trong bi kịch bị tha hóa về nhân cách, phải chịu đựng sự giằng xé dữ dội về cái đói và miếng ăn. Hoặc là chấp nhận sống nhưng bị tha hóa vì miếng ăn, hoặc là chết để bảo toàn nhân phẩm, lão Hạc là một ví dụ điển hình. Song chính việc soi chiếu và nhìn nhận riêng của mỗi nhà văn như thế đã giúp người đọc nhìn nhận được bản chất và vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam. Nhưng dù là Lão Hạc hay chị Dậu thì ở cả hai nhân vật ấy, nhà văn đều cho chúng ta thấy được rằng dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh nhưng người nông dân trước cách mạng tháng Tám vẫn giữ trọn nhân phẩm của mình. Chị Dậu của Ngô Tất Tố, một người phụ nữ mộc mạc, lương thiện, hết mực yêu thương chồng và con, hi sinh không quản vì sự sống của chồng mình. Có lúc vì túng quẫn quá mà chị phải bán chó, bán con nhưng tuyệt đối đó không phải là hành động vô nhân tính mà là hành động của một người phụ nữ sắc sảo, bản lĩnh và mạnh mẽ đến kiệt cùng, dù đớn đau đến cắt từng khúc ruột khi phải bán con vẫn một mực chịu đựng vì nghĩ về sự sống của chồng. ngay cả khi bán chó, gia đình cái con sinh vật Nghị Quế chồng, Nghị Quế vợ có ăn bớt, làm điêu thì cũng chỉ hạ một câu: lão Nghĩ giàu đến thế mà còn…Không một chút phản kháng, cũng không nói bất kì một lời lẽ tục tĩu nào. Ngay cả khi lên huyện. Sống trong môi trường khác chị vẫn một mực nghĩ về chồng, về con, không bị lây nhiễm thói xấu. Khi thấy cai lệ hành hạ chồng, chị đã vùng lên mạnh mẽ, chị đã bước ra khỏi nỗi sợ của bản thân để chiến đấu, đánh bật hai tên cai lệ lực lưỡng. Chị không chịu khuất phục, Và chính với điều này, Ngô Tất Tố như đã xui người nông dân nổi loạn. Đó chính là phẩm chất cao đẹp mà Ngô Tất Tố đã luôn tin tưởng vào người nông dân trước cách mạng. Với Nam Cao, ông luôn nhìn đời bằng con mắt tình thương. Chính vì quan niệm ấy mà những trang văn của Nam Cao luôn đặt nhân vật của mình trong tình thế cheo leo giữa nhân tính và thú tính, giữa say và tỉnh, giữa sự sống và cái chết. Nhưng đến cuối cùng Nam Cao vẫn cho thấy sự tin tưởng của mình vào phẩm chất lương thiện của người nông dân. Với lão Hạc, một người cha giàu lòng yêu thương con, có lòng tự trọng cao và đặc biệt là một người ân nghĩa, lão nghĩa tình với cả con vật của mình. Khi đã tuổi già sức yếu, không làm gì để kiếm ăn được, lão chẳng dám đụng vào số tiền bán vườn của con, chỉ dám ăn sung luộc. Để rồi lão có thể chọn sống bằng cách bán mảnh vườn đi, nhưng không lão đã tìm đến cái chết, một cái chết đau đớn, tức tưởi thậm chí nhục nhã bằng bả chó. Nhưng chính cái chết ấy khẳng định được nhân cách thanh cao của lão, khẳng định được tính người trong con người của lão Hạc-một người nông dân bần cùng nhưng không bần nghĩa bần tình. Cái chết của Lão đã cho thấy niềm tin của Nam Cao vào vẻ đẹp của người nông dân lương thiện, dù đau đớn, bất hạnh nhưng vẫn giữ trọn phẩm chất tốt đẹp của mình. Vậy là chỉ qua hai tác phẩm ngắn, nhưng Nam Cao và Ngô Tất Tố đã cho thấy vẻ đẹp của người nông dân trong những trang viết của mình. Đó chính là tinh thần nhân đạo của các nhà văn hiện thực, song ở thời điểm bấy giờ, vì chưa có ánh sáng của cách mạng vậy nên họ vẫn rơi vào bi kịch,bế tắc, đó cũng là một hạn chế mà ta cần xem xét

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
2
Ngân Nguyễn Thị
21/02/2023 18:12:48
+4đ tặng
Cùng với Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố, Nam Cao là tác giả tiêu biểu của dòng văn học hiện thực phê phán, luôn hướng về người nông dân, phản ánh hiện thực đời sống của người nông dân trước Cách mạng. Truyện ngắn Lão Hạc là tác phẩm đặc sắc của Nam Cao, nó như một điểm son trong sự nghiệp sáng tác của ông.
Nam Cao luôn trăn trở về số phận của người nông dân lương thiện trong xã hội phong kiến. Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên là chân dung của một lão nông Việt Nam đáng thương và đáng kính. Số phận của Lão Hạc thật đáng thương bởi cái nghèo nàn, túng thiếu. Vợ mất sớm, lão dồn tình thương nuôi con khôn lớn. Khi đứa con trai đến tuổi lấy vợ, lão tính chuyện cưới vợ cho con, nhưng vì nghèo túng mà người ta lại thách cưới nặng quá nên con trai không cưới được vợ. Thất vọng, đứa con bỏ nhà ra đi làm phu đồn điền ở Nam Kì. Khi con đi rồi, lão cô đơn, sống trong hiu quạnh. Bấy giờ, chỉ có con Vàng là nguồn vui của lão. Cậu Vàng được lão chăm sóc chu đáo. Lão xem cậu Vàng như một đứa trẻ cần sự chăm sóc, yêu thương. Lão nhân hậu ngay cả với con chó của mình.
Tội nghiệp cho số phận ông lão. Cuộc đời túng quẫn, nghèo khó cứ đeo đẳng bên ông. Vợ chết để lại mảnh vườn ba sào, nhưng lão nhất quyết không bán dù cho nghèo khó. Lão tự bảo: Cái vườn là của con ta ... của mẹ nó tậu thì nó được hưởng. Lão nghĩ vậy và làm đúng như vậy. Tất cả hoa lợi thu được lão bán để dành dụm riêng chờ ngày con về cưới vợ. Cảm thương cho ông lão đã vò võ trông con về làng, lão chắc mẩm thế nào đến lúc con lão về cũng có được trăm đồng bạc. Nhưng hy vọng chẳng có, thất vọng lại về, lão bị một trận ốm đúng hai tháng mười tám ngày, bao nhiêu vốn liếng dành dụm được đều sạch nhẵn. Sau trận ốm, người lão yếu quá, không làm được việc nặng, việc nhẹ thì người ta tranh hết, lão phải cầm hơi qua ngày bằng củ chuối, củ ráy, con ốc, con trai...
Vì không kiếm được tiền để sống, lại sợ tiêu lạm vào tiền của con nên lão quyết định tìm đến cái chết. Lão chết để con lão khỏi trắng tay. Thật cảm động biết bao về tấm lòng yêu thương bao la và đức hi sinh cao cả của một người cha khốn khổ! Số phận của lão thật bi thương. Nghèo đến nỗi phải bán đi con Vàng mà lão yêu thương, gắn bó. Kể lại việc bán chó với ông giáo, lão đau đớn xót xa: mặt lão đột nhiên rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít, lão hu hu khóc... lão khóc vì thương chó, và cảm thấy mình là kẻ lừa dối khi bán cậu Vàng.
Số phận của lão thật bi thương nhưng lão không đánh mất phẩm giá của mình. Đến bước đường cùng lão luôn nghĩ đến con mà chẳng nghĩ đến mình. Lão đủ can đảm để nghĩ đến chuyện kết thúc cuộc đời để không làm phiền đến ai. Lão từ chối mọi sự thương hại của người khác, cho dù đó là sự cưu mang chân tình. Ngay cả ông giáo, người hàng xóm gần gũi nhất và tin tưởng nhất, ông cũng từ chối sự giúp đỡ. Lão Hạc còn nghĩ đến cái chết không làm phiền lòng người khác. Lão nhịn ăn, tích góp được hai lăm đồng cộng với năm đồng bán chó, lão gửi ông giáo nhờ làm đám ma cho lão. Trước khi chết, lão còn nghĩ đến hạnh phúc của con. Lão viết văn tự nhượng mảnh vườn cho ông giáo để không ai còn mơ tưởng, dòm ngó đến, khi nào con lão về thì sẽ nhận vườn làm. Tuy lão nghèo khó, lại bị xã hội bỏ rơi nhưng lão vẫn giàu đức hi sinh, giàu tình thương và giữ vững phẩm chất cao đẹp của mình.
Hình ảnh Lão Hạc chết thật thê thảm. Lão mượn miếng bả chó để tự kết liễu đời mình. Tội nghiệp cho lão quá! Lão vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra... Cái chết đau đớn của lão đã làm sáng tỏ thêm phẩm chất cao đẹp của người nông dân hướng thiện. Tuy sống trong cái xã hội đầy bóng tối, nhưng tâm trí lão vẫn sáng ngời, tính cách của lão thật cao quí. Cả đời lão nghèo đói nhưng không làm mất đi tấm lòng đôn hậu, trong sáng của mình.
Với bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật, xen kẽ tự sự, Nam Cao đã gợi cho ta niềm cảm thương vô hạn đối với những người nông dân nghèo khổ. Ngòi viết của Nam Cao là tiếng nói cảnh tỉnh về một xã hội thiếu công bằng, không quan tâm đến người nghèo, chà đạp lên số phận của con người lương thiện.
Ly
Phân tích chị Dậu của Ngô Tất Tố mà bạn

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư