Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn cảm nhận về 2 câu thơ cuối của bài thơ tức cảnh Pác Bó

Viết đoạn văn cảm nhận về 2 câu thơ cuối của bài thơ tức cảnh pác bó
2 trả lời
Hỏi chi tiết
584
1
1
Phùng Minh Phương
21/02/2023 19:14:03
+5đ tặng
Hồ Chí Minh là lãnh tụ vị đại, vị cha già kính yêu của dân tộc ta. Ở Bác, cuộc đời chính trị luôn song hành cùng cuộc đời thơ ca cùng nhiều bài thơ bất hủ. Trong đó, tiêu biểu nhất là hai câu cuối bài thơ "Tức cảnh Pác Bó". Đọc hai câu thơ, em cảm nhận được được tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng gian khổ. Phép đối, cùng đối lập làm nổi bật hoàn cảnh thực tại là "bàn đá chông chênh" dường như không thể cản việc lớn "dịch sử Đảng" của Bác. Từ láy "chông chênh" thật gợi hình, giúp chúng ta cảm nhận được điều kiện làm việc của Bác – một vị lãnh tụ cách mạng, vô cùng tạm bợ, thiếu thốn. Đó chỉ là phiến đá kê chông chênh, chênh vênh, tạm bợ bên bờ suối để làm bàn làm việc. Nhưng dù điều kiện làm việc tạm bợ, thiếu thốn, nhưng Bác vẫn tận tâm, say sưa dịch, nghiên cứu cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô ra Tiếng Việt. Ba chữ "dịch sử Đảng" càng giúp ta hiểu rõ hơn tinh thần lạc quan, phong thái ung dung trong Bác. Tuy làm cách mạng gian khổ là vậy nhưng đối với một vị lãnh tụ lại thật là "sang". Cái "sang" này không phải là "sang" về mặt vật chất mà là giàu sang, sang trọng về tinh thần. Chữ "sang được Bác sử dụng lối ẩn dụ thật tài tình. Một chữ mà chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa. Chữ" sang "ngụ ý chỉ sự giàu sang về lối sống chan hòa, hòa hợp với thiên nhiên. Bác còn cảm thấy sang trọng, giàu sang về phong thái ung dung, tinh thần lạc quan. Hơn hết, Bác thấy sang trọng, giàu có về cuộc đời được làm cách mạng, cống hiến cho cách mạng, cho nước nhà cùng niềm tin

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Phạm Ngọc Bích
21/02/2023 19:15:00
+4đ tặng

Trong bài thơ Ngắm Trăng của Bác Hồ em thích nhất hai câu thơ:

 

                                      "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

 

                                       Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"

 

     Ít thấy ai thương trăng trong cái tư thế lạ kỳ này. Đọc lại nguyên văn chữ Hán để thấy rõ hơn vị trí của ba "nhân vật": người, trăng và cái song sắt nhà tù. "Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia". Nhân, nguyệt rồi nguyệt, thi gia ở hai đầu câu thơ, cái song sắt chắn giữa. Trong mối tương giao tri kỷ tri âm giữa con người và vầng trăng, cái song sắt hiện lên thật thô bạo và bất lực. Hồ Chí Minh ngắm trăng rất giống người xưa trong niềm say mê cái đẹp thiên nhiên nhưng cũng khác người xưa trong sự phát hiện vẻ đẹp của cõi người. Người xưa ngắm trăng thấy trăng đẹp trăng trong càng ngậm ngùi cho cõi đời trầm luân cát bụi. Với Hồ Chí Minh, người ngắm trăng, mê trăng thì trăng cũng mê người. Đây không chỉ là cái hay của bút pháp mà chính là vẻ đẹp của một nhân sinh quan. Cũng cần chú ý thêm: để biểu hiện con người, ở đầu câu thơ trên tác giả dùng chữ nhân, ở cuối câu thơ dưới tác giả dùng thi gia. Hai chữ ấy, cố nhiên, vẫn chỉ là một đối tượng, nhưng đã có sự biến đổi: trước cuộc ngắm trăng, đấy là người tù, sau cuộc ngắm trăng người tù biến mất và xuất hiện nhà thơ. Rõ ràng đã có một cuộc "vượt ngục", và như đã nói trên: cuộc "vượt ngục" đã hoàn thành một cách thần kỳ.

Phạm Ngọc Bích
Like và chấm 3đ giúp tớ với nhaa

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư