Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử

Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử 
3 trả lời
Hỏi chi tiết
1.350
1
0
Trần Manchester ...
23/02/2023 19:15:44
+5đ tặng

Bấy giờ, giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Thấy sứ giặc ngang ngược, Trần Quốc Toản vô cùng căm giận.

Sáng nay, nhà vua họp bàn việc nước dưới thuyền rồng. Quốc Toản biết vậy nên quyết đợi gặp vua để nói hai tiếng “xin đánh”. Đợi từ sáng đến trưa, cậu vẫn không gặp được vua, bèn liều chết xô mấy người lính gác ngã chúi, xăm xăm xuống bến. Thấy vậy, quân lính ập đến. Quốc Toản đỏ bừng mặt, rút gươm và quát lớn:

- Ta xuống diện kiến bệ hạ, kẻ nào dám ngăn cản.

Đúng lúc, cuộc họp dưới thuyền rồng tạm nghỉ, vua và các quan ra ngoài mui thuyền.

Quốc Toản chạy đến, quỳ xuống tâu:

- Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ hãy cho đánh!

Nói rồi, cậu đặt gươm lên gáy, xin chịu tội.

Nhà vua cho truyền Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn nói:

- Quốc Toản làm trái phép nước, đáng lẽ phải trị tội. Nhưng xét nghĩ em còn nhỏ tuổi mà đã biết lo việc nên, ta có lời khen ngợi.

Nói rồi, vua sai người ban cho Quốc Toản một quả cam. Cậu tạ ơn vua rồi lên bờ mà ấm ức. Cậu thầm nghĩ: “Vua ban cho cam quý nhưng vẫn coi ta là trẻ con, không cho bàn việc nước”.

Quốc Toản nghĩ đến quân giặc đang bóc lột nhân dân, mà lòng đầy căm giận. Cậu bóp nát trái cam trong tay lúc nào không hay. Đến khi mọi người ùa tới hỏi han. Cậu xòe tay ra mới biết trái cam đã nát.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Quỳnh Anh
23/02/2023 19:16:43
+4đ tặng

    Trong lịch sử, có nhiều nhân vật đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người. Tuy nhiên, trong số đó, tôi muốn kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử mà tôi rất ngưỡng mộ, đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
    Chủ tịch Hồ Chí Minh được biết đến là người đã dẫn đầu cuộc chiến đấu cho độc lập và thống nhất đất nước Việt Nam. Trong suốt cuộc đời của mình, ông đã trải qua rất nhiều gian khó và thử thách.
   Tôi vẫn nhớ rõ một sự việc có thật mà tôi được nghe kể về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vào một ngày đông giá, ông đang đứng trước bản đồ Việt Nam, suy nghĩ và lên kế hoạch cho chiến dịch giải phóng miền Nam. Tuy nhiên, do lạnh quá, ông cảm thấy mệt mỏi và đau nhức. Khi các đồng chí đưa ra ý kiến để ông nghỉ ngơi, ông lại phản đối và nói rằng: "Dân ta giờ đang lội nước, băng qua đầm lầy, đuổi theo giặc, nếu tôi nghỉ, tôi làm sao mà tiếp tục cùng họ?".
   Nghe câu trả lời này của Chủ tịch, tất cả mọi người đều cảm thấy vô cùng xúc động. Từ đó, hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lòng người dân càng trở nên lớn lao và sâu sắc hơn.
   Những hành động như vậy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người, giúp họ vượt qua khó khăn và nỗ lực hơn để xây dựng đất nước. Tôi luôn tin rằng, dù đã ra đi gần 50 năm, tình yêu và lòng trân trọng của nhân dân dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn tồn tại và phát triển mãi mãi.
# Cre: Phương Hà - Thanh Hà 

1
0
Ngọc Như
05/03/2023 20:51:42
Trần Hưng Đạo có tên thật là Trần Quốc Tuấn, là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu vua Trần Thái Tông, quê làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Hà Nam Ninh (nay thuộc tỉnh Nam Định). Ngài thông minh đĩnh ngộ, văn võ song toàn; chí biết dẹp thù nhà, thân biết đoàn kết anh em dòng họ cùng lo toan việc nước. Ngài vốn có tài quân sự, lại là tôn thất nhà Trần, do đó trong cả 3 lần quân Nguyên – Mông tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm tướng chống trận. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông lần 2 và lần 3, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ (Tổng tư lệnh quân đội). Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi giặc ra khỏi nước vì thế ngài được phong tước Hưng Đạo Vương. Ngài mất vào ngày 20 tháng Tám năm Canh Tý (1300).

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo