Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về một danh làng thắng cảnh hoặc một đi tích lịch sử

Thuyết minh về một danh làng thắng cảnh hoặc một đi tích lịch sử 
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
82
1
0
Đức
24/02/2023 21:23:19
+5đ tặng

Quê hương em là huyện Đông Anh xinh đẹp với nhiều di tích lịch sử được nhiều người biết đến như đền Sái, đền Cổ Loa. Chắc hẳn khi nhắc đến đền Cổ Loa mọi người sẽ thấy rất quen thuộc bởi đây là một di tích lịch sử gắn liền với những truyền thuyết của dân tộc Việt Nam, như vua An Dương Vương định đô, xây thành, chiếc nỏ thần Kim Quy...

Được mệnh danh là tòa thành cổ lớn nhất Việt Nam, di tích Cổ Loa ngày nay thuộc địa phận xã Cổ Loa huyện Đông Anh. Hằng năm cứ đến ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch người dân trên cả nước lại trẩy hội Cổ Loa để chiêm ngưỡng các nghi lễ trang trọng cũng như những hoạt động nghệ thuật văn hóa dân gian đặc sắc.

Vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vị trí đỉnh của tam giác châu thổ sông hồng và là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và bộ. Về giao thông đường thủy, Cổ Loa có một vị trí vô cùng thuận lợi. Đó là vị trí nối liền mạng lưới đường thủy của sông Hồng cùng với mạng lưới đường thủy của sông Thái Bình.

Địa điểm Cổ Loa chính là đất Phong Khê, lúc đó là một vùng đồng bằng trù phú có xóm làng, dân cư đông đúc, sống bằng nghề làm ruộng, đánh cá và thủ công nghiệp. Việc dời đô từ Phong Châu về đây, đánh dấu một giai đoạn phát triển của dân cư Việt cổ, giai đoạn người Việt chuyển trung tâm quyền lực từ vùng Trung du bán sơn địa về định cư tại vùng đồng bằng.

Thành được xây dựng kiểu vòng ốc (nên gọi là Loa thành) tương truyền có tới 9 vòng, dưới thành ngoài là hào sâu ngập nước thuyền bè đi lại được. Ngày nay, ở Cổ Loa còn lại 3 vòng thành đất: thành ngoài (8km), thành giữa (hình đa giác, chu vi 6,5km) và thành trong (hình chữ nhật, chu vi 1,6km). Thân thành ngày nay còn có chiều cao trung bình từ 4 - 5m, có chỗ còn cao tới 12m, chân thành rộng tới 20 - 30m. Các cửa của ba vòng thành cũng được bố trí rất khéo; không hề nằm cùng trên một trục thẳng mà lệch chéo đi rất nhiều. Do đó đường nối hai cửa thành ở cùng một hướng đều là một đường quanh co, lại có ụ phòng ngự ở hai bên nên gây rất nhiều trở ngại cho quân địch khi tiến đánh thành.

Thành nội hình chữ nhật, cao trung bình 5m so với mặt đất, mặt thành rộng từ 6m - 12m, chân rộng từ 20m - 30m, chu vi 1.650 m và có một cửa nhìn vào tòa kiến trúc Ngự triều di quy. Thành trung là một vòng thành không có khuôn hình cân xứng, dài 6.500 m, nơi cao nhất là 10m, mặt thành rộng trung bình 10m, có năm cửa ở các hướng đông, nam, bắc, tây bắc và tây nam, trong đó cửa đông ăn thông với sông Hồng. Thành ngoại cũng không có hình dáng rõ ràng, dài hơn 8.000m, cao trung bình 3 m - 4 m (có chỗ tới hơn 8m).

Mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài, hào rộng trung bình từ 10m đến 30m, có chỗ còn rộng hơn. Các vòng hào đều thông với nhau và thông với sông Hoàng. Sự kết hợp của sông, hào và tường thành không có hình dạng nhất định, khiến thành như một mê cung, là một khu quân sự vừa thuận lợi cho tấn công vừa tốt cho phòng thủ..

Qua các giai đoạn lịch sử, Cổ Loa có rất nhiều tên: Loa thành (thành ốc), thành Côn Lôn, thành Tư Long, Cửu thành, Thành Việt Vương, thành Khả Lũ, Cổ Loa thành. Đến thế kỷ thứ X, thời kỳ Ngô Quyền làm vua, Cổ Loa lại trở thành kinh đô lần thứ hai. Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là “tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ”.

Hiện nay Cổ Loa là một trong 21 khu du lịch quốc gia Việt Nam, và Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Đến với thành Cổ Loa, du khách không chỉ được tham quan tòa thành vĩ đại của lịch sử mà còn cảm nhận được khung cảnh vùng quê với những di tích về truyền thuyết xưa kia. Lịch sử đã qua đi nhưng những mốc lịch sử xưa kia sẽ còn sống mãi cùng Cổ Loa thành.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
20
1
Ngọc Linh
24/02/2023 21:25:18
+4đ tặng

Nhắc đến phố cổ Hội An, không thể không nhắc đến công trình kiến trúc Chùa Cầu. Di tích Chùa Cầu với vẻ đẹp cổ kính đã đi vào trong thơ ca, nhạc họa, làm đắm say biết bao lòng người. Với người dân phố Hội, Chùa Cầu là linh hồn, là biểu tượng tồn tại hơn bốn thế kỷ qua. Công trình như một mảnh ghép nối liền giữa quá khứ với hiện tại và tương lai. Ngày nay, chùa vẫn ở đó, uy nghi mà trầm mặc như nhân chứng cho lịch sử một thời vang bóng nhưng vẫn sáng mãi nơi phố Hội.

Nằm ở đoạn tiếp giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú, Chùa Cầu gây ấn tượng không chỉ bởi lối kiến trúc độc đáo mà còn những bí ẩn mà công trình này mang trong mình. Chùa Cầu – giống như tên gọi – là ngôi chùa nằm trên chiếc cầu bắc ngang qua con lạch nhỏ trong khu đô thị cổ Hội An. Công trình được xây dựng vào đầu thế kỷ 17 (khoảng năm 1617) bởi các thương nhân Nhật Bản.

Lúc ban đầu chỉ xây dựng chiếc cầu bắc ngang qua sông Hoài. Mãi đến năm 1653, người ta mới dựng thêm phần chùa. Khu vực này nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, và tên gọi chùa Cầu ra đời từ đó. Đây là công trình duy nhất có gốc tích từ xứ sở Phù Tang trong lịch sử. Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu khi thăm Hội An thấy chùa Cầu đặc biệt nên đặt tên chiếc cầu là Lai Viễn Kiều, với ý nghĩa “bạn phương xa đến”. Ngày nay, chúng ta vẫn có thể được thấy 3 chữ Hán: “Lai Viễn Kiều” được chạm nổi trên một tấm bảng lớn trước cổng chùa.

Do người Nhật xây dựng, nhưng Chùa Cầu lại mang đậm nét kiến trúc đặc biệt của Việt Nam. Phần cầu dài 18 mét, uốn cong rất mền mại. Trụ móng cầu bằng cột đá đẽo vuông vức, rất vững chắc. Chùa Cầu là một kiến trúc liên hợp: CHÙA và CẦU. Chùa và cầu gắn nhau qua vách gỗ với bộ cửa chính thượng song hạ bản. Phần trên của cầu được thiết kế thành một ngôi chùa độc đáo. Chùa gồm có 7 gian. Trong đó 5 gian kết cấu gỗ theo kiểu trình chồng trụ đội, 2 gian đầu hồi uốn cong theo hình vỏ cua, mái lợp ngói âm dương – một nét đặc trưng của kiến trúc Việt Nam. Ở giữa là lối qua lại kiểu cầu vòng, hai bên có hành lang hẹp để làm nơi nghỉ mát với bảy gian bằng gỗ. Toàn bộ chùa và phần trên cầu đều làm bằng gỗ, được sơn son và trạm trổ nhiều hoạ tiết tinh xảo trong kiến trúc Việt – điển hình là rồng, đồng thời điểm xuyết đôi chút phong cách Nhật Bản.

Lịch sử ra đời của Chùa Cầu gắn liền với truyền thuyết tâm linh của người Nhật Bản. Người Nhật Bản cho rằng ở ngoài đại dương có một thủy quá tên gọi là Namazu. Mỗi khi di chuyển, đuôi của nó quẫy mạnh khiến trái đất rung chuyển, tạo nên những chấn động kinh hoàng và chỉ có thần Kashima, vị thần của sấm sét và kiếm đạo mới có đủ khả năng chế ngự con cá trê khổng lồ này. Người Nhật cho rằng con Namazu có đầu ở tận quê nhà Nhật Bản, đuôi ở Ấn Độ nhưng lưng của nó vắt qua khe ở Hội An mà cầu Nhật Bản bắc qua. Mỗi khi con thủy quái đó quẫy mình thì nước Nhật bị động đất và Hội An cũng không được yên ổn. Điều trùng hợp là khi sang Việt Nam buôn bán ở phố Hội, các thương gia người Nhật cũng thường xuyên phải đối phó với cảnh lụt lội.

Để được bình yên làm ăn buôn bán, với kinh nghiệm của mình, người Nhật khi qua định cư tại Hội An đã cố tìm thầy phong thủy giỏi để xem thế đất, cắm điểm xây dựng một chiếc cầu tại đây hình dáng như là một thanh kiếm đâm xuống ngay sống lưng con Namazu, khiến nó không thể quẫy đuôi gây ra động đất nữa.

Ngoài ra, người Nhật cũng tin rằng thần linh hầu (khỉ) và linh khuyển (chó) có khả năng trấn áp con thủy quái đó. Bởi thế, để khống chế con Mamazu, người Nhật đã thờ các Thần Khỉ và các Thần Chó trên hai đầu cầu để chế ngự con thuỷ quái đó. Điểm yểm chính thức là một bia đá cách cầu theo đường chim bay khoảng 1km về hướng tây-bắc. Bia đá nằm khuất sau cây đa trên đường Phan Châu Trinh cách nhà thờ Tin Lành 300 mét.

Trải qua thời gian, khi người Nhật dần vắng bóng ở Hội An, người Trung Hoa lập làng Minh Hương đã nhiều lần góp công trùng tu, sữa chữa công trình kiến trúc cổ này. Chùa được trùng tu vào các năm 1817, 1865, 1915, 1986. Tuy có được thêm vào một vài họa tiết, linh vật thờ cúng theo tín ngưỡng của người trung Hoa nhưng về cơ bản, Chùa Cầu không có nhiều thay đổi.

Nhìn từ xa, Chùa Cầu Nằm vắt mình qua một nhánh nhỏ của dòng Thu Bồn quanh năm ôm ấp thành phố, nổi bật với đường cong của mái che mềm mại, uyển chuyển, tựa như cầu vồng, làm bừng sáng một góc phố cổ, cổ kính mà lại hiện đại, trầm mặc mà lại rất nhộn nhịp, đa màu sắc từ văn hóa cho tới kiến trúc và tôn giáo. Xung quanh Chùa Cầu được bao bọc bởi khu phố cổ nghìn năm lịch sử, phảng phất đâu đó nơi góc phố hàng cây chút buồn miên man nhưng vẫn chan chứa niềm tin và hi vọng về tương lai tươi sáng rực rỡ của người dân nơi đây, những con người không ngừng ước mơ và lạc quan về cuộc sống.

Lặng lẽ, cổ kính, trầm mặc giữa phồn hoa của phố Hội hiện đại, Chùa Cầu ẩn chứa trong mình chiều sâu triết lý. Nơi ấy biết bao lần đã chứng kiến sự đổi thay của lịch sử theo bao thăng trầm thời gian và hơn hết cả là ghi dấu sự giao thoa của những nền văn hóa độc đáo, tất cả đã khoác lên phố Hội nét đẹp hiếm có của ngày hôm nay.

Năm 1990, Chùa Cầu được công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp quốc gia. Không chỉ có ý nghĩa về tâm linh, cầu còn có vai trò khá quan trọng về giao thông. Đến nay, ngôi chùa dường như đã trở thành tài sản vô giá, chính thức được chọn là biểu tượng của Hội An.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×