Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Một vài nét về cuộc đời, sự nghiệp của Bác Hồ

Một vài nét về cuộc đời,sự nghiệp của Bác Hồ
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
66
0
0
huyền nguyễn
28/02/2023 12:05:40
+5đ tặng

– Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) tên khai sinh: Nguyễn Sinh Cung;

– Năm 1901, Nguyễn Sinh Cung bắt đầu dùng tên Nguyễn Tất Thành;

– Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành lấy tên Văn Ba, lên đường sang Pháp;

– Năm 1919 Nguyễn Tất Thành lấy tên Nguyên Ái Quốc và sử dụng tên này trong suốt 30 năm sau đó;

– Ngày 13 tháng 8 năm 1942, Nguyên Ái Quốc lấy tên Hồ Chí Minh, sang Trung Quốc với danh nghĩa đại diện của cả Việt Minh và Hội quốc tế phản xâm lược Việt Nam (một hội đoàn được ông tổ chức ra trước đó) để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Hoa Dân quốc. Đây là lần đầu tiên trong các giấy tờ cá nhân Bác sử dụng tên Hồ Chí Minh.


Tiểu sử Hồ Chí Minh

Bác Hồ sinh ngày 19/5/1890, mất ngày 2/9/1969. Có tên khai sinh: Nguyễn Sinh Cung. Người là nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20, một chiến sĩ cộng sản quốc tế.

Bác là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951 – 1969.

Gia đình Hồ Chí Minh

Bác Hồ sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo ở làng Sen (hay làng Kim Liên), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Thân sinh của Bác Hồ

Nguyễn Sinh Sắc (còn gọi là Nguyễn Sinh Huy, người dân còn gọi là Cụ Phó bảng; 1862 – 1929) là cha của Hồ Chí Minh. Ông là con của ông Nguyễn Sinh Nhậm và bà Hà Thị Hy, lớn lên trong một môi trường Nho học dưới sự nuôi dạy của nhà Nho và cha vợ của mình là cụ Hoàng Xuân Đường, ông đỗ cử nhân năm 1894 và Phó bảng năm 1901. Năm 1906, ông được triều đình bổ nhiệm chức Thừa biện bộ Lễ; năm 1909, ông nhậm chức Tri huyện Bình Khê tỉnh Bình Định. Làm quan được ít lâu thì bị triều đình thải hồi vì một “tên cường hào” bị ông bắt giam rồi chết sau khi thả ra hai tháng. Sau đó ông đi vào miền Nam và sống một cuộc đời thanh bạch tại Làng Hòa An, Cao Lãnh, Đồng Tháp (nay là xã Hòa An, thành phố Cao Lãnh) cho đến cuối đời.

Hoàng Thị Loan (1868-1901) là mẹ của Hồ Chí Minh. Bà là con gái của cụ Hoàng Xuân Đường, bà được cha mình gả chồng vào năm 15 tuổi. Bà là một hình mẫu cho hình ảnh người Việt Nam hiền hậu và hết lòng vì chồng con: sau khi chồng bà là ông Nguyễn Sinh Sắc đi thi ở Huế, vì túng thiếu tiến bạc nên ngỏ ý mời bà lên kinh giúp ông học tập, bà đã gởi con gái đầu lòng của mình lại Nghệ An và cùng chồng vào Huế. Ở đây bà đã lao động dệt vải vất vả một tay nuôi sống cả gia đình. Năm 1900 sau khi sinh người con thứ tư là Nguyễn Sinh Nhuận, cộng với sự vất vả khó nhọc trước đó bà Hoàng Thị Loan sinh bệnh rồi qua đời vào ngày 10 tháng 2 năm 1901. Năm 1922, hài cốt của bà được cô Nguyễn Thị Thanh đưa về an táng tại vườn nhà mình ở Làng Sen, Kim Liên. Năm 1942, cải táng tại núi núi Động Tranh thấp, thuộc dãy núi Đại Huệ. 1985, nhân dân và chính quyền địa phương xây dựng tại đây một khu lăng mộ dành cho bà.

Các anh chị em của Bác Hồ
  • Nguyễn Thị Thanh (1884 – 1954) là người chị cả, có hiệu khác là Bạch Liên nữ sĩ
  • Nguyễn Sinh Khiêm (1888 – 1950) là con thứ hai của trong gia đình cụ Phó bảng. Ông còn được gọi là Cả Khiêm, tên tự là Tất Đạt
  • Nguyễn Sinh Nhuận (1900 – 1901), hay tên khai sinh là Nguyễn Sinh Xin, là con trai út trong gia đình
Ông bà của Bác Hồ
  • Nguyễn Sinh Nhậm là ông nội của Hồ Chí Minh
  • Hà Thị Hy là bà nội của Hồ Chí Minh.
  • Hoàng Xuân Đường (sinh 1835 mất năm 1893), người làng Hoàng Trù, là ông ngoại của Hồ Chí Minh.
  • Nguyễn Thị Kép (mất khoảng đầu thế kỷ XX), người làng Hoàng Trù, là bà ngoại của Hồ Chí Minh.
Gia đình riêng của Bác Hồ
Hôn nhân của Bác Hồ

Cho tới nay chưa có một tài liệu chính thức từ phía nhà nước Việt Nam nhắc đến việc Hồ Chí Minh đã từng kết hôn. Bản thân Hồ Chí Minh cũng nhiều lần khẳng định ông chưa từng có vợ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của một số sử gia tại Hoa Kỳ, Pháp, và Trung Quốc, trong thời gian ở Quảng Châu, ông đã kết hôn với một thiếu nữ Trung Quốc tên là Tăng Tuyết Minh vào ngày 18 tháng 10 năm 1926 và sống với nhau cho đến khi ông rời Quảng Châu, vào khoảng tháng 4 hoặc 5 năm 1927, từ đó hai người không bao giờ còn gặp lại nhau.

Những người con đỡ đầu của Bác Hồ

Sinh thời, Hồ Chí Minh có ba người con đỡ đầu ở Pháp, Đức và Nga.
Tóm tắt cuộc đời hoạt động Cách mạng của Bác

  • Thời Thơ Ấu và thanh niên của Chủ Tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1911)
  • Chủ Tịch Hồ Chí Minh tiếp nhận Chủ Nghĩa Mác – Lênin và khẳng định con đường Cách Mạng Việt Nam (1911 – 1920);
  • Chủ Tịch Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ và vận dụng sáng tạo đường lối của V.I Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (1920-1924)
  • Chủ Tịch Hồ Chí Minh sáng lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam (1924 – 1930);
  • Chủ Tịch Hồ Chí Minh – Người tổ chức và lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám thắng lợi và sáng lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (1930 – 1945);
  • Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Người tổ chức và lãnh đạo cuộc đấu tranh giữ vững chính quyền Cách mạng và kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954);
  • Chủ Tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ xâm lược, giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (1954 – 1969).

Vào hồi 9h47′ ngày 02/9/1969, trái tim của Người ngừng đập, để lại nỗi tiếc thương vô hạn cho toàn thể nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.

Chi tiết hơn về cuộc đời và sự nghiệp của bác

Tháng 6-1911, Người đi ra nước ngoài, suốt 30 năm hoạt động, Người đã đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những phong trào của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếm sống, vừa học tập, hoạt động cách mạng và nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác – Lênin. Từ đây, Người đã nhận rõ đó là con đường duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Tháng 6 năm 1919, thay mặt Hội Những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Người gửi tới Hội nghị Versailles (Pháp) Bản yêu sách của nhân dân An Nam, yêu cầu Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam.

Tháng 12-1920, tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại thành phố Tours, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến chủ nghĩa cộng sản.

Năm 1921, tại Pháp, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, nhằm tuyên truyền cách mạng trong nhân dân các nước thuộc địa. Người viết nhiều bài đăng trên các báo “Người cùng khổ”, “Đời sống thợ thuyền”, … Đặc biệt, Người viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” lên án mạnh mẽ chế độ thực dân, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân các nước thuộc địa. Tất cả các bài viết của Người đều được bí mật chuyển về nước và lưu truyền trong mọi tầng lớp nhân dân.

Ngày 30-6-1923, Người đến Liên Xô và bắt đầu một thời kỳ hoạt động, học tập và nghiên cứu về chủ nghĩa Mác – Lênin, về chế độ xã hội chủ nghĩa ngay trên đất nước Lênin vĩ đại. Tại Đại hội lần thứ I Quốc tế Nông dân (10-1923), Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân. Năm 1924, Người dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được cử làm cán bộ Ban phương Đông của Quốc tế Cộng sản, đồng thời là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân, Nguyễn Ái Quốc được giao theo dõi và chỉ đạo phong trào cách mạng ở một số nước châu Á.

Năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông, sáng lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, ra báo Thanh niên để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về trong nước, đồng thời mở lớp đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.

Ngày 3-2-1930, tại Cửu Long (Hồng Kông), Người triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ năm 1930 đến năm 1940, Người tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản ở nước ngoài, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chỉ đạo đúng đắn cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta.

Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, năm 1941 Người về nước, triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận Việt Minh, gấp rút xây dựng lực lượng vũ trang, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Thực hiện chỉ thị của Hồ Chí Minh, ngày 22-12-1944, tại khu rừng Sam Cao, thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy.

Tháng 8-1945, Người cùng Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng và chủ trì Đại hội Quốc dân ở Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và Tổng bộ Việt Minh, cử Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Thay mặt Chính phủ lâm thời, Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân tộc Việt Nam đã nhất tề đứng lên Tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân lao động. Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Người tuyên bố trước nhân dân cả nước và nhân dân thế giới quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.

Tháng 9-1945, thực dân Pháp câu kết với đế quốc Mỹ, Anh và lực lượng phản động Quốc dân Đảng (Trung Quốc) trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam và lấn dần từng bước kéo quân đánh chiếm miền Bắc, âm mưu tiến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Ngày 9-1-1946, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa lần đầu tiên trong cả nước. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I, Người được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp kháng chiến. Tháng 12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Người tiếp tục cùng Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Tháng 7-1954, với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp định Géneva được ký kết. Miền Bắc được giải phóng. Miền Nam bị đế quốc Mỹ xâm lược biến thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

Tháng 9-1960, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người, nhân dân ta vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Ngày 2-9-1969, mặc dù đã được các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do tuổi cao sức yếu Người đã từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.

Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc, cho nhân dân, vì lý tưởng cộng sản, vì độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức, vì hòa bình và công lý trên thế giới.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×