Đọc văn bản sau: Con lừa và người nông dân, trả lời các câu hỏi
PHẦN I. ĐỌC- HIỆU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Con lừa và người nông dân
Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại xảy chân rơi xuống một cái
giếng. Con vật kêu la trong tuyệt vọng
- Ông chủ ơi! Hãy cứu tôi với!
Người chủ trang trại cổ nghĩ xem nên làm gì. Và cuối cùng ông quyết định: Con lừa
đã già và cải giếng cũng cần được lấp lại và không có lợi ích gì khi cứu con lừa lên cả.
Nghĩ sao làm vậy. Thể là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình.
Họ xúc đất đổ vào giếng. Ngay từ đầu, con lừa như chưa hiểu được chuyện gì đang
xảy ra và nó càng kêu la thảm thiết hơn. Thật tội nghiệp chủ lừa làm sao! Nhưng sau
đó con lừa bỗng trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại lấy làm lạ.
Ông ta tiến đến và nhìn xuống giếng. Ông vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất
đổ lên lưng lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cử như vậy, đất đổ
xuống, lừa lại bước chân lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chủ lừa
xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài. Chủ lừa đã tự mình thoát khỏi
cái giếng - nơi mà chủ tưởng như không thể ra được.
(Theo Bộ sách EO- Trí tuệ cảm xúc)
* Lựa chọn đáp án đúng (từ câu 1 – câu 8)
Câu 1. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất số ít.
B. Ngôi thứ nhất số nhiều.
C. Ngôi thứ hai.
D. Ngôi thứ ba.
Câu 2. Chuyện gì đã xảy ra với chú lừa?
A. Nhảy xuống một cái giếng để uống nước.
B. Bị ngã xuống một cái giếng cạn nước khá sâu.
C. Bị đẩy xuống một cái giếng cạn nước khá sâu
D. Bị rơi xuống một cái giếng sâu đầy nước.
Câu 3. Người nông dân quyết định không cứu chú lừa vì
A. người nông dân thấy phải mất nhiều công sức để kéo chú lừa lên.
B. người nông dân cần về nhà gấp không có thời gian để cứu chú lửa lên.
C. người nông dân muốn giúp chú lừa được giải thoát nhanh chóng khỏi nỗi tuyệt vọng.
D. người nông dân không muốn người khác nghe thấy tiếng chú lừa kêu rống.
Câu 4. Lúc đầu chủ lừa đã làm gì khi bị ông chủ đổ cát xuống?
A. Đứng yên không nhúc nhích.
B. Dùng hết sức leo lên.
C. Cổ sức rũ đất cát xuống.
D. Kêu gào thảm thiết.
Câu 5. Chú lửa nhỏ thoát ra khỏi cái giếng là do
A. Ông chủ lấy xẻng giúp chủ thoát ra.
B. Chủ biết rũ sạch đất cát trên người để không bị chôn vùi.
C. Chú giẫm lên chỗ đất cát trong giếng để thoát ra.
D. Chủ liên tục đứng ngày càng cao hơn trên chỗ cát ông chủ đổ xuống để thoát ra.
Câu 6. Đáp án đúng nhất nói lên tính cách của chú lừa là
A. Nhút nhát, sợ chết.
B. Bình tĩnh, thông minh,
C. Nóng vội, dũng cảm.
D. Trung thực, khiêm tốn.
Câu 7. Chủ đề của truyện là
A. Không được bỏ cuộc trong mọi hoàn cảnh.
B. Giá trị của lòng dũng cảm.
C. Hậu quả của thói kiêu ngạo.
D. Lòng biết ơn.
Câu 8. Hoàn cảnh của chú lừa trong truyện được diễn tả bằng câu tục ngữ:
A. Cái khó bỏ cái khôn.
B. Ăn cháo đá bát.
C. Cá lớn nuốt cá bé.
D. Còn nước còn tát.
** Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu (câu 9; câu 10)
Câu 9. Sự khác nhau trong quyết định của người nông dân và con lừa là gì? Em đồng
tỉnh với quyết định nào? Tại sao?
Câu 10. Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân?