Với tầm nhìn xa rộng, vượt thời đại của một vị vua Đại Việt hơn nghìn năm trước, ông đã chọn Đại La làm kinh đô để mưu nghiệp lớn, tính kế phồn vinh, trường kì cho muôn đời sau. Bằng lí lẽ thuyết phuc, nhà vua đã cho thấy Đại La là mảnh đất hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi về địa lí, văn hóa, đầu mối giao lưu kinh tế và điều kiện sống của dân cư. Về vị trí địa lí, đây là mảnh đất ở vị trí trung tâm của đất nước, có thế rồng cuộn hổ ngồi, được coi là thế đất đẹp và sẽ phát triển thịnh vượng. Địa hình đa dạng có núi có sông, đất đai vừa bằng phẳng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, vừa có địa thế cao và khoáng đạt, mở ra bốn hướng nam, bắc, đông, tây. Thé đất đó rộng rãi, khoáng đạt, tiện cho việc phát triển lâu dài của quốc gia và cũng tránh được cho dân ta khỏi cảnh lũ lụt tàn phá hàng năm. Bởi vậy, nhà vua đã khẳng định: Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Tác giả gọi Đại La là thánh địa của đất Việt bởi lẽ ông đã nhận ra nơi đây là đất tốt, đất lành, có thể đem nhiều lợi ích, đồng thời ông tiên đoán Đại La sẽ là chốn tụ hội trọng yếu, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Nhận xét về kinh đô Thăng Long, sử gia Ngô Sĩ Liên cũng viết: “Núi là vạt áo che, sông là dải đai đắt, sau lưng là sông nước, trước mặt là biển, địa thế hùng mạnh mà hiểm, rộng mà dài, có thể là nơi vua ở hùng trắng, ngôi báu vũng bền, hình thể Việt Nam không nơi nào hơn được nơi này”. Với những lí lẽ thuyết phục về việc lựa chọn nơi đóng đô mới, Chiếu dời đô của vua Lí Thái Tổ đã nhân được sự ủng hộ của cả dân tộc, để giờ đây chúng ta có mảnh đất thủ đô ngàn năm văn hiến và phát triển phồn vinh.