Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và chép chính xác khổ thơ diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng

Phần I (5,0 điểm)

Bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương được coi là "một thứ tiếng lòng giản dị, hồn nhiên mà âm vang của nó còn thổn thức lòng người mãi mãi".

(Theo Lê Bảo, Tìm hiểu vẻ đẹp tác phẩm văn học Ngữ văn 9)

Câu 1 : Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và chép chính xác khổ thơ diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng.

Câu 2 : Chỉ rõ và cho biết hiệu quả diễn đạt của một hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ em vừa chép.

Câu 3 : Cho câu văn: Trong bài thơ "Viếng lăng Bác", ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét, còn chủ yếu tác giả bộc lộ tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của mình đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Coi câu trên là câu chủ đề, em hãy viết tiếp khoảng 8 đến 10 câu văn để hoàn thành đoạn diễn dịch. Trong đoạn có sử dụng khởi ngữ và phép thế để liên kết câu. (Gạch chân và chú thích)

Phần II (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Bước vào thế kỉ mới, muốn "sánh vai cùng các cường quốc năm châu" thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy, khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.

(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 28)

Câu 1 : Đoạn trích trên được rút ra từ văn bản nào? Của ai?

Câu 2 : Trong đoạn văn, tác giả viết: "Bước vào thế kỉ mới, muốn sánh vai cùng các cường quốc năm châu thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu".

Vậy những điểm mạnh và điểm yếu của người Việt Nam được tác giả trình bày trong văn bản trên là gì?

Phần III (2,0 điểm)

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về tinh thần tự học. Với Người, nguyên lý và phương thức học được tóm gọn như sau: "Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học dân".

Hãy viết một bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về nguyên lý và phương thức học tập của Bác.

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.136
1
0
Ác Quỷ
05/03/2023 22:11:47
+5đ tặng
phần 1

câu 1

-hoàn cảnh: Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, đất nước thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, tác giả từ miền Nam ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ “Viếng lăng Bác” được sáng tác trong dịp đó.

                                   Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
                                   Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
                                    Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
                                    Mà sao nghe nhói ở trong tim.
câu 2
 hình ảnh ẩn dụ “trời xanh, vầng trăng sáng dịu hiền”. Trời xanh ẩn dụ cho Bác, cho những công ơn mà Bác đã dành cả đời cho nhân dân và dân tộc VN còn “vầng trăng sáng dịu hiền” ẩn dụ cho cõi vĩnh hằng mà Bác đã yên nghỉ. Tác dụng: nhấn mạnh vào công ơn, sự vĩ không có gì thay thế được của Bác trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và đem đến độc lập tự do cho dân tộc VN thoát khỏi kiếp đô hộ và lầm than.
câu 3
Trong bài thơ Viếng lăng Bác, ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét, còn chủ yếu nhà thơ Viễn Phương bộc lộ tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của mình đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thật vậy, mạch cảm xúc chính của bài thơ chính là cảm xúc buồn thương trước sự ra đi của chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc. Đầu tiên, cảm xúc của tác giả được thể hiện ở câu thơ “Ôi!Hàng tre xanh xanh Việt Nam/ Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”. Tâm trạng của nhà thơ trước khi vào lăng đó chính là tác giả dường như nhớ lại những năm tháng chiến đấu hào hùng và oanh liệt của nhân dân VN. Những con người VN kiên cường, bình dị mà bất khuất như những cây tre loài cây mang hồn cốt dân tộc.Tiếp theo, mạch cảm xúc của nhà thơ đó chính là sự biết ơn vô bờ của chính mình đối với những công ơn trời bể của Bác. Hình ảnh ẩn dụ “mặt trời” và “79 mùa xuân” là những hình ảnh ẩn dụ nói về sự hy sinh và công ơn to lớn như thái dương của Bác Hồ. Bác mất đi là nỗi đau đớn của toàn thể dân tộc VN và của nhân loại. Tiếp theo, nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc đau đớn trước sự ra đi của Bác của 1 người con miền Nam lần đầu ra viếng lăng “nghe nhói trong tim”. Đó là xúc cảm đau đớn, nghẹn ngào và dường như vẫn chưa thể tin vào sự ra đi của Bác. Cuối cùng, tác giả đã thể hiện khát vọng được ở bên Bác, hóa thân vào “con chim, đóa hoa và cây tre” để được mãi bên Bác, là người con của Bác
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×