LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong truyện ngụ ngôn mà em yêu thích

3 trả lời
Hỏi chi tiết
3.591
12
5
Phùng Minh Phương
09/03/2023 20:40:24
+5đ tặng
Nhắc tới truyện ngụ ngôn , chúng ta không thể nào bỏ qua câu chuyện " Chú bé chăn cừu " của tác giả Aesop . Nhân vật chú chú bé chăn cừu với việc nói dối nhiều lần đã để lại nhiều bài học cho bạn đọc .
       Trước hết cậu bé chăn cừu sống trong một ngôi làng nhỏ và làm công việc chăn cừu cho chủ . Hàng ngày , cậu cho chúng ăn no cả từ sáng rồi đến tối cậu mới dẫn chúng về . Cứ làm công việc chăn cừu này mãi khiến cho cậu cảm thấy buồn chán .
        Rồi cậu nghĩ ra trò trêu chọc mọi người dân ở trong làng . Trong khi mọi người dân đang làm việc chăm chỉ thì cậu giả vờ là có sói đến . Lần 1 cậu bé hô to rằng : " Sói ! Có sói đến " khi nghe cậu bé hô to như vậy mọi người dân ở trong làng đều bỏ lại công việc và cầm gậy gộc lên để đuổi sói hộ cậu bé khi lên đến nơi thì họ không thấy sói đâu . Lần thứ hai cậu bé lại lừa mọi người là có sói đến nhưng khi họ lên đến nơi thì không có sói và họ nhận ra là họ đã bị cậu bé lừa nên không ai tin cậu bé nữa . Sau khi trêu chọc mọi người thì lần thứ ba cậu bé lại muốn trêu chọc mọi người nữa . Bỗng nhiên cậu bé nhìn thấy trong bụi cỏ trước mặt có một đôi mắt đang nhắm đến đàn cừu của cậu . Rồi con sói tiến gần đến đàn cừu của cậu . Cậu bé đi xuống làng cầu cứu mọi người . Đọc đến đây người đọc cũng hi vọng mọi người sẽ giúp cậu bé đuổi sói . Nhưng không ai tin cậu bé nữa vì họ đã bị cậu bé lừa . Khi quay lại cậu đã khóc vì đàn cừu của cậu đã chết dưới miệng của con sói .
       Như vậy , qua những chi tiết khắc họa hành động và suy nghĩ , ta thấy nhân vật cậu bé chăn cừu là người nói dối . Vì nói dối nên cậu bé đã khiến cho mọi người không còn tin tưởng cậu nữa .
      Truyện " Chú bé chăn cừu " đã xây dựng lên một tình huống truyện đơn giản nhưng bất ngờ . Người viết đã thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua hành động , suy nghĩ ,...
      " Chú bé chăn cừu " đã mang tới cho bạn đọc hình dụng cụ thể về một kiểu người thường thấy trong xã hội : nói dối , không trung thực trong cuộc sống . Từ những việc làm của nhân vật chú bé chăn cừu em nhận thấy bản thân phải sống trung thực , không nói dối vì nó mang toi

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Hoai Pham
22/01 18:55:04

Trong học tập, công việc cũng như cuộc sống hàng ngày, khi làm việc mà chúng ta không có kiến thức, không có bản lĩnh vững vàng sẽ dễ rơi vào tình trạng hay thay đổi ý kiến và thấy ý kiến nào cũng đúng. Anh thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường là một nhân vật tiêu biểu.

Trước hết người đọc thấy được trong truyện là một người ham làm giàu, có chí lớn. Điều đó được thể hiện ở việc anh đã dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Tuy nhiên, chí lớn của anh ta lại không tương xứng với tầm hiểu biết. Vốn kiến thức hạn hẹp của anh đã khiến anh thay đổi hành động liên tục. Khi đẽo cày được ông cụ góp ý, anh thấy phải liền nghe theo và làm ra rất nhiều sản phẩm nhưng không có ai mua. Những lần về sau cũng vậy, ai góp ý anh cũng thấy phải, nghe theo và kết thúc là vốn liếng của anh đi đời nhà ma cùng đống gỗ vụn. Giá như trước khi bắt tay vào thực hiện, anh nghiên cứu kĩ những yêu cầu cần đạt của sản phẩm cũng như khảo sát thực tế tình hình khu vực thì anh sẽ bảo vệ được chính kiến của mình và không khiến người khác buồn cười.

Không chỉ thiếu hiểu biết mà anh thợ mộc cũng không có bản lĩnh. Khi anh làm việc ở trung tâm người qua lại, ai nhìn vào thấy góp ý cũng là đương nhiên. Có người góp ý tốt nhưng cũng có người góp ý không tốt, nhưng anh không đủ bản lĩnh phản bác những điều sai mà điều góp ý nào cũng thấy phải. Cho nên anh nhậ lại kết quả quá đắt. Hành động đẽo cày của anh không sai, và lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ người khác là tốt, tuy nhiên anh lắng nghe và tiếp thu thái quá, không có bản lĩnh nên gây nên hậu quả khôn lường.

Thông qua nhân vật anh thợ mộc, truyện ngụ ngôn đã khái quát được đặc điểm của một kiểu người trong xã hội: thiếu hiểu biết, thiếu bản lĩnh nên dễ thay đổi chính kiến của mình và kết quả không được như ý muốn. Qua đây, chúng ta cần biết lắng nghe những ý kiến góp ý của người khác nhưng phải biết cân nhắc, chọn lọc được ý kiến phù hợp, đúng đắn, kết hợp giữa lời góp ý với ý kiến của bản thân để có một kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên trong tập thể, ý kiến cá nhân là cần thiết nhưng không được đề cao cái tôi cá nhân quá, mà cần lắng nghe, cùng nhau xây dựng tập thể vững mạnh.

1
1
Ha Kieu
31/01 19:51:42
Truyện ngụ ngôn "Đéo Cày Giữa Đường" là một câu chuyện ngắn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống và sự lựa chọn của con người. Trong truyện, chúng ta gặp hai nhân vật chính là Đéo và Cày, mỗi người đại diện cho một tính cách và quan điểm khác nhau. Đéo là một người lười biếng và thích trốn tránh công việc. Anh ta không muốn làm việc vất vả và chỉ muốn tận hưởng cuộc sống thoải mái. Đéo thường tìm cách lách luật và trốn tránh trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là Đéo không hài lòng với cuộc sống của mình và luôn than phiền về tình trạng nghèo khó. Điều này cho thấy tính cách của Đéo là một người không chịu trách nhiệm và không biết đánh giá đúng giá trị của công việc. Ngược lại, Cày là một người chăm chỉ và kiên trì. Anh ta không ngại làm việc vất vả và luôn cống hiến hết mình cho công việc. Cày hiểu rằng chỉ có công sức và đầu tư thực sự mới đem lại thành quả. Anh ta không chấp nhận việc trốn tránh trách nhiệm và luôn đặt mục tiêu cao trong cuộc sống. Cày biết rằng thành công không đến từ việc trốn tránh, mà đến từ sự cống hiến và kiên nhẫn. Truyện ngụ ngôn "Đéo Cày Giữa Đường" cho chúng ta thấy sự tương phản giữa hai nhân vật Đéo và Cày. Đéo đại diện cho những người lười biếng, không chịu trách nhiệm và luôn tìm cách trốn tránh công việc. Trong khi đó, Cày đại diện cho những người chăm chỉ, kiên trì và biết đánh giá đúng giá trị của công việc. Truyện ngụ ngôn này nhắn nhủ cho chúng ta rằng chỉ có bằng sự cống hiến và kiên nhẫn, chúng ta mới có thể đạt được thành công và hạnh phúc trong cuộc sống.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư