Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Đoạn trích trên sử dụng hình thức ngôn ngữ nào; Vì sao em biết

Câu 1: Cho đoạn trích:

" Người đàn bà ẵm con cong môi lên đỏng đảnh:

- Có giết được thằng nào đâu.  Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa!

Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:

- Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại..."    

( trích Làng - Kim Lân)

a. Ghi lại các từ láy được tác giả sử dụng để tả "ông lão" và nêu tác dụng của việc sử dụng các từ láy đó.

b.  Đoạn trích cho thấy tâm trạng và thái độ nào của "ông lão" khi nghe tin cả làng chúng nó Việt gian theo Tây?

c. Tác dụng của dấu ba chấm ở cuối câu Hay là chỉ lại... là gì?

d. Câu văn Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp đó.

Câu 2:Dưới đây là một phần của truyện ngắn "Làng"- Kim Lân:

- Thế nhà con ở đâu?

- Nhà ta ở làng Chợ Dầu.

- Thế con có thích về làng Chợ Dầu không?

Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:

- Có.

Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi: 

- À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?

Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:

- Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!

Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:

- Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ. 

(Sách Ngữ Văn 9, tập 1, Tr. 170)

a. Đoạn trích trên sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? Vì sao em biết?

b. Đoạn văn trên nói về tình huống nào trong truyện?  Tâm trạng của nhân vật ông Hai trong đoạn văn là gì?

c. Xây dựng hình tượng ông Hai luôn hướng về làng chợ Dầu nhưng tác giả lại đặt nhan đề của truyện ngắn là "Làng" chứ không phải "Làng chợ Dầu"? Vì sao?

d. Hãy kể tên hai tác phẩm/đoạn trích cũng viết về đề tài người nông dân và nêu rõ tên tác giả? Cách thể hiện đề tài này giữa các tác phẩm đó có gì khác biệt?

Câu 3: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

"    Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:

- Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!

      Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm sụi với nhau.        

      Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Ông lão nắm chặt tay mà rít lên:

- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này."                            

( trích "Làng"- Kim Lân)

a. Câu nói của người đàn bà trong đoạn trích trên thể hiện thái độ gì của người dân đối với những kẻ Việt gian? Tìm thêm trong tác phẩm dẫn chứng cho thấy thái độ đó.

b. Tìm các hình thức ngôn ngữ độc thoại và độc thoại nội tâm trong đoạn trích trên.

c. Xét về mục đích nói,các câu văn gạch chân thuộc kiểu câu gì? Dấu (...) trong đoạn văn trên có tác dụng gì?

d. Viết đoạn văn diễn dịch phân tích tâm trạng của ông Hai trong đoạn trích trên. Đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán và một thành phần biệt lập( chú thích rõ).

 

Câu 4: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi bên dưới:

"  Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!...

Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được?Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước...Lại còn  bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?...?

( trích "Làng"- Kim Lân)

a.  Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

b. Ghi ra các từ ngữ mang tính khẩu ngữ trong đoạn trích trên. Tìm một thành ngữ trong đoạn văn và giải thích ý nghĩa.

c. Xét về cấu tạo, câu văn gạch chân thuộc kiểu câu gì? Theo em "điều nhục nhã" được nói đến trong đoạn văn là gì?

d. Đoạn trích cho thấy phẩm chất đáng quý nào của ông lão? Trả lời khoảng 3 dòng.

e.Kể tên một tác phẩm văn học nước ngoài cũng viết về làng quê trong chương trình Ngữ văn THCS và nêu tên tác giả.

Câu 5: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

" Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, tay chân nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được... Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ... Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực ông lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài..."

( Trích Làng- Kim Lân)

a. Viết một câu văn nhận xét về tâm trạng của ông Hai trong đoạn trích trên . Tình huống nào khiến nhân vật có tâm trạng đó?

b. Ghi ra các câu đặc biệt và câu độc thoại nội tâm trong đoạn trích trên.

c. Dấu ba chấm cùng các câu hỏi liên tiếp ở trong đoạn giúp em hiểu điều gì về tâm trạng của nhân vật?

Câu 6: Cho đoạn trích:

" Ông nằm vật trên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng cuốc, mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường, đắp ụ,xẻ hào, khuân đá... Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá. ( Ngữ văn 9)

a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào?Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh ra đờicủa tác phẩm.

b. Dòng cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông Hai được thể hiện qua việc nhắc lại các từ, các cụm từ nào? Trong dòng cảm xúc ấy có những kỉ niệm nào của ông Hai với kháng chiến?

c. Xét về mục đích nói, câu văn " Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa?" thuộc kiểu câu gì? Vì sao nỗi trăn trở của ông lão trong câu văn đó lại là biểu hiện của tình cảm công dân?

d. Với hiểu biết của em về truyện ngắn trên, hãy viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu , có sử dụng câu ghép và phép thế ( gạch dưới câu ghép và từ ngữ được làm phép thế) để khẳng định: Truyện đã khắc họa thành công hình ảnh những người nông dân trong kháng chiến.


Câu 7:Dưới đây là một phần của truyện ngắn "Làng"- Kim Lân:

- Thế nhà con ở đâu?

- Nhà ta ở làng Chợ Dầu.

- Thế con có thích về làng Chợ Dầu không?

Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:

- Có.

Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi: 

- À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?

Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:

- Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!

Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:

- Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ. 

(Sách Ngữ Văn 9, tập 1, Tr. 170)

a. Đoạn trích trên sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? Vì sao em biết?

b. Đoạn văn trên nói về tình huống nào trong truyện?  Tâm trạng của nhân vật ông Hai trong đoạn văn là gì?

c. Xây dựng hình tượng ông Hai luôn hướng về làng chợ Dầu nhưng tác giả lại đặt nhan đề của truyện ngắn là "Làng" chứ không phải "Làng chợ Dầu"? Vì sao?

d. Hãy kể tên hai tác phẩm/đoạn trích cũng viết về đề tài người nông dân và nêu rõ tên tác giả? Cách thể hiện đề tài này giữa các tác phẩm đó có gì khác biệt?

Câu 8: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

"    Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:

- Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!

      Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm sụi với nhau.        

      Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Ông lão nắm chặt tay mà rít lên:

- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này."                           

( trích "Làng"- Kim Lân)

a. Câu nói của người đàn bà trong đoạn trích trên thể hiện thái độ gì của người dân đối với những kẻ Việt gian? Tìm thêm trong tác phẩm dẫn chứng cho thấy thái độ đó.

b. Tìm các hình thức ngôn ngữ độc thoại và độc thoại nội tâm trong đoạn trích trên.

c. Xét về mục đích nói,các câu văn gạch chân thuộc kiểu câu gì? Dấu (...) trong đoạn văn trên có tác dụng gì?

d. Viết đoạn văn diễn dịch phân tích tâm trạng của ông Hai trong đoạn trích trên. Đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán và một thành phần biệt lập( chú thích rõ).

 

Câu 9: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi bên dưới:

"  Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!...

Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được?Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước...Lại còn  bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?...?

( trích "Làng"- Kim Lân)

a.  Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

b. Ghi ra các từ ngữ mang tính khẩu ngữ trong đoạn trích trên. Tìm một thành ngữ trong đoạn văn và giải thích ý nghĩa.

c. Xét về cấu tạo, câu văn gạch chân thuộc kiểu câu gì?

d. Viết đoạn văn TPH phân tích diễn biến tâm trạng của ông Hai trong đoạn trích trên.

e.bKể tên một tác phẩm văn học nước ngoài cũng viết về làng quê trong chương trình Ngữ văn THCS và nêu tên tác giả.

 

Câu 10: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

" Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, tay chân nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được... Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ... Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực ông lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài..." ( Trích Làng- Kim Lân)

a. Viết một câu văn nhận xét về tâm trạng của ông Hai trong đoạn trích trên . Tình huống nào khiến nhân vật có tâm trạng đó?

b. Ghi ra các câu đặc biệt và câu độc thoại nội tâm trong đoạn trích trên.

c. Dấu ba chấm cùng các câu hỏi liên tiếp ở trong đoạn giúp em hiểu điều gì về tâm trạng của nhân vật?

0 trả lời
Hỏi chi tiết
264

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo