“Trên trang sách cuộc sống tuyệt vời biết bao nhưng cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn nỗi niềm sầu muộn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời”.
( Nguyễn Văn Thạc – Mãi mãi tuổi 20)
Anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua hai văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng và “Lão Hạc” của Nam Cao. (Ngữ văn 8, tập 1)./.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a. Cái đẹp cái nên thơ là những giá trị tốt đẹp của cuộc sống: lòng yêu thương, đồng cảm, sẻ chia, sự tự trọng, sự rung động trước cái đẹp...
-Tác phẩm “Trong lòng mẹ”
+ Phân tích vẻ đẹp của mẹ bé Hồng: người phụ nữ yêu thương con, khao khát hạnh phúc, mái ấm gia đình.
Là người phụ nữ chịu nhiều bất hạnh, bị ép gả cho người mình không yêu. Chịu đựng người chồng nghiện ngập. Gia đình nhà chồng lạc hậu, cổ hủ, nhiều thành kiến.
Là người phụ nữ góa chồng, sống trong cảnh nghèo đói, đi lưu lạc kiếm sống qua ngày.
Bị gièm pha đủ điều, chịu nhiều bất hạnh.
Xa con nên nỗi nhớ con trong người mẹ chưa bao giờ nguôi, luôn đau xót, nhó nhung đến con.
Tìm về thăm con dù bị đặt điều, chịu lời đay nghiến.
Gặp lại con thật xúc động, ôm con vào lòng, vỗ về, an ủi, thỏa nỗi mong nhớ.
+ Phân tích vẻ đẹp nhân vật Bé Hồng: Cảnh ngộ đáng thương, buồn tủi của chú bé Hồng; tình yêu thương mẹ của bé Hồng
Chú bé Hồng sinh ra trong một gia đình không hạnh phúc. Cha mất sớm. Mẹ đi tha hương cầu thực.
Sống cùng họ hàng bên nội nhưng luôn bị ghẻ lạnh, cay nghiệt, không nhận được tình yêu thương.
Nghe lời cay nghiệt của bà cô về mẹ cậu buồn nhưng cậu không tin, luôn bảo vệ mẹ mình.
Thương mẹ rất nhiều, muốn được gặp lại mẹ.
Gặp lại mẹ chú vui, hạnh phúc, sà ngay vào lòng mẹ.
Được ngồi lên xe cùng mẹ chú òa lên khóc rồi cứ thế nức nở khiến cho người mẹ cũng sụt sùi theo.
Suy nghĩ liên tưởng của Hồng: “Phải bé lại và lăn vào lòng mẹ” => cảm giác mình đang bé lại để làm nũng mẹ, để hưởng sự vuốt ve, chiều chuộng lâng lâng.
=> Nhờ tình yêu thương và niềm tin ấy, đến khi gặp mẹ, bé Hồng đã nhận được niềm sung sướng và hạnh phúc lớn lao. Người mẹ của bé Hồng trở về đúng thời điểm quan trọng nhất, đã xua tan mọi đau đớn, dằn vặt trong tâm hồn chú bé.
-Tác phẩm “Lão Hạc”
+Tình yêu thương con, yêu thương Cậu Vàng
Nuôi cậu Vàng, coi như con.
Được ăn gì cho chú ta ăn vậy.
Cảm thấy khốn nạn khi đi lừa một con chó.
Có lòng yêu thương con vô bờ.
Quyết để dành mảnh đất lại cho con.
+Lòng tự trọng cao quí của Lão Hạc.
Khi được ông giáo giúp thì từ chối khéo léo.
Nhờ ông giáo giữ giùm mảnh vườn và số tiền để lo ma chay.
Xin Binh Tư bả chó để tự kết liễu đời mình.
+ Sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu của ông Giáo.
Coi lão Hạc như người thân thiết.
Mời lão sang ăn, uống.
Khuyên lão không nên buồn trước sự việc cậu Vàng bị bán đi.
Giữ lời hứa với lão Hạc.
*Cuộc sống bi thảm với niềm sầu muộn và giọt nước mắt chính là những mặt hạn chế, tiêu cực. Đó là nỗi khổ, cái ác, cái xấu, những mặt trái của con người, ...
+ Hoàn cảnh bi thảm của mẹ con bé Hồng, của cha con Lão Hạc; sự nghèo túng của ông Giáo.
+ Bà cô cay nghiệt, ích kỉ, tàn độc, là hiện thân của lễ giáo phong kiến hẹp hòi.
+ Thói xấu của Binh Tư, sự ích kỉ của vợ ông Giáo. nảy sinh do áp lực cuộc sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến thối nát đẩy con người tới sự cùng cực.
*Bình luận: Đây là một ý kiến hoàn toàn chính xác
- Văn học không phản ánh cuộc sống một cách đơn điệu, một chiều mà ở góc nhìn đa chiều. Trong mặt tốt, tích cực có cái tiêu cực, hạn chế.
-Cái đẹp mà văn học đem lại là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |