Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Câu 3: Nêu nội dung đoạn thơ?

Đọc  đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

...Ngôi nhà đầu hẻm đang bốc lửa phừng phừng. Tiếng kêu cứu thảm thiết vọng lại. Trong ánh lửa, tôi thấy một bóng người cao, gầy, khập khiễng chạy tới ngôi nhà cháy, xô cánh cửa đổ rầm. Mấy người trong nhà vọt ra, khung cửa ập xuống, khói bụi mịt mù...

    Rồi từ trong nhà, vẫn cái bóng cao, gầy, khập khiễng ấy lom khom như đang che chở vật gì, phóng thẳng ra đường. Qua khỏi thềm nhà, người đó vừa té quỵ thì một cây Dầm sập xuống. Mọi người xô đến. Ai nấy bàng hoàng vì trong cái bọc chăn còn  vương khói mà người ấy đang ôm khư khư là một đứa bé mặt mày đen nhẻm, thất thần, khóc không thành tiếng. Mọi người khiêng người đàn ông ra xa. Người anh mềm nhũn. Người ta cấp cứu cho anh. Ai đó thảng thốt kêu: ”Ô...này!”, rồi cầm cái chân cứng ngắc của nạn nhân giơ lên: thì ra là một cái chân gỗ!

    {...} Thì ra người bán bánh giò là một thương binh. Chính anh đã phát hiện ra đám cháy, đã báo động và cứu một gia đình...

                                                     ( “ Tiếng rao đêm” – Theo Nguyễn Lê Tín Nhân)

        a. Xác định  phương thức biểu đạt chính và ngôi kể của đoạn trích trên. 

        b. Nêu nội dung của đoạn trích.

        c. Xét về mục đích nói, các câu văn sau thuộc kiểu câu nào? 

         - Ngôi nhà đầu hẻm đang bốc lửa phừng phừng.

         - Ô...này!

      d. Nêu tác dụng của kiểu câu ấy?

1 trả lời
Hỏi chi tiết
267
1
0
Phạm Tú
18/03/2023 22:56:18
+5đ tặng

a. Phương thức biểu đạt chính: miêu tả.
    Ngôi kể: ngôi thứ ba.
b. Đoạn trích miêu tả cảnh tượng đám cháy tại một ngôi nhà trong đêm. Một người đàn ông cao, gầy, khập khiễng đã chạy vào ngôi nhà đang cháy để cứu người. Sau đó, người đàn ông ấy lom khom ôm một đứa bé ra khỏi ngôi nhà. Mọi người trong nhà và người đàn ông đều an toàn nhưng người đàn ông bị thương và có một cái chân gỗ. Cuối cùng, đoạn trích hé lộ rằng người đàn ông đó là một thương binh và anh ta đã phát hiện ra đám cháy và cứu một gia đình.
c. Các câu văn sau thuộc kiểu câu cảm thán.
d. Kiểu câu cảm thán giúp nhấn mạnh cảm xúc của người nói, tăng tính thuyết phục và hiệu quả truyền đạt. Trong đoạn trích, câu "Ngôi nhà đầu hẻm đang bốc lửa phừng phừng" giúp tạo ra hình ảnh rõ ràng và ấn tượng của đám cháy. Câu "Ô...này!" thể hiện sự ngạc nhiên, bàng hoàng của người nói khi phát hiện ra sự thật về cái chân gỗ của người đàn ông bị thương.
a trả lời ngắn gọn súc tích thế này thôi nhá =))))

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo