Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Xác định phương thức biểu đạt 2 đoạn văn trên

Cho 2 đoạn văn sau:

a) "Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên cạnh chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca. Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương của muôn vật, muôn loài.

b) "Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổng ồi .Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi .Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổn gập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi.Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa .Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời"

Câu 1 : Xác định phương thức biểu đạt 2 đoạn văn trên

Câu 2 : Câu mang luận điểm 2 đoạn văn trên

Câu 3 : Tại sao hai văn bản trên có yếu tố tự sự , miêu tả nhưng không phải văn bản tự sự miêu tả

Câu 4 : Tác dụng khi kết hợp yếu tố tự sự , miêu tả

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Các dân tộc anh em trên đất nước chúng ta đã sáng tạo ra muôn vàn truyện anh hùng đẹp. Có truyện đã trở thành trường ca lớn, như Đăm Săn, Xinh Nhã Riêng Chàng Trăng của dân tộc Mơ nông và Nàng Han của dân tộc Thái là hai truyện có nét giống với truyện Thánh Gióng ở miền xuôi. Mẹ chàng Trăng đã nằm mơ thấy một con thỏ trắng nhảy qua ngực mà thụ thai và đẻ ra chàng. Sợ tù trưởng phạt vạ, mẹ chàng bỏ chàng trên rừng, phó mặc cho trời đất. Suốt ngày chàng không nói, không cười, chỉ thích chơi khiên đao. Sau đó, chàng cưỡi ngựa đá khổng lồ do trời đất cho, đi giết một tên bạo chúa đến chiếm đất rồi cuối cùng biến vào mặt trăng để đêm đêm soi xuống dòng thác Pông gơ nhi những vầng sáng bạc. Còn nàng Han là một cô gái thông minh dũng cảm, lớn lên đi đánh giặc ngoại xâm. Quân nàng liên kết với người Kinh, theo cờ lệnh bằng chân dệt chỉ ngũ sắc cảu nàng mà đánh tan được giặc. Mường bản đang vui thắng trận thì nàng hóa thành tiên lên trời, sau khi tắm ở sông Nậm Bờ, để lại trên bờ thanh gươm nàng thanh gươm nàng đã dùng diệt giặc. Từ đấy, hằng năm đến ngày nàng lên trời, dân bản mường lại mở hội rước cờ nàng Han, vui chơi rồi kéo ra sông Nậm Bồ tắm. Và trên dãy núi Pu keo vẫn còn đền thờ nàng Han ở chân rừng, gần đấy có những vũng, những ao chi chít nối tiếp nhau là vết chân voi ngựa của quân nàng Han và quân đội của người Kinh. So sánh với những truyện nói trên, chúng ta thấy truyện Thánh Gióng thực sự là một bản anh hùng ca và là anh hùng ca của người Việt cổ. (Theo Cao Huy Đỉnh, Người anh hùng làng Gióng)

Câu 1 : Đoạn nào có kết hợp yếu tố tự sự , miêu tả

Câu 2 : Khi kết hợp cần chú ý điều gì

0 trả lời
Hỏi chi tiết
78

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư