Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Truyện “Thầy bói xem voi” được kể bằng lời của ai?

THẦY BÓI XEM VOI

Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói mù chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho con voi đứng lại để cùng xem. Thầy sờ vòi, thầy sờ ngà, thầy sờ tai, thầy sờ chân, thầy thì sờ đuôi.

Ðoạn năm thầy ngồi lại bàn tán với nhau.

Thầy sờ vòi bảo:

- Tưởng con voi nó thế nào, hóa ra nó sun sun như con đỉa!

 Thầy sờ ngà bảo:

- Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn càn.

Thầy sờ tai bảo:

- Ðâu có! Nó to bè bè như cái quạt thóc.

Thầy sờ chân cãi:

- Ai bảo? Nó sừng sững như cái cột đình.

Thầy sờ đuôi lại nói:

- Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tun tủn như cái chổi sể cùn.
Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu.                     

  (Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam, tập III, 

                                        NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1: Truyện “Thầy bói xem voi” được kể bằng lời của ai?

            A. Lời của con voi.

            B. Lời của ông thầy bói.

            C. Lời của người kể chuyện.

            D. Lời của người quản voi.

Câu 2: Trong truyện, năm ông thầy bói đã sờ vào những bộ phận nào của con voi?

            A. Vòi, ngà, tai, chân, đuôi.

            B. Vòi, ngà, tai, chân, lưng.

            C. Vòi, ngà, mắt, chân, lưng.

            D. Tai, mắt, lưng, chân, đuôi.

Câu 3: Trong câu sau có bao nhiêu số từ?

            “Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi đứng lại để cùng xem.”

            A. Bốn

            B. Ba

            C. Hai

            D. Một

`Câu 4: Trong truyện, năm ông thầy bói đã sờ vào con voi thật nhưng không thầy nào nói đúng về con vật này. Sai lầm của họ là ở chỗ nào?

            A. Xem xét các bộ phận của voi một cách hời hợt, phiến diện, không cụ thể

            B. Không xem xét voi bằng mắt mà xem bằng tay.

C. Không xem xét toàn diện mà chỉ dựa vào từng bộ phận để đưa ra nhận xét.

D. Xem xét một cách quá kĩ lưỡng từng bộ phận của voi.

Câu 5: Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới việc tranh cãi của năm ông thầy bói?

            A. Do các thầy không có chung ý kiến.

            B. Do không hiểu biết, xem xét phiến diện, qua loa, chủ quan sự vật.

            C. Do năm ông thầy bói đều cho rằng mình đúng.

            D. Do các thầy không nhìn thấy.

Câu 6. Ý nào nói đúng về ý nghĩa của thành ngữ “Thầy bói xem voi”?

A. Nói về cách đánh giá loài vật thông qua hình thức bề ngoài.

B. Nói về những người bị mù làm nghề xem bói.

C. Nói về cách xem xét sự vật, sự việc phiến diện.

D. Nói về sự thiếu hiểu biết, môi trường sống hạn hẹp.

Câu 7: Truyện “Thầy bói xem voi” phê phán điều gì?

            A. Phê phán những việc làm vô bổ, không mang lại lợi ích cho bản thân cũng như người khác.

            B. Phê phán thái độ khinh thường người khác.

            C. Phê phán những nhận xét, đánh giá không có cơ sở hoặc chưa có chứng cứ một cách xác đáng, nhìn nhận sự vật một cách phiến diện.

            D. Phê phán thái độ không dám đấu tranh chống cái xấu, cái tiêu cực.

Câu 8: Nhận xét nào đúng với truyện “Thầy bói xem voi”?

            A. “Thầy bói xem voi” khuyên chúng ta cần học tập chăm chỉ để mở rộng hiểu biết.

            B. “Thầy bói xem voi” khuyên chúng ta cần nhìn nhận sự việc một cách toàn diện, khách quan.

            C. “Thầy bói xem voi” khuyên chúng ta phải biết yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.

            D. “Thầy bói xem voi” khuyên ta phải biết bảo vệ ý kiến của bản thân trong mọi hoàn cảnh.

Trả lời câu hỏi:

Câu 9: Em có nhận xét gì về hành động xô xát, đánh nhau của năm ông thầy bói?

Câu 10: Em rút ra bài học gì cho bản thân sau khi đọc truyện “Thầy bói xem voi”?

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.013
9
1
Kate
22/03/2023 21:41:42
+5đ tặng

Câu 1: C
Câu 2: A
Câu 3: D
Câu 4: C
Câu 5: B
Câu 6: C
Câu 7: C
Câu 8: B
Câu 9: Nhận xét: Hành động của 5 ông thầy bói là không thể chấp nhận.
-  Đều bảo thủ, đều cho mình là đúng.
-  Không có sự lắng nghe, tiếp thu.
-  Nhìn nhận sự việc một cách phiến diện; đánh giá không có cơ sở và qua loa, đại khái.

Câu 10: Sau khi đọc xong truyện "Thầy bói xem voi", em rút ra được những bài học:
-  Cần nhìn nhận sự việc một cách toàn diện, khách quan.
-  Biết lắng nghe, tham khảo ý kiến của người khác.
- Thận trọng trước những đánh giá, nhận xét để tránh sai lầm.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×