Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Khu 36 phố phường hay còn gọi là khu buôn bán nằm giữa kinh thành và bờ sông Hồng. Vị trí lý tưởng cho việc thiết lập các hoạt động thương mại, các làng mạc vùng châu thổ đã được xây dựng từ thế kỉ 15, những khu vực bán hàng trong mạng lưới các làng cổ.
Những người làm chung một nghề tập trung lại một chỗ và lập ra một phường riêng. Vào thế kỉ 15 thành phố có 36 phường. Phần lớn các phố trong khu phố cổ đều là nới kinh doanh nhộn nhịp. Rất nhiều đền chùa cũng được xây dựng vào thời kỳ đó. Cơ cấu tổ chức chính trị và xã hội của phường phỏng theo hình thức làng truyền thống của quê hương những người dân đến lập nghiệp. Mỗi phường có hoạt động riêng và ở dọc theo bờ đê tạo thành các xóm. Mỗi xóm đều có cửa đóng lại. Hiện nay người ta vẫn thấy dấu vết thông qua tên phố mà mỗi phố sản xuất và bán một loại hàng.
Con phố mà chúng ta đang đi là một phố trong khu phố cổ Hà Nội. Phố Hàng Đào nằm theo hướng bắc – nam, dài khoảng 260m. Đầu phía nam của phố là quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục sát bờ hồ Hoàn Kiếm, đầu phía bắc giáp phố Hàng Ngang. Phía tây của phố là các nhà mang số chẵn, phía đông là các nhà mang số lẻ. Tên phố có nguồn gốc từ mặt hàng vải nhuộm đỏ được bán nhiều ở phố. Hiện nay Hàng Đào là phố một chiều cho các phương tiện giao thông và vẫn được coi là phố buôn bán chính, đặc trưng của người Hà Nội.
Phố Hàng Đào đã có từ lâu đời. Tại Hoa Lư xưa cũng đã có phường Hàng Đào. Phố Hàng Đào tại thành Thăng Long xưa thuộc phường Đồng Lạc và Đại Lợi, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương đời Hậu Lê. Phường Đại Lợi tập trung người làng Đan Loan (Bình Giang, Hải Dương), làng Đình Loan, Đông Cao (Bắc Ninh) chuyên nghề nhuộm tơ lụa có từ thời Trần, Hồ, đến đời Lê đã rất sầm uất. Các nhà bán vải chủ yếu là bán lẻ. Phiên chợ tơ của phố mở vào ngày mồng 1 và 6 âm lịch hàng tháng.
Theo tôi biết thời Pháp thuộc, phố mang tên là Rue de la Soie (phố bán lụa). Khi đó dọc phố có lắp đặt đường ray tàu điện bánh sắt chạy từ bờ hồ Hoàn Kiếm đi vườn hoa Hàng Đậu.Hẳn trong số quý vị đã từng đọc những tác phẩm văn học viết về tiếng leng keng của tàu điện của đất Hà Thành. Ngày nay đường ray tàu điện không còn nữa. Cũng vào thời kỳ này mọc lên một số hiệu tạp hoá. Sau thời kỳ này số cửa hàng chuyên bán tơ lụa cũng hẹp lại dần. Nhiều nhà bán lụa quay sang kiêm bán cả hàng vải bông như hiệu Tây đen, có tủ kính bầy hàng, biển hiệu bằng chữ quốc ngữ, chữ tây. Phố Hàng Đào không còn chuyên bán tơ, lụa, vải tấm. Các cửa hiệu tạp hoá bắt đầu chen vào giữa đám cửa hàng vải. Tạp hoá bán ở Hàng Đào phải là những thứ hàng mới có, hàng mốt mới nhập từ Pari, đó là những cửa hàng bán mũ da, khăn quàng, cà vạt, mùi xoa, phấn sáp, nước hoa, các đồ trang sức vàng bạc, vài cửa hàng giầy da, cửa hàng dệt kim, cửa hàng quần áo may sẵn v.v… và hiện nay thì cũng đủ chủng loại hàng hoá trên thị trường chung của khu vực, chủ yếu vẫn là quần áo may sẵn.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |