Phân tích tính liên kết về nội dung giữa các câu trong đoạn văn sau:
Thực hành Tiếng Việt
Bài tập 1:
Phân tích tính liên kết về nội dung giữa các câu trong đoạn văn sau:
Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa
nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu
vượt trùng dương. Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, Châu
Mỹ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết theành thạo nhiều thử
tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga, ... và Người đã làm nhiều nghề.
(Lê Anh Trà, Phong cách Hồ Chí Minh)
Bài tập 2:
Chỉ ra các phương tiện liên kết trong các đoạn trích sau:
a. Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ
sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác
phẩm một lá thư một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung
quanh.
( Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
b. Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỷ, và hơn thế nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai
thiên niên kỷ. Trong thời khắc như vậy, ai cũng nói đến việc chuẩn bị hành trang bước vào thể
kỉ mới, thiên nhiên kỉ mới.
Trong những hành trang ấy có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ
cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỷ tới mà ai
cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng
nổi trôi.
(Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)
c. Cây dừa gắn bó với người dân mình định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc.
Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, là làm tranh,
cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt,
nấu canh làm nước mắm, ... Cùi dừa ăn sống với bánh đa, làm mứt, làm bánh kẹo, ép lấy đầu
dùng để thắp, để ăn, để chải đầu, nấu xà phòng. Sọ dừa làm khuy áo, làm gảo, làm muối, Vỏ
dừa bên dây rất tốt đối với người đánh cả thì nó mềm, dẻo, dai, chịu mưa nắng. Cây dừa gắn
bỏ với đời sống hàng ngày là như thể đấy. ( Hoàng Văn Huyền, Cây dừa Bình Định)
Bài tập 3:
Hãy sắp xếp các câu sau thành một đoạn văn:
(1) Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là một trong
những cột mốc trên đường tiến hóa học thuật của nhân loại.
(2) Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng
của học vấn.
(3) Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân
công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có.
(4) Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại.
(5) Các thành quả đỏ sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại.
Bài tập 5: Hãy giải thích các thuật ngữ sau: từ đơn, từ ghép, từ láy, ẩn dụ, hoàn dụ
Bài tập 6: Trong các nghĩa sau của từ cháy, nghĩa nào là nghĩa thuật ngữ Hóa học
(1) Bén, bốc lửa thành ngọn.
(2) Phản ứng tỏa nhiệt và có ánh sáng.
(3) Bị thiêu hủy bằng nhiệt.
(4) Trở nên sạm đen do thời tiết, khí hậu.
1 Xem trả lời
618