Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Đến với Quảng Trị, vùng đất linh thiêng, chúng ta tự hào về một thời quá khứ anh hùng của cách mạng Việt Nam. Nơi đây có nhiều tiềm năng phát triển du lịch với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và da dạng cùng với hệ thống di tích dồi dào đã được xếp hạng. Việc phát huy hết giá trị của các hệ thống di tích, di tích lịch sử cách mạng tỉnh Quảng Trị, sẽ là nguồn tài nguyên, là cơ sở để đẩy nhanh quá trình đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Thành cổ Quảng Trị
Qua miền di sản
Quảng Trị có 4 di tích quốc gia đặc biệt được Chính phủ công nhận: Đôi bờ Hiền Lương - Bến hải; Địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống láng hầm Vĩnh Linh; Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972; Di tích Đường Hồ Chí Minh - Đường Trường Sơn. Cùng với đó là 20 di tích quốc gia được Bộ VHTTDL công nhận như: Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn; các địa điểm liên quan đến dinh chúa Nguyễn (1558-1626); Nhà tù Lao Bảo; Địa điểm chiến thắng Làng Vây… và hàng trăm di tích cấp tỉnh.
Với một hệ thống di tích dày đặc tại tỉnh Quảng Trị, việc bảo vệ, bảo tồn, tu bổ, phát huy những giá trị di sản là vấn đề cấp thiết, dành được sự quan tâm đặc biệt của chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Trị. Từ cuối năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị đã có Nghị quyết về việc đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy hệ thống di tích lịch sử văn hóa tỉnh giai đoạn 2022-2025. UBND tỉnh và Sở VHTTDL Quảng Trị cũng đã xây dựng các kế hoạch đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, giai đoạn 2020-2025, Quảng Trị tập trung đầu tư quy hoạch 3 di tích quốc gia đặt biệt (Đôi bờ Hiền lương – Bến Hải; Địa đạo Vịnh Mốc; Di tích Đường Hồ Chí Minh – Đường Trường Sơn); đầu tư quy hoạch, bảo tồn, tôn tạo 12 di tích quốc gia; đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp 32 di tích cấp tỉnh và lập hồ sơ khoa học, pháp lý cho 293 di tích.
Du khách đến đặt vòng hoa viếng các anh hùng liệt sĩ tại Thành cổ Quảng Trị
Việc quy hoạch, bảo tồn, tôn tạo, phát huy di tích đã được xếp hạng quốc gia đặc biệt, quốc gia và cấp tỉnh cũng nhằm ngăn chặn có hiệu quả tình trạng hoang phế và xuống cấp của các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn toàn tỉnh. Cùng với đó là việc huy động tối đa nguồn lực xã hội hóa để thực hiện công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy hệ thống di tích của tỉnh. Gắn công tác bảo tồn di sản văn hóa, đầu tư tôn tạo, chống xuống cấp di tích cũng như việc bảo vệ, quản lý khai thác, phát huy giá trị các di tích gắn với phát triển du lịch bền vững, quảng bá, giới thiệu vùng đất, con người và văn hóa Quảng Trị tới các địa phương trong nước và bạn bè quốc tế.
Việc tăng cường công tác xã hội hóa, huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức cá nhân góp phần tích cực trong công tác trùng tu, bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp kết hợp với nguồn ngân sách của Trung ương và địa phương đã phát huy hiệu quả trong công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của các di tích trên địa bàn tỉnh. Năm 2022, Công ty Cổ phần T&T đã tài trợ Hệ thống chiếu sáng và âm thanh các di tích quốc gia đặc biệt Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, Thành Cổ Quảng Trị, Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải với tổng giá trị khoảng hơn 60 tỷ đồng.
Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị chia sẻ tại buổi lễ khánh thành, “công trình điện chiếu sáng và âm thanh đi vào hoạt động không chỉ tạo điều kiện thuận lợi để phục vụ đồng bào, chiến sĩ và nhân dân cả nước đến thăm viếng, tri ân tưởng niệm mà còn góp phần quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa lịch sử, kết hợp phát triển du lịch hoài niệm. Công trình thể hiện sự tri ân sâu sắc tới các anh hùng liệt sĩ, những người con ưu tú của quê hương đã hy sinh xương máu cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước”.
Mô hình tái hiện cảnh sinh hoạt của người dân bên dưới Địa đạo Vịnh Mốc
Phát huy giá trị của di tích gắn với phát triển du lịch
Sau khi dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát, 6 tháng đầu năm 2022, lượng khách đến tham quan, thăm viếng tại các điểm di tích, bảo tàng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã tăng trở lại. Theo báo cáo của Sở VHTTDL tỉnh Quảng Trị, các cơ sở di tích, bảo tàng đón và phục vụ khoảng 112.600 lượt khách. Trong đó, khách miễn giảm vé theo quy định khoảng 3.000 lượt, khách dâng hương tưởng niệm và tham quan 86.900 lượt, khách thu vé khoảng 22.600 lượt, doanh thu đạt 1,129 tỷ đồng.
Quảng Trị đã sớm xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, theo Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Quảng Trị đặt mục tiêu hướng đến năm 2025 hoàn thành về cơ bản đầu tư hạ tầng kỹ thuật du lịch, nhất là tại các khu, điểm du lịch trọng điểm; hình thành các tour, tuyến du lịch chủ đạo, xây dựng và khẳng định thương hiệu các sản phẩm du lịch của tỉnh. Đến năm 2030 hoàn thành về cơ bản việc đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch; khai thác, phát huy hiệu quả thương hiệu du lịch của tỉnh, tạo bước phát triển đột phá cho giai đoạn tiếp theo nhằm thu hút khách du lịch, tăng thu nhập và tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
Trưng bày vỏ bom đạn tại Khu di tích Địa đạo Vịnh Mốc
Tiềm năng, lợi thế từ hệ thống đồ sộ các di tích lịch sử cách mạng, là cơ sở để khai thác loại hình du lịch văn hóa tâm linh mang đậm màu sắc lịch sử cách mạng tại Quảng Trị. Với hệ thống di tích lịch sử văn hóa đồ sộ, độc đáo, là tài nguyên quý giá để khai thác phát triển du lịch, tuy nhiên do hạ tầng phục vụ du lịch của tỉnh chưa được đầu tư tương xứng nên việc phát huy giá trị di tích cũng còn hạn chế.
Để nâng tầm giá trị di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn, cùng với việc xây dựng các lễ hội cách mạng, kết nối các tour, tuyến du lịch, điểm đến hấp dẫn để quảng bá, giới thiệu về mảnh đất và con người Quảng Trị thì việc hợp tác, liên kết với các đơn vị, doanh nghiệp khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của văn hóa, di tích và du lịch là điều hết sức cần thiết. Khi có các nhà đầu tư chiến lược hình thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn sẽ góp phần nâng tầm giá trị di tích và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cũng như bảo tồn, tôn tạo di tích hiệu quả hơn.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |