Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Xác định thể loại

xác định thể loại va neu len y nghia nghe thuat cua cau 
ngó lên hòn kẽm- Đá dừng
thương cha nhớ mẹ quá chừng bạn ơi
 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
81
1
0
Phuong Thao
01/04/2023 19:47:59
+5đ tặng
Câu 1,2 với hình ảnh như là cách nói quen thuộc, làm nền, tạo tiền đề để nói ý ở câu 3,4. "Hòn Kẻm Đá Dừng" là hình ảnh có thật và nổi tiếng ở Quảng Nam, hình ảnh này được tác giả dân gian sử dụng có tính biểu tượng để so sánh đồng nhất công lao cha mẹ với con cái cao lớn như núi Hòn Kẻm Đá Dừng. Đã nói đến núi thì hiển nhiên hàm ý cả suối nguồn. "Công cha như núi Thái Sơn,/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra." Con người nói chung và cô gái đi lấy chồng nói riêng, có văn hóa, có hiếu nghĩa thì thấy công lao sinh thành của cha mẹ đối với mình cao lớn như Hòn Kẻm Đá Dừng, và vì thế mà thương cha nhớ mẹ quá chừng... không thể nói hết thành lời.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Quỳnh Trang Trần
01/04/2023 19:54:15
+4đ tặng
ăn học dân gian Quảng Nam - Đà Nẵng là một nền văn học trẻ, mới ra đời chừng sáu trăm năm nay, tính từ thế kỷ XV - đời nhà Hồ, khi lãnh thổ Amaravati của Chăm-pa đã thuộc về quyền lực nhà nước Đại Việt. Nhưng văn học dân gian Quảng Nam - Đà Nẵng không bắt đầu từ số không tay trắng. Chuyển cư vào lập nghiệp nơi đất Quảng xa xăm, mỗi lưu dân Quảng Nam đều mang trong mình chút lưng vốn văn học dân gian cả dân tộc, bởi họ xa rời nguyên quán gốc rễ nhưng không hề đoạn tuyệt với quá khứ cội nguồn, không hề xem quá khứ là dĩ vãng. Với họ, đây là giang sơn Đại Việt vừa thành quê hương mới, đồng thời là xứ Amaravati từng thuộc sở hữu một lân bang - dẫu sao cũng đất khách quê người. Tình cảnh ấy càng làm cho họ ngày đêm khôn nguôi nỗi nhớ về quê cha đất tổ. Và có lẽ câu hát đầu tiên của người xa xứ vẫn là câu hát ngày xưa bên dòng sông Mã, sông Hồng: "Đêm qua ra đứng bờ ao - Trông cá cá lặn trông sao sao mờ - Buồn trông con nhện giăng tơ - Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai...", "Trên trời có đám mây xanh - Ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng - Ước gì anh lấy được nàng - Để anh mua gạch Bát Tràng về xây - Xây dọc rồi lại xây ngang - Xây hồ bán nguyệt cho nàng chao chân", "Núi cao chi lắm núi ơi - Che bóng mặt trời khuất mặt người thương", hay "Trèo lên cây bưởi hái hoa - Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân - Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc - Em có chồng anh tiếc lắm thay - Ba đồng một mớ trầu cay - Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không - Bây giờ em đã có chồng - Như chim vào lồng như cá cắn câu - Cá cắn câu biết đâu mà gỡ - Chim vào lồng biết thuở nào ra"... Rồi khi vật lộn với gian nan để khẩn đất lập làng khai sơn phá thạch, những tiên dân Quảng Nam lại kể cho nhau nghe truyền thuyết Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, câu chuyện cổ tích về Mai An Tiêm trên hoang đảo, hoặc thiên tình sử của những Tiên Dung - Chử Đồng Tử, Mỵ Châu - Trọng Thuỷ, Giáng Hương - Từ Thức, Mỵ Nương - Trương Chi... Và chắc rằng họ vẫn cứ hát, cứ kể bằng chất giọng đàng ngoài quen thuộc - chứ chưa phải chất giọng đặc sệt Quảng Nam sau này. Dần dà để phù hợp hơn với cảnh ngộ mới, họ có nhu cầu thay lời đổi chữ, thêm mắm dặm muối vào câu hát, câu chuyện, câu nói hôm qua, và đến một ngày kia, cuộc sống vừa bám-trụ-giữ-đất vừa quảng-nam-mở-cõi có quá nhiều điều khiến họ phải suy ngẫm sâu xa, phải tìm cách bộc lộ giãi bày, đòi hỏi họ phải tự mình sáng tác những câu chuyện, câu hát, câu nói của chính hôm nay. Đó là con đường hình thành và phát triển của văn học dân gian Quảng Nam - Đà Nẵng suốt sáu thế kỷ qua.
Về sáu trăm năm hình thành và phát triển của văn học dân gian Quảng Nam - Đà Nẵng, đã có nhiều người để tâm sưu tầm, nghiên cứu. Chỉ tính riêng một phần tư thế kỷ vừa qua, có thể kể đến Lâm Quang Thự với công trình Đất Quảng trong thơ ca do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hoá xuất bản năm 1976; Nguyễn Văn Bổn với tiểu luận Đất nước và con người Quảng Nam - Đà Nẵng qua văn học nghệ thuật dân gian, Tôn Thất Bình với bài
viết Hát bả trạo tại Quảng Nam, Trần Hoàng với bài viết Suy nghĩ về thơ ca dân gian của hai cuộc kháng chiến chống đế quốc Pháp và Mỹ ở Quảng Nam - Đà Nẵng; hay tiểu luận Truyện cổ của một vùng đất mới của nhóm Nguyễn Văn Bổn, Trần Hoàng, Võ Văn Thắng và bài viết Thủ Thiệm : tiếng cười dân gian độc đáo của đất Quảng của nhóm Nguyễn Văn Bổn, Tôn Thất Bình, Trương Giảng - tất cả đều được in trong công trình Văn nghệ dân gian Quảng Nam - Đà Nẵng do Sở Văn hoá - thông tin Quảng Nam - Đà Nẵng chủ trì sưu tầm biên soạn (tập I xuất bản năm 1983, tập II xuất bản năm 1985). Có thể kể đến Huỳnh Ngọc Trảng và Vu Gia với phần biên khảo về văn học dân gian huyện Đại Lộc trong Địa chí Đại Lộc (NXB. Đà Nẵng - 1992). Rồi Thạch Phương trong tiểu luận Ca dao của một vùng đất (Ca dao Nam Trung Bộ - NXB. Khoa học xã hội - 1994) cũng chủ yếu bàn về ca dao và những thể loại có liên quan đến thơ ca dân gian của Quảng Nam - Đà Nẵng. Ngoài ra còn không ít lời bình về từng tác phẩm văn học dân gian đất Quảng đã được đăng rải rác trên báo chí.
Ý thức về cội nguồn Đại Việt thể hiện rất rõ trong truyền thuyết Ngũ Hành Sơn. Mô-típ rồng đẻ ra trứng, trứng nở thành một nàng tiên xinh đẹp rõ ràng là có quan hệ với mô-típ mẹ Âu Cơ sinh một bọc trăm trứng, trứng nở thành trăm con trong truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên. Và trên vùng đất chưa hề có bóng dáng con người, hình ảnh ông lão ngư dân bị đắm thuyền từ phương Bắc trôi dạt tới được thần Kim Quy dạy cách bảo vệ quả trứng rồng cho đến ngày khai nở đã nói lên gốc gác Thanh - Nghệ của những lưu dân đất Quảng. Rồi cảnh thần Kim Quy tháo móng chân trao cho ông lão cũng gợi nhớ cảnh Rùa Vàng từng tháo móng chân trao cho vua Thục làm lẫy nỏ trong truyền thuyết An Dương Vương ngày nào. Như vậy với truyền thuyết Ngũ Hành Sơn, người Quảng đã biết dựa vào cha ông để sáng tạo cho riêng mình một truyện cổ dân gian rất quen mà rất lạ. Ở đây ông lão ngư dân là lạ, mà vỏ trứng rồng lớn mãi, lớn mãi thành năm ngọn núi Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ kia cũng là lạ. Những cái lạ ấy là đóng góp riêng của người Quảng vào văn học nước nhà. Càng ý thức về cội nguồn Đại Việt, người Quảng xưa càng ý thức rõ hơn tình cảnh đất khách quê người. Họ hiểu rằng để có thể sinh tồn nơi đầu sóng ngọn gió này, họ vừa phải dám dũng cảm đương đầu - thậm chí dám mạo hiểm dấn thân, lại vừa phải biết điều tế nhị trong quá trình giao lưu hội nhập với cư dân bản địa. Tục cúng đất - hay là cúng tá thổ độc đáo, mỗi năm một lần, lễ vật dâng cúng gồm toàn các món ăn đặc trưng Chiêm Thành, thể hiện cách ứng xử khôn ngoan nhạy cảm của người Quảng xưa. Qua việc làm đậm đà màu sắc tâm linh thành kính và thấm đẫm chất chính trị, tiên dân Quảng Nam như muốn bày tỏ cùng cộng đồng người Chăm rằng do chẳng đặng đừng mà phải đứng chân lâu dài trên lãnh thổ Amaravati, đồng thời khiêm nhường tự nhận chỉ là người tá thổ - mượn đất, nghĩa là vẫn không hề quên đây là đất Chăm-pa. Mặt khác qua truyện cổ dân gian, họ tìm cách lý giải thêm sự có mặt của mình. Nhiều thần thoại, truyền thuyết dân gian Quảng Nam - Đà Nẵng khẳng định công lao khai sơn phá thạch của người Quảng xưa ở những vùng đất vốn còn rất đỗi hoang sơ. Thần thoại Sự tích núi Thạch Bồ kể về một vị thần thân hình cao lớn lạ thường - và hẳn là có gốc gác thần linh Đại Việt - nhổ tre vặn thừng
đan sọt, lấy cả cây tre làm đòn gánh, gánh đất đắp sông xây núi. Thần thoại Sự tích Lò Thung cũng kể chuyện một ông khổng lồ gánh đất đắp sông, đánh nhau với rái cá, chẳng may té ngã, hai tảng đá lớn ở hai đầu gánh văng ra xa, làm thành hai quả núi, một chân ông chống vào vách đá khiến nơi này lún sâu thành hang, còn chân kia ông giẫm mạnh lên bờ đá ven sông, in dấu bàn chân ngoại cỡ vào mặt đá. Đáng chú ý nhất trong chủ đề khai phá giang sơn là truyền thuyết Sự tích đất Gò Nổi kể về một lưu dân xứ Quảng tên Lê Văn Đạo. Ông Lê Văn Đạo vào Thăng Hoa làm nghề chài lưới, có lần đánh cá trên sông Thu Bồn thì trời nổi cơn giông, sóng gió đẩy thuyền ông càng lúc càng xa bờ. Giữa cơn khốn khó, ông bỗng thấy một đốm sáng hiện ra trước mũi thuyền. Và trong khi cố sức chèo huyền theo đốm sáng kia, nhờ tia chớp ông nhận ra đó chính là con chim màu đỏ như huyết đang bay dẫn đường đưa ông đến một nơi đất đai tươi tốt chưa hề có ai sinh sống. Khi chuyển gia đình tới đây định cư khẩn đất lập làng, thấy dãi đất này bốn bên sông nước bao bọc, ông Lê Văn Đạo bèn đặt tên là Gò Nổi. Ở Đại Quang huyện Đại Lộc, dân gian còn lưu truyền Sự tích Gò Đùi kể chuyện một nàng công chúa mải mê ngoạn cảnh nên lạc lối vào sâu trong vùng gò Đùi - ngày ấy vẫn đương còn là khu rừng hoang vắng đầy thú dữ - và chẳng may bị cọp vồ. Khi đoàn quân của vua cha đến cứu nàng thì đã quá muộn: công chúa bị cọp ăn thịt, chỉ còn trơ lại khúc đùi, bên cạnh có con bò rừng nằm canh giữ, và dường như nếu không có con bò trọng nghĩa, hẳn là công chúa hoàn toàn mất xác. 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo