Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nam châm không thể hút vật liệu nào sau đây

Câu 1.         Nam châm không thể hút vật liệu nào sau đây

A. Sắt.                        B. Nhôm.                   C. Thép.                                 D. Niken.

Câu 2.         Vật liệu nào sau đây không thể dùng làm nam châm?

A. Sắt và hợp chất của sắt.                    B. Niken và hợp chất của niken.

C. Cô ban và hợp chất của cô ban.      D. Nhôm và hợp chất của nhôm.

Câu 3.         Nhận định nào sau đây không đúng về nam châm?

A.    Mọi kim nam châm khi nằm cân bằng thì nó luôn nằm theo hướng Bắc – Nam.

B.    Các cực cùng tên của các nam châm thì đẩy nhau.

C.    Mọi nam châm đều hút được sắt.

D.    Mọi nam châm bao giờ cũng có hai cực phân biệt.

Câu 4.         Trong các thí nghiệm sau thí nghiệm nào có thể phát hiện thanh kim loại là nam châm?

A.    Đưa thanh kim loại cần kiểm tra đến gần một cái đinh ghim xem thanh kim loại có hút đinh ghim hay không.

B.    Nung thanh kim loại và kiểm tra nhiệt độ của thanh.

C.    Tìm hiểu cấu tạo thanh kim loại.

D.    Đo thể tích và khối lượng thang kim loại.

Câu 5.         Có hai thanh thép luôn hút nhau bất kể đưa đầu nào của chúng lại gần nhau. Trong các thông tin sau đây, thông tin nào đúng?

A.    Cả hai thanh đều là nam châm.

B.    Cả hai thanh đều không phải là nam châm.

C.    Một trong hai thanh là nam châm, thanh còn lại là thép.

D.    Cả 3 thông  tin A, B, C đều có thể xảy ra.

Câu 6.         Trên thanh nam châm chỗ nào hút sắt mạnh nhất?

A. Phần giữa của thanh.

B. Chỉ có từ cực Bắc.

C. Cả hai từ cực.

D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau.

Câu 7.         Trong bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào sau đây?

A. Dùng kéo.             B. Dùng kìm.             C. Dùng nam châm.             D. Dùng một viên bi còn tốt.

Câu 8.         Có hai thanh kim loại A và B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm?

A.    Đưa thanh A lại gần B, nếu A hút B thì A là nam châm.

B.    Đưa thanh A lại gần B, nếu A dẩy B thì A là nam châm.

C.    Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loai rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc Nam thì đó là nam châm.

D.    Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm.

Câu 9. Lực tác dụng của nam châm lên các vật liệu có từ tính và các nam châm khác gọi là:

      A. lực từ.                          B. lực điện.                    C. lực hấp dẫn.                    D. lực ma sát.

Câu 10. Chọn phát biểu đúng

      A. Có thể thu được từ phổ bằng rắc mạt sắt lên tấm nhựa trong đặt trong từ trường.

      B. Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức điện.

      C. Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường yếu.      

      D. Nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường mạnh.

Câu 11.  Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước sao cho

      A. Có chiều từ cực Nam tới cực Bắc bên ngoài thanh nam châm.

      B. Có độ mau thưa tùy ý.

      C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm.

      D. Có chiều từ cực Bắc tới cực Nam bên ngoài thanh nam châm.

Câu 12. Chiều của đường sức từ của nam châm được vẽ như sau:

 

Tên các cực từ của nam châm là

      A. A là cực Bắc, B là cực Nam                             B. A là cực Nam, B là cực Bắc.

      C. A và B là cực Bắc.                                             D. A và B là cực Nam.

Câu 13. Hình ảnh định hướng của kim nam châm đặt tại các điểm xung quanh thanh nam châm như hình sau:

 

Cực Bắc của nam châm là:

      A. Ở 2                                                                       B. Ở 1

      C. Nam châm thử định hướng sai.                        D. Không xác định được.

Câu 14. Trên hình vẽ, đường sức từ nào vẽ sai?

 

      A. Đường 1.                    B. Đường 2.                   C. Đường 3.                 D. Đường 4.

Câu 15. Không gian xung quanh nam châm, tồn tại:

      A. Từ trường.                                                         B. Trọng trường.         

      C. Điện trường.                                                       D. Điện từ trường.

Câu 16. Ta nhận biết từ trường bằng cách nào? 

      A. Điện tích thử.                                                      B. Nam châm thử. 

      C. Dòng điện thử.                                                   D. Bút thử điện.

Câu 17. Cấu tạo của nam châm điện không bao gồm?

      A. Ống dây dẫn.

      B. Thỏi sắt non lồng trong ống dây.

      C. Nguồn cấp điện, hai đầu ống dây nối vào hai cực.

      D. Một nam châm vĩnh cửu lồng trong ống dây.

Câu 18. Khi sử dụng kim nam châm để phát hiện sự có mặt của từ trường tại một điểm, nếu:

A. kim nam châm không chỉ hướng Bắc – Nam thì tại điểm đó có từ trường.

B. kim nam châm chỉ hướng Đông – Nam thì tại điểm đó không có từ trường.

C. kim nam châm chỉ hướng Tây – Bắc thì tại điểm đó không có từ trường.

D. kim nam châm chỉ hướng Bắc – Nam thì tại điểm đó có từ trường.

Quan sát hình ảnh sau đây và trả lời các câu hỏi 19,20.

 

Câu 19. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đường sức từ?

A. Qua bất kỳ điểm nào trong từ trường ta cũng có thể vẽ được một đường sức từ.

B. Đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra xung quanh nó là những đường thẳng.

C. Đường sức mau ở nơi có cảm ứng từ lớn, đường sức thưa ở nơi có cảm ứng từ nhỏ.

D. Các đường sức từ là những đường cong kín.

Câu 20. Đường sức từ không có tính chất nào sau đây?

A. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức.

B. Các đường sức là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu.

C. Chiều của các đường sức là chiều của từ trường.

D. Các đường sức của cùng một từ trường có thể cắt nhau.

Câu 21. Các đường sức từ trong lòng nam châm hình chữ U là:

 

A. những đường thẳng song song cách đều nhau.

B. những đường cong, cách đều nhau.

C. những đường thẳng hướng từ cực Nam sang cực Bắc.

D. những đường cong hướng từ cực Nam sang cực Bắc.

Câu 22. Ưu điểm của nam châm điện so với nam châm vĩnh cửu là gì? 

      A. Nam châm điện rẻ hơn nam châm vĩnh cửu.

      B. Có thể tăng lực từ của nam châm điện bằng cách tăng số vòng dây và tăng cường độ dòng điện đi qua ống dây.

      C. Từ tính của nam châm điện mạnh và liên tục, không bị ngắt vì bất kỳ lý do nào.      

      D. Cực nam châm điện là cố định, không thể thay đổi.

Sử dụng dữ liệu từ thí nghiệm sau để trả lời câu 23, 24, 25, 26.

Cách làm:

Dùng một đoạn dây đồng quấn xung quanh một ống nhựa, luồn vào trong ống một chiếc đinh sắt dài, nối hai đầu dây với nguồn điện (pin) qua một công tắc điện như Hình 20.2.

 

Câu 23. Khi ngắt công tắc điện, xung quanh nam châm điện có từ trường không?

      A. Có từ trường quanh dây đồng.                         B. Có từ trường quanh ống nhựa.         

      C. Có từ trường quanh đinh sắt.                           D. Không có từ trường.

Câu 24. Khi đóng công tắc điện, xung quanh nam châm điện có từ trường không?

      A. Có từ trường quanh nam châm.                      

      B. Không có từ trường do nguồn điện đặt sai vị trí.                                 

      C. Không có từ trường do ống nhựa cách điện.                                       

      D. Không có từ trường do số vòng dây quá ít.

Câu 25. Thay đổi nguồn điện (bằng cách tăng số pin), đóng công tắc điện, dùng các ghim giấy bằng sắt để kiểm tra xem lực từ của nam châm thay đổi như thế nào. Dự đoán kết quả thu được ?

      A. Lực từ không thay đổi do số vòng dây không đổi.                              

      B. Tăng số pin nhưng cường độ dòng điện qua dây không đổi nên lực từ không đổi.

      C. Nam châm hút được nhiều ghim giấy hơn do lực từ tăng lên.          

      D. Nam châm hút được ít ghim giấy hơn do cường độ dòng điện tỉ lệ nghịch với lực từ.

Câu 26. Nếu thay đổi cực của nguồn điện; khi dùng kim nam châm thử để kiểm tra xem chiều từ trường có thay đổi không, kết quả thu được sẽ là?

      A. Chiều từ trường không đổi do cực nam châm là cố định.                  

      B. Chiều từ trường thay đổi do đổi chiều dòng điện sẽ đổi cực nam châm.

      C. Nam châm không hoạt động do dòng điện chạy trong dây đồng bị ngược chiều.

      D. Nam châm không hoạt động do đổi cực nguồn điện gây mất điện trong dây đồng.

Câu 27. Từ kết quả thí nghiệm rút ra kết luận gì về từ trường của nam châm điện?

      A. Từ trường của nam châm điện chỉ tồn tại trong thời gian dòng điện chạy trong ống dây; dòng điện thay đổi thì từ trường của nam châm điện thay đổi.                              

      B. Từ trường của nam châm điện chỉ tồn tại khi dòng điện đúng chiều.   

      C. Từ trường của nam châm điện là cố định, không thay đổi theo dòng điện.

      D. Từ trường của nam châm điện có thể tồn tại một thời gian ngắn sau khi dòng điện chạy trong ống dây bị ngắt đi.

 

A



 

 

 

 

2

 

3

 

1

 

 

Quan sát hình sau và trả lời câu hỏi 28, 29, 30, 31, 32.

Câu 28. Bộ phận số 1 là gì?

A. Mặt hình tròn chia độ.                                  B. Thước đo độ.       

C. Kim nam châm.                                             D. Vỏ kim loại và mặt kính bảo vệ. 

Câu 29. Bộ phận số 2 là gì?

A. Mặt hình tròn chia độ.                                  B. Thước đo độ.       

C. Kim nam châm.                                             D. Vỏ kim loại và mặt kính bảo vệ. 

Câu 30. Bộ phận số 3 là gì?

A. Mặt hình tròn chia độ.                                  B. Thước đo độ.       

C. Kim nam châm.                                             D. Vỏ kim loại và mặt kính bảo vệ. 

Câu 31. Dụng cụ trong hình dùng để?

      A. xác định phương hướng.                               B. xác định nhiệt độ.

      C. xác định vận tốc.                                           D. xác định lực.

Câu 32. La bàn không có đặc điểm nào sau đây?

      A. Kim nam châm làm bằng kim loại có từ tính.

      B. Đầu kim bắc và kim nam có màu khác nhau.

      C. Vòng đo độ có bốn hướng: Bắc, Nam, Tây, Đông.

      D. Trên vòng đo độ hướng Bắc 1800, hướng Tây 00.

 

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
427
0
0
Nguyễn Chí Thiện
05/04/2023 21:14:35
+5đ tặng
  1. B. Nhôm
  2. D. Nhôm và hợp chất của nhôm
  3. A. Tất cả các kim nam châm khi nằm cân bằng thì nó luôn theo hướng Bắc - Nam.
  4. A. Đưa thanh kim loại cần thử lại gần một chốt xem thanh kim loại có hút chốt không.
  5. A. Cả hai thanh đều là nam châm.
  6. C. Cả hai cực từ.
  7. C. Dùng nam châm.
  8. B. Đưa thanh A lại gần B, nếu A dịch chuyển B thì A là nam châm.
  9. A. lực từ.
  10. D. Nơi nào có mạt sắt thưa thì từ trường mạnh.
  11. C. Bắt đầu từ một cực và kết thúc ở cực kia của nam châm.
  12. A. A là Bắc Cực, B là Nam Cực.
  13. A. Ở2.
  14. B. Đường số 2.
  15. D. Điện từ trường.
  16. B. Nam châm thử.
  17. D. Một nam châm vĩnh cửu đặt trong cuộn dây.
  18. D. kim nam châm chỉ hướng Bắc Nam, tại điểm đó có từ trường.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Quốc Anh
05/04/2023 21:24:07
+4đ tặng
1a
2c
3d
4b
5a
6a
7b
8c
9b
10a

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×