Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…
Mở đầu bài thơ, là câu hỏi tu từ gợi mở cho nỗi nhớ. Nguồn cảm xúc dạt dào được khơi nguồn từ một chiều thương nhớ của đứa con xa nhà, cụ thể là hình bóng mẹ trong một chiều giá rét. “ Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn “ - dáng hình mẹ hiện lên trong đó thật bé nhỏ. Đó là người phụ nữ suốt một đời tần tảo cần mẫn - “ chân lội dưới bùn tay cấy mạ non “ để nuôi con trưởng thành khôn lớn. Khái quát cụ thể về nỗi vất vả ấy, là dòng thơ khắc họa đầy thiết tha : “ con đi đánh giặc mười năm - chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi “. Không chỉ chịu thương chịu khó, bầm còn là người phụ nữ mạnh mẽ, dũng cảm khi nén đau thương để con lên đường ra trận phục vụ Tổ quốc, còn bản thân vẫn cấy cày để sản xuất tăng gia. Bầm và tình yêu to lớn đã trở thành nguồn động lực to lớn cho người chiến sĩ trên đường ra trận. Anh chưa báo hiếu được cho bầm, nhưng lý tưởng cả đời của anh ra trận chính bởi để bầm có được tự do độc lập. “ Mẹ già tóc bạc hoa râm - Chiều nay chắc cũng nghe thầm tiếng con “. Bài thơ khép lại với mái tóc đã bạc của bầm, nhưng tình mẫu tử thiêng liêng thì không vì thế mà phai mờ theo năm tháng. Bầm vẫn mãi là ngọn đuốc - là động lực to lớn nhất để con vững bước cầm súng giành lại hoà bình của nước nhà.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |