Câu 1:
Đầu thế kỉ X được coi là một bước ngoặt lớn của
lịch sử dân tộc vì chiến thắng Bạch Đằng năm 938
được coi là một bước ngoặt lớn của
lịch sử dân tộc vì đã khép lại thời kì hơn
một nghìn năm nhân
dân tạ bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra
một trang
sử mới - thời kì độc lập, tự chủ lâu dài
trong lịch sử dân tộc.
Câu 2:
Hiện nay, nếu so với số di tích kiến trúc cổ Champa đã trở thành phế tích thì những ngôi tháp Chăm còn lại chỉ là một phần nhỏ. Tuy nhiên, dù số lượng còn lại là ít ỏi nhưng chúng vẫn là những bằng chứng lịch sử rất thuyết phục về một nền nghệ thuật kiến trúc cổ độc đáo của người Chăm thời xưa. Nghệ thuật xây dựng đền tháp cùng với những kỹ thuật chạm khắc trên gạch là một thành tựu nghệ thuật độc đáo của người Chăm, đã làm nên một quần thể kiến trúc mamg đậm dấu ấn Champa.
Trong quá trình hình thành và phát triển, Champa đã để lại nhiều dấu ấn văn hóa khác nhau không chỉ ở miền Trung và Tây Nguyên mà còn ở một số quốc gia Đông Nam Á… Căn cứ vào những dòng bia ký, chúng ta được biết từ thế kỉ V – VII, người Chăm đã bắt đầu xây dựng những điện thờ cao đẹp. Về nguồn gốc kiến trúc, hiện có nhiều quan điểm khác nhau, có quan điểm cho rằng tháp bắt nguồn từ tháp Phật (Stupa) nhưng đa số đều cho rằng khởi nguồn theo giáo lý Ấn Độ giáo biểu tượng cho núi Meru, nơi ở của các thần linh thể hiện dưới dạng đền núi Sikhara.
Theo tiếng Chăm, những đền tháp được gọi là kalan tức lăng, là nơi các vị vua xây dựng để thờ phụng thần linh. Những vị thần được thờ tại đây có thể là thần hủy diệt Siva, phúc thần đầu người mình voi Ganesha hoặc những vị Phật tùy vào niềm tin và lòng kính mộ của mỗi vị vua. Tuy nhiên, xã hội Champa ngày xưa có sự kết hợp giữa vương quyền và thần quyền nên nhiều tháp còn thờ những vị vua Champa. Vì vậy, đền tháp Chăm được xây dựng để thờ cúng thần linh. Tuy nhiên, nếu xét riêng từng tháp thì thờ tự chỉ là một trong những chức năng, nhưng do hầu hết các tháp hiện nay không còn đồ thờ tự nên rất khó để đoán định được những chức năng khác.
Việc vua Chăm dựng các đền thờ thần được nhắc tới sớm nhất là vào thế kỷ VI trong bia ký của Bhadravarman I. Theo quan niệm Ấn Độ giáo, những thánh đường hay đền thờ là dinh thự của các thần linh. Qua những gì còn sót lại đến nay, có thể cho rằng, đền tháp Chăm được xây dựng với mục đích tín ngưỡng. Đồng thời những bia ký, đền đài, tượng thờ, … đã phản ánh sinh động đời sống văn hóa tinh thần cũng như xã hội Champa xưa.
câu 3:
− Những việc làm của Khúc Hạo nhằm xoá bỏ chế độ thống trị tàn bạo của nhà Đường, xây dựng một cuộc sống hoàn toàn tự chủ.
−Cuộc sống của người Việt do người Việt tự cai quản, tự quyết định tương lai của mình.
−Những việc làm đó chứng tỏ nền đô hộ của thế lực phong kiến Trung Quốc đối với nước ta đã chấm dứt. Nhân dân ta đã được quyền tự chủ. Đó là bước đầu của giai đoạn chuyển tiếp sang thời kì độc lập hoàn toàn.